Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đã gần 1 năm nay, nhiều bà con ở ấp II, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã trở nên quen thuộc với cậu học trò nghèo, hiếu thảo, chịu thương, chịu khó lặn lội đi bán từng tờ vé số để có tiền đi học và phụ tiền thuốc thang cho mẹ; nay lại càng quý mến hơn khi cậu học trò nghèo đó trở thành “thầy” của bọn trẻ trong xóm lao động nghèo. Cậu học trò nghèo đó chính là em Nguyễn Thành Cảnh, hiện là học sinh lớp 11A2 trường THPT Phan Việt Thống (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Cảnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, không ruộng vườn, mẹ bị bệnh suy tim, còn ba thì bị thoái hóa cột sống và đau thận nhưng hàng ngày phải đi làm thuê, cuốc mướn để có tiền mua gạo. Cảm nhận nỗi vất vả của ba mẹ nên từ năm học lớp 7, hàng ngày sau giờ học là em tranh thủ đạp xe hơn 30 phút đến chợ Thạnh Lộc, Mỹ Phước Tây … bán vé số, lời được khoảng 50 ngàn để phụ ba mẹ để mua gạo, thức ăn; phần còn lại em lo trang trải chi phí cho việc học tập của mình.

Chẳng may, đến năm em học lớp 9, căn bệnh suy tim của mẹ em (chị Nguyễn Thị Nga) trở nên trầm trọng hơn. Bệnh viện cho biết, chi phí điều trị cho mẹ em phải tốn khoảng 100 triệu đồng. Nghe số tiền ấy, 2 cha con của Cảnh gần như tuyệt vọng. Không đầu hàng số phận, hàng ngày Cảnh và cha (anh Nguyễn Thành Lâm) phải đi làm cật lực hơn để có tiền lo thuốc thang. Sức khỏe của mẹ Cảnh ngày một yếu dần. Túng quá gia đình đành phải sang nhà hàng xóm vay nóng số tiền 35 triệu đồng để lo chữa trị, nhưng chẳng bao lâu sau mẹ Cảnh lại qua đời.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Em Nguyễn Thành Cảnh đang dạy kèm. Ảnh chụp tại nhà của Cảnh.

Trước nỗi đau và món nợ còn lại, hai cha con hàng tháng phải chạy vạy lo ăn, lo kiếm tiền trả lãi. Trong suốt 2 năm qua, Cảnh và cha dù làm đủ mọi nghề nhưng vẫn không đủ tiền để trả nổi số tiền gốc mà chỉ xin trả lãi đều đều mỗi tháng.

Do công việc phụ hồ tại địa phương không ổn định, nên sau ngày vợ mất, anh Nguyễn Thành Lâm phải khăn gói lên Tây Ninh làm mướn để có tiền gửi về quê trả nợ mỗi tháng. Từ ngày cha đi làm xa, Cảnh ở nhà một mình phải tự lo liệu mọi thứ từ cái ăn đến cái mặc. Dù trong căn nhà em đang ở bị dột nát, xập xệ và em đã nhiều lần dùng những tấm ni lông che đi che lại để chỗ chiếc giường ngủ và chiếc bàn học của mình không bị ướt mỗi lúc trời mưa nhưng chưa bao giờ Cảnh lại lơ là, nản chí trong học tập, mà em luôn tìm mọi cách để phấn đấu vươn lên.

Năm học lớp 10 và 11, do nhà xa trường (đi xe đạp mất hơn 30 phút) nên em không còn đi bán vé số nữa mà chuyển sang mở lớp dạy kèm môn Toán tại nhà cho 4 nhóm học sinh (25 em) đang học 7 và lớp 9 (học sinh trường THCS Phú Cường) vào mỗi buổi tối. Nhà không có ghế cho các em đến học nhóm ngồi, Cảnh sang nhà bà con hàng xóm để mượn đỡ. Không có bảng viết để dạy, em đành mượn đỡ tấm bảng của đứa em họ. Mỗi tháng, công việc dạy kèm giúp em có thu nhập được khoảng 500 ngàn đồng, Em dùng số tiền này để sinh sống và phụ cha để trả lãi mỗi tháng. Nhưng không phải lúc nào cũng được số tiền ấy. Vì trong nhóm học sinh, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên cũng được Cảnh “miễn học phí”.

Suốt năm học lớp 10, em chỉ có 1 bộ đồ mới duy nhất do người dì may cho để đến trường. Đầu năm lớp 11 này, cô giáo chủ nhiệm em hồi năm lớp 9 (hiện đang dạy tại trường THCS Phú Cường, Cai Lậy) thương cho hoàn cảnh côi cút đã tặng em xấp vải để may bộ đồ cho năm học mới. Còn chiếc xe mà Cảnh đang sử dụng để đi học mỗi ngày cũng do một chủ cửa hàng vật liệu xây dựng ở gần nhà thương tình tặng cho hồi năm lớp 8.  

Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng cậu học trò nghèo Nguyễn Thành Cảnh vẫn nuôi hy vọng “học để thoát nghèo”. Kết quả học tập 4 năm bậc THCS em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, còn kết quả học tập cuối năm lớp 10 (năm học 2009-2010) em đạt điểm trung bình các môn được 7,5. Khi hỏi về dự định tương, Cảnh cho biết: “Em sẽ tiếp tục dạy kèm để có tiền đi học và phụ cha đóng tiền lãi hàng tháng. Sau đó sẽ thi vào Đại học Sư phạm”.

Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Tấn

Tags:
Chia sẻ | Nhận xét(2) | Trích dẫn(0) | Đọc(2386)
anh  dao Email Homepage
27/07/2012 08:14
thankhai  co  gan  len  ban  nhe
le cuong Email
18/08/2011 09:02
that la gioi.
Phân trang 1/1 Trang đầu 1 Trang cuối
Viết nhận xét
Hình vui
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
Mở HTML
Mở UBB
Mở hình vui
Ẩn giấu
Hãy nhớ
Tên gọi   Mật khẩu   Khách không cần mật khẩu
Địa chỉ web   Email   [Đăng ký]