Thanh Phương cầm chậu Bạch Kim Anh ra sân. Cô đến phía bờ tường đứng lóng ngóng tìm chỗ có nắng treo chậu hoa. Hôm nay nắng rất nhẹ. Gần tám giờ mà mặt trời như vẫn còn lấp ló trong mây. Mọi ngày cô chỉ việc đặt chiếc chậu lên trên giàn phong lan là đủ có ánh sáng tràn trề. Nhưng hôm nay phía góc đó trời cứ mát mát. Không biết bỏ một ngày thì hoa có bị ảnh hưởng gì không. Cô không yên tâm được.
Thanh Phương ngước nhìn lên giàn Cát Đằng. Chỗ này nắng rất tốt, nhưng phải tội hơi cao. Thanh Phương thoáng chần chừ một lúc, rồi hăm hở chạy vào nhà. Cô khệ nệ khiêng chiếc ghế ra sân, đi đến phía bờ tường. Khi rẽ vào lối đi dọc hàng kiểng, Thanh Phương thoáng thấy một người khách đang vào nhà.
Nhưng cô không để ý lắm. Vả lại, nhìn thì biết đó là khách của ba, để dì bếp gọi ba cũng được.
Cô đặt chiếc ghế dưới giàn hoa, rồi cầm chiếc chậu, thận trọng leo lên ghế, đặt nó lên trên giàn cây. Nhưng chỗ có nắng thì xa quá tầm với của cô. Cô mím môi, cố nhoài người tới, đẩy chậu hoa nhích vào phía giữa.
Thanh Phương có cố mấy thì cũng không đẩy nó ra xa hơn được. Mà chiếc chậu thì cứ chông chênh chực ngã giữa những chắn song mỏng manh. Cô bám lấy song sất, nhoài người xuống sát những cụm hoa, cố đẩy chậu vào trong ...
Mãi lo đẩy chậu hoa, cô quên mất mình đang đứng ở đâu. Chiếc ghế bị mất thăng bằng ngã ụp qua một bên, đẩy luôn Thanh Phương ngã nhào xuống đất.
Cô hoảng hồn kêu lên một tiếng, rồi nằm im có đến một phút.
Sau đó cô vội vã ngồi lên, phủi lia lịa bụi cát dính trên tay và áo. Cô đang loay hoay kiểm tra lại tay chân, thì người khách từ phía sau đi tới, Anh ta hỏi với vẻ quan tâm lịch sự:
– Cô có sao không vậy?
Thanh Phương quay lại, cười với Anh ta một cái, rồi lắc đầu:
– Hơi đau một chút, nhưng không sao cả, té có chút xíu mà.
Người Thanh niên nhìn nhìn cánh tay cô, rồi lắc đầu:
– Không chút xíu đâu, chảy máu rồi kìa.
Nghe nói tới chảy máu, Thanh Phương vội đưa tay lên xem.Cô hơi hoảng khi thấy vết trầy khá sâu. Máu thấm ướt một khoảng tay áo trắng tinh. Cô nhăn mặt:
– Ôi trời, ghê quá! Chết tôi thật rồi!
– Cô leo lên đó chi cho té vậy? Tìm gì ở đó hả?
Nghe hỏi, Thanh Phương mới nhớ tới chậu hoa. Cô vội đưa mắt tìm dưới sân. Một cảnh tượng vô cùng ... không bình thường bày ra trước mắt cô. Đó là chiếc chậu vỡ toang trên nền xi măng, miểng sành văng tứ tung. Đất rơi tung toé. Bi đát hơn là nhánh Bạch Kim anh yêu quí của cô nằm lăn lóc dưới đất trông như em bé bị té. Thanh Phương không còn lòng nào mà nhớ cánh tay đau.
Cô bổ nhào tới chậu hoa, quýnh quáng nâng nó lên trên tay, miệng méo xệch:
– Thôi rồi! Thế này thì nó sống gì nổi, làm sao mà ra vậy hở trời!
Người Thanh niên ngước nhìn lên giàn hoa, như đo lường chiều cao của nó, rồi cười an ủi:
– Rơi từ trên đó xuống thì phải bể thôi.
Nghe tiếng thở dài não nuột của Thanh Phương, anh ta lại cười an ủi:
– Nhưng hoa thì chắc không sao đâu, bỏ vào chậu khác trồng, chịu khó dưỡng là được.
– Nó rơi trên cao quá, liệu có sống nổi không, có bị dập không?
Vừa nói cô vừa tẩn mẩn kiểm tra từng cánh hoa. Người Thanh niên cũng ngắm nghía một lúc, rồi lắc đầu:
– Hoa thì không sao, nụ cũng không rụng, rễ còn nguyên, tóm lại là bình thường.
Anh ta nhìn quanh sân:
– Nhà cô còn chậu nào không?
– Để sang nó qua hả?
– Ừ.
– Còn chứ, để tôi đi lấy.
Nói rồi cô chạy ào vào nhà, người Thanh niên bèn gọi theo:
– Này!
Thanh Phương đứng lại:
– Anh gọi gì?
– Cô nên rửa vết thương đi, hoa thì lo sau cũng được.
– Í đâu được! Để lâu nó chết thì sao?
Cô khoát tay như không để ý chuyện vết thương và tiếp tục chạy vào nhà.
Một lát sau, cô ôm chiếc chậu mới ra. Người Thanh niên đón lấy và hốt hết đất rơi dưới sân cho vào chậu mới. Cuối cùng, nhánh phong lan cũng được yên vị giữa chậu. Trông anh ta làm hết sức rành rẽ chững chạc, Thanh Phương nhìn mà chịu lắm. Cô cười thật tươi:
– Cám ơn anh nghe.
– Không có gì, nhưng ... cô leo lên đó làm gì vậy?
– Tôi muốn phơi nắng nó, bạn tôi bảo phải phơi nắng thì nụ nở ra mới đẹp.
Rồi cô nói như khoe:
– Bạn tôi cho đấy. Nhà nó trồng kiểng, nó bảo hoa này là đẹp nhất, Anh thấy nó đẹp không?
Người Thanh niên gật đầu, rồi nói thêm:
– Đây là loại Cát lleya, nó có nhiều loại lắm, nếu cô thích, tôi sẽ cho cô hoa Tướng Quân cũng rất đẹp.
– Vậy hả? Thế thì cho tôi nhé.
– Mai tôi sẽ cho người mang đến cho cô.
– Cám ơn Anh trước nghe, nhưng khi cho hoa, Anh nhớ gửi thêm thuốc nhé.
– Thuốc gì?
– Thì thuốc để giúp cây lớn ấy.
Người Thanh niên phì cười, anh ta như định vạch ra sự thiếu hiểu biết của cô. Nhưng rồi Anh ta chỉ gật đầu:
– Được rồi, cô có vẻ không rành lắm phải không. Thỉnh thoảng, tôi sẽ đến chăm sóc giúp cô.
– Sao Anh tốt quá vậy, cám ơn lần nữa nghe. Mà hình như anh rất rành phong lan phải không?
– Nhà tôi có một giàn phong lan mà. Tôi sưu tầm nhiều loại mới lắm. Chơi phong lan là một thú vui đó, hình như cô cũng rất thích nó phải không?
Thanh Phương lắc đầu:
– Tôi chẳng biết gì về hoa cả, thấy thứ nào đẹp thì thích thôi, nhưng chăm sóc thì chưa rành. Thỉnh thoảng, nhỏ bạn tôi đến chơi và chăm sóc hoa cho tôi, chắc nhờ vậy mà nó không chết.
Người Thanh niên nheo mắt:
– Nếu không thì tự cô có chăm sóc được không?
Không đợi Thanh Phương trả lời, Anh nói luôn:
– Chắc không tới nỗi chết đâu phải không?
– Cũng không biết nữa, nhưng thấy nó sắp chết thì tôi sẽ gọi bạn tôi tới cứu nó.
Cô chỉ về góc sân đối diện:
– Vườn hoa của tôi đàng kia, Anh có muốn lại xem không?
– Cũng được, biết đâu tôi sẽ tìm ra loại phong lan mới ở đây.
– Chắc không tìm được thêm gì đâu, Anh đã có hẳn một vườn phong lan rồi, còn tôi chỉ có mấy chậu thôi.
Người Thanh niên chưa kịp trả lời thì có tín hiệu máy. Anh quay qua Thanh Phương:
– Xin lỗi nhé.
Và Anh lấy máy ra nghe. Thanh Phương ôm chậu phong lan, đứng một bên chờ. Cô nghe giọng Anh ta nói khá cọc cằn:
– Dì đang ở đâu vậy?
– ...
– Sao mấy ngày nay dì không qua nhà con? Mẹ con nhắn dì đó. Dì đừng tránh né nhú vậy nữa, mẹ con sẽ không bỏ qua chuyện này đâu.
– ...
– Con không muốn nói ở đây. Ngày mai dì qua nhà con đi, mẹ con chờ dì đó.
Thanh Phương lén liếc nhìn Anh ta. Cô không cố ý tò mò, nhưng giọng điệu khô khan của Anh ta làm cô thấy lạ. Vừa mới nói chuyện mềm mỏng nhẹ nhàng, sao tự nhiên đổi tông nhanh thế. Anh ta nói chuyện với dì mà sao thiếu khiêm tốn thế? Nói chuyện với người lớn thì phải lễ phép chứ.
Chắc bà dì nào đó nghe cũng giận lắm.
Lúc đó người Thanh niên đã nói chuyện xong, Anh ta tắt máy, rồi quay lại nhìn Thanh Phương. Cô vội làm vẻ mặt tỉnh bơ như không hề biết nghe lén là gì.
Cô thấy Anh ta thoáng cười, rồi nói giọng mềm mỏng trở lại:
– Xin lỗi lần nữa nghe cô Phương.
Thanh Phương ngạc nhiên:
– Sao Anh biết tên tôi?
– Biết chứ.
– Nhưng làm sao Anh biết được? Anh có tới nhà tôi lần nào đâu.
– Đâu cần phải tới nhà mới biết. Mà không phải chỉ có tên, tôi còn biết cả về tính tình cô nữa.
Thanh Phương nhíu mày:
– Lạ thật! Nhưng mà làm sao ...
Không để cô nói hết câu, người Thanh niên đã chuyển qua hướng khác:
– Cô không giới thiệu vườn phong lan của cô sao?
Nghe nói đến hoa, Thanh Phương lại quên ngay câu chuyện đang nói. Cô cười tươi:
– Giới thiệu chứ, nhưng Anh đừng có cười nếu hoa của tôi xấu nha.
Người Thanh niên khoát tay:
– Nếu nó xấu thì tôi sẽ giúp cô chăm sóc, đừng lo, tôi không quen cười ai đâu. À! Còn chuyện này nữa.
– Chuyện gì thế?
– Cô chưa biết tên tôi.
Thanh Phương cười trong veo:
– Tại Anh không nói đó thôi.
– Không nói thì sao không hỏi? Không thấy tò mò à?
– Tôi tò mò làm chi chuyện đó, nhưng ... Anh tên gì vậy?
– Bây giờ tôi đổi ý rồi, không muốn giới thiệu nữa.
– Đừng đổi ý như vậy, tôi muốn biết lắm, thật đó.
– Biết chi vậy?
– Tại vì Anh hứa cho tôi phong lan và còn chăm sóc vườn hoa của tôi, tôi phải biết tên để Anh có trốn thì gọi chứ.
– Vậy nghĩa là tôi phải cho luôn số máy của tôi à?
– Không cho cũng được, tôi hỏi ba tôi thì biết ngay chứ gì. Nhưng Anh nói tên Anh đi chứ.
Người Thanh niên chợt trở nên trầm ngâm hẳn đi, cử chỉ cũng dè dặt lại.
Anh ta nói nhát gừng:
– Tôi tên Nguyên, Minh Nguyên.
– Anh là chỗ làm ăn với ba tôi hả? Thôi chết! Tôi bất lịch sự thật, nãy giờ quên nói, ba tôi không có ở nhà. Ba đi lâu lắm mới về, Anh có nhắn gì không?
– Không nhắn gì cả, tôi biết ba cô không có ở nhà rồi.
– Sao Anh biết?
– Trước khi thấy cô té, tôi đã gặp dì người làm.
– Vậy hả?
– Hôm nay cô không đi học sao?
Thanh Phương nhìn Anh ta một cái. Thạt lạ, cô không hiểu sao người khách này cư xử hoà đồng như đã biết cô từ lâu lắm. Như thể có một mối quan hệ nào đó. Anh ta hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. Cứ như người nhà vậy.
Nhưng cô không thấy khó chịu lắm. Cử chỉ hoà nhã của Anh ta làm cô có cảm giác tin cậy. Chắc chắn đó không phải là người xấu, bằng chứng là Anh ta đã cho cô hoa, và còn tới lui chăm sóc vườn hoa của cô. Người như vậy thì dứt khoát là dễ mến rồi. Với lại, nhìn Anh ta có phong cách rất hay nữa.
Không thấy cô trả lời, Anh ta hỏi lại lần nữa:
– Hôm nay không đi học sao?
– Có chứ, nhưng học buổi chiều.
– Đổi buổi rồi hả?
Thanh Phương không ngăn được thắc mắc:
– Sao Anh biết?
– Tôi nói rồi, tôi biết rất nhiều về cô mà.
– Thanh Phương định hỏi tiếp thì Minh Nguyên lại có điện thoại. Lần này thì Anh không nói chuyện như lúc này, mà tắt máy ngay rồi lại cười lịch sự:
– Xin lỗi, tôi có chuyện phải đi ngay.
Mặt Thanh Phương tiu nghỉu:
– Anh không xem phong lan của tôi hả?
– Mai tôi sẽ đến. Tôi còn phải mang hoa đến chỗ cô nữa mà.
Thanh Phương cười lên ngay, cô nói như dặn:
– Nhớ nhé, đừng cho tôi leo cây nha!
– Không có đâu! Thôi nha, chào cô bạn.
Rồi Anh ta đi ra phía cổng, Thanh Phương lững thững đi theo tiễn. Cô nhiệt tình đến mức đi ra luôn ngoài đường và vẫy tay chào khi Anh ta đã ngồi vào xe.
Đến lúc xe chạy rồi, cô mới trở vào. Cô nhiệt tình một cách tự nhiên mà không để ý đây là lần đầu tiên cô gặp Anh ta và cũng chẳng biết Anh ta là ai.
Sáng hôm sau, khi mang chậu hoa phơi nắng, Thanh Phương cứ ngóng ra cửa trông vị khách hôm qua. Không hiểu sao cô rất thích Anh ta đến lần nữa.
Không phải chỉ vì quà mà Anh ta hứa, mà vì thích phong cách dễ mến của Anh ta. Lạ thật, sao bạn của ba mà cô lại không biết, đến giờ mới phát hiện, hay tại vì Anh ta chưa từng đến nhà?
Càng nghĩ cô càng thấy thắc mắc. Rõ ràng vị khách ấy biết khá nhiều về cô, nhưng tại sao biết và Anh ta là ai thì cô mù tịt.
Thanh Phương treo chậu hoa lên xong rồi đi vào nhà. Vừa đi, cô vừa ngóng ngóng ra cửa, hơi thất vọng vì chẳng thấy khách đâu. Hôm qua Anh ta đến giờ này mà. Chắc quên mất lời hứa rồi. Cũng đúng thôi, những người hứa dễ dàng quá thì lời hứa thường bay đi mất.
Vào lúc cô vào đến thềm thì nghe tiếng chuông ngoài cổng. Thanh Phương quay lại nhìn. Cô thấy Anh ta. Anh ta đứng ngoài cửa, trên tay cầm hai chậu phong lan tím. Vừa nhìn thấy Anh ta, Thanh Phương lập tức chạy ào ra mở cổng. Cô cười nói ríu rít:
– Vậy là Anh đến rồi. Thế mà tôi cứ nghĩ bị leo cây vì Anh. Anh mang hoa đến cho tôi phải không? Hoa này là cho tôi chứ gì, phải không?
– Của cô đó.
– Đến hai chậu lận hả? Anh tốt thật đó. Màu tím đẹp quá, tôi thích màu này lắm. Đem treo lên chứ?
– Ừ, treo trên giàn phong lan của cô luôn.
– Loại này có cần phải phơi nắng riêng không?
– Không cần đâu, cứ trồng bình thường thôi.
– Hôm qua Anh chưa xem giàn hoa của tôi đó nhé. Bây giờ tới xem luôn, nếu thấy cây nào thích thì tôi sẽ tặng Anh.
Minh Nguyên buông một tiếng cười:
– Cám ơn, nhưng chắc tôi không dám nhận đâu.
– Tôi tặng thật mà, Anh cho tôi những hai cây còn gì.
– Cô có vẻ rạch ròi quá hả?
– Người ta tặng quà mình thì mình phải tặng đáp lại chứ, ai nhận không thì bất lịch sự lắm.
Minh Nguyên không nói gì, nhưng cứ cười cười một mình. Nụ cười của Anh làm Thanh Phương thầy kỳ kỳ. Cô bặm môi:
– Sao Anh cười hoài thế? Cười gì vậy?
– Không có gì đâu, tại thích thôi, yên tâm chưa?
– Thế mà tôi tưởng tôi nói chuyện vô duyên. Không phải cười tôi là được rồi.
Đi nào!
Cô bước hơi nhanh tới trước dẫn đường, Minh Nguyên đi chậm rãi phía sau.
Hai người định rẽ vào con đường nhỏ thì từ phía trên lầu, giọng dì Kiều vọng xuống:
– Nguyên tới hả? Chờ dì một chút!
Thanh Phương ngẩng nhìn lên lầu, rồi quay phắt lại nhìn Minh Nguyên, lắp bắp:
– Anh là cháu của bà ấy à?
Minh Nguyên thoáng lúng túng, nhưng cũng điềm tĩnh gật đầu:
– Đó là dì tôi. Nhưng sáng nay tôi đến không phải để tìm bà ấy, tôi chỉ mang hoa tới cho cô thôi.
Thanh Phương hoàn toàn không để ý cách giải thích của Minh Nguyên. Cô hỏi gặng lại lần nữa:
– Anh là người nhà của bà ta à? Là cháu ruột à? Có phải vậy không?
– Đúng vậy, tôi không giấu, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi giống tính dì tôi.
Nhưng Thanh Phương không để Anh nói cho hết câu, cô hét đến mức chói tai:
– Tôi không cần quà của Anh, ra khỏi nhà tôi ngay, đi về ngay! Đây là nhà tôi chứ không phải nhà bà ấy. Các người còn dám rủ nhau đến đây à? Thật là đồ lường gạt!
Minh Nguyên nói nhẹ nhàng:
– Bình tĩnh đi Phương, sao lại nổi nóng như vậy. Tôi biết cô ghét dì tôi, nhưng đâu có nhất thiết phải ghét tất cả những người có liên quan đến dì ấy. Cô đừng trẻ con như vậy.
Thanh Phương nói thẳng toặc:
– Có phải mẹ Anh sai Anh đến lấy tiền không? Anh có biết đó là tiền của ba tôi không? Các người định bóc lột ba tôi đến chừng nào nữa chú?
Minh Nguyên chưa kịp trả lời thì bà Kiều đã xuống tới. Bà không nghe hết câu chuyện, nhưng thấy dáng điệu giận dữ của Thanh Phương, bà cau mặt:
– Làm gì ầm ĩ vậy? Không thích tôi thì cũng phải tôn trọng cháu tôi chứ, định đuổi người ta hả, cô quá quắt lắm nghe!
Thanh Phương định mở miệng thì Minh Nguyên đã ngăn bà Kiều lại. Giọng Anh thật nghiêm khắc:
– Dì đừng trách cô ấy. Cách hay nhất là dì nên nói chuyện nhẹ nhàng với người ta. Dì mới là quá đáng đó!
Thật lạ, chỉ một câu nói của Minh Nguyên mà bà Kiều trở nên thay đổi hẳn, có vẻ bớt gắt gỏng. Hình như bà rất ngán Anh ta.
Nhưng Thanh Phương không để ý điều đó. Chỉ cần biết Minh Nguyên có liên quan đến bà dì ghẻ hay moi tiền của ba cô là cô lập tức có ác cảm. Những gì tốt đẹp Anh ta làm cho cô hôm qua nay, bây giờ xoá sạch.
Cô cúi xuống nhìn hai chậu hoa dưới chân, rồi ngước lên nhìn Minh Nguyên, cái nhìn đầy ác cảm:
– Nếu biết ngay từ đầu thì tôi đã không nhận quà của các người và cũng không mất thời giờ mà nói chuyện. Từ đâu về sau đừng mang gì đến cho tôi nữa, tôi chỉ thấy ghét thêm thôi.
Rồi cô quay ngắt bỏ vào nhà. Thái độ của cô làm bà Kiều tức nảy lửa, bà nghiến răng nói vọng vào theo:
– Tôi sẽ nói với ba cô chuyện này, thật là hỗn láo!
– Thanh Phương nghe, nhưng không buồn quay lại. Trong nhà, cô đã quá quen với với điệp khúc nó nên không còn muốn phản ứng nữa.
Hoàng Thu Dung
Thanh Phương ngước nhìn lên giàn Cát Đằng. Chỗ này nắng rất tốt, nhưng phải tội hơi cao. Thanh Phương thoáng chần chừ một lúc, rồi hăm hở chạy vào nhà. Cô khệ nệ khiêng chiếc ghế ra sân, đi đến phía bờ tường. Khi rẽ vào lối đi dọc hàng kiểng, Thanh Phương thoáng thấy một người khách đang vào nhà.
Nhưng cô không để ý lắm. Vả lại, nhìn thì biết đó là khách của ba, để dì bếp gọi ba cũng được.
Cô đặt chiếc ghế dưới giàn hoa, rồi cầm chiếc chậu, thận trọng leo lên ghế, đặt nó lên trên giàn cây. Nhưng chỗ có nắng thì xa quá tầm với của cô. Cô mím môi, cố nhoài người tới, đẩy chậu hoa nhích vào phía giữa.
Thanh Phương có cố mấy thì cũng không đẩy nó ra xa hơn được. Mà chiếc chậu thì cứ chông chênh chực ngã giữa những chắn song mỏng manh. Cô bám lấy song sất, nhoài người xuống sát những cụm hoa, cố đẩy chậu vào trong ...
Mãi lo đẩy chậu hoa, cô quên mất mình đang đứng ở đâu. Chiếc ghế bị mất thăng bằng ngã ụp qua một bên, đẩy luôn Thanh Phương ngã nhào xuống đất.
Cô hoảng hồn kêu lên một tiếng, rồi nằm im có đến một phút.
Sau đó cô vội vã ngồi lên, phủi lia lịa bụi cát dính trên tay và áo. Cô đang loay hoay kiểm tra lại tay chân, thì người khách từ phía sau đi tới, Anh ta hỏi với vẻ quan tâm lịch sự:
– Cô có sao không vậy?
Thanh Phương quay lại, cười với Anh ta một cái, rồi lắc đầu:
– Hơi đau một chút, nhưng không sao cả, té có chút xíu mà.
Người Thanh niên nhìn nhìn cánh tay cô, rồi lắc đầu:
– Không chút xíu đâu, chảy máu rồi kìa.
Nghe nói tới chảy máu, Thanh Phương vội đưa tay lên xem.Cô hơi hoảng khi thấy vết trầy khá sâu. Máu thấm ướt một khoảng tay áo trắng tinh. Cô nhăn mặt:
– Ôi trời, ghê quá! Chết tôi thật rồi!
– Cô leo lên đó chi cho té vậy? Tìm gì ở đó hả?
Nghe hỏi, Thanh Phương mới nhớ tới chậu hoa. Cô vội đưa mắt tìm dưới sân. Một cảnh tượng vô cùng ... không bình thường bày ra trước mắt cô. Đó là chiếc chậu vỡ toang trên nền xi măng, miểng sành văng tứ tung. Đất rơi tung toé. Bi đát hơn là nhánh Bạch Kim anh yêu quí của cô nằm lăn lóc dưới đất trông như em bé bị té. Thanh Phương không còn lòng nào mà nhớ cánh tay đau.
Cô bổ nhào tới chậu hoa, quýnh quáng nâng nó lên trên tay, miệng méo xệch:
– Thôi rồi! Thế này thì nó sống gì nổi, làm sao mà ra vậy hở trời!
Người Thanh niên ngước nhìn lên giàn hoa, như đo lường chiều cao của nó, rồi cười an ủi:
– Rơi từ trên đó xuống thì phải bể thôi.
Nghe tiếng thở dài não nuột của Thanh Phương, anh ta lại cười an ủi:
– Nhưng hoa thì chắc không sao đâu, bỏ vào chậu khác trồng, chịu khó dưỡng là được.
– Nó rơi trên cao quá, liệu có sống nổi không, có bị dập không?
Vừa nói cô vừa tẩn mẩn kiểm tra từng cánh hoa. Người Thanh niên cũng ngắm nghía một lúc, rồi lắc đầu:
– Hoa thì không sao, nụ cũng không rụng, rễ còn nguyên, tóm lại là bình thường.
Anh ta nhìn quanh sân:
– Nhà cô còn chậu nào không?
– Để sang nó qua hả?
– Ừ.
– Còn chứ, để tôi đi lấy.
Nói rồi cô chạy ào vào nhà, người Thanh niên bèn gọi theo:
– Này!
Thanh Phương đứng lại:
– Anh gọi gì?
– Cô nên rửa vết thương đi, hoa thì lo sau cũng được.
– Í đâu được! Để lâu nó chết thì sao?
Cô khoát tay như không để ý chuyện vết thương và tiếp tục chạy vào nhà.
Một lát sau, cô ôm chiếc chậu mới ra. Người Thanh niên đón lấy và hốt hết đất rơi dưới sân cho vào chậu mới. Cuối cùng, nhánh phong lan cũng được yên vị giữa chậu. Trông anh ta làm hết sức rành rẽ chững chạc, Thanh Phương nhìn mà chịu lắm. Cô cười thật tươi:
– Cám ơn anh nghe.
– Không có gì, nhưng ... cô leo lên đó làm gì vậy?
– Tôi muốn phơi nắng nó, bạn tôi bảo phải phơi nắng thì nụ nở ra mới đẹp.
Rồi cô nói như khoe:
– Bạn tôi cho đấy. Nhà nó trồng kiểng, nó bảo hoa này là đẹp nhất, Anh thấy nó đẹp không?
Người Thanh niên gật đầu, rồi nói thêm:
– Đây là loại Cát lleya, nó có nhiều loại lắm, nếu cô thích, tôi sẽ cho cô hoa Tướng Quân cũng rất đẹp.
– Vậy hả? Thế thì cho tôi nhé.
– Mai tôi sẽ cho người mang đến cho cô.
– Cám ơn Anh trước nghe, nhưng khi cho hoa, Anh nhớ gửi thêm thuốc nhé.
– Thuốc gì?
– Thì thuốc để giúp cây lớn ấy.
Người Thanh niên phì cười, anh ta như định vạch ra sự thiếu hiểu biết của cô. Nhưng rồi Anh ta chỉ gật đầu:
– Được rồi, cô có vẻ không rành lắm phải không. Thỉnh thoảng, tôi sẽ đến chăm sóc giúp cô.
– Sao Anh tốt quá vậy, cám ơn lần nữa nghe. Mà hình như anh rất rành phong lan phải không?
– Nhà tôi có một giàn phong lan mà. Tôi sưu tầm nhiều loại mới lắm. Chơi phong lan là một thú vui đó, hình như cô cũng rất thích nó phải không?
Thanh Phương lắc đầu:
– Tôi chẳng biết gì về hoa cả, thấy thứ nào đẹp thì thích thôi, nhưng chăm sóc thì chưa rành. Thỉnh thoảng, nhỏ bạn tôi đến chơi và chăm sóc hoa cho tôi, chắc nhờ vậy mà nó không chết.
Người Thanh niên nheo mắt:
– Nếu không thì tự cô có chăm sóc được không?
Không đợi Thanh Phương trả lời, Anh nói luôn:
– Chắc không tới nỗi chết đâu phải không?
– Cũng không biết nữa, nhưng thấy nó sắp chết thì tôi sẽ gọi bạn tôi tới cứu nó.
Cô chỉ về góc sân đối diện:
– Vườn hoa của tôi đàng kia, Anh có muốn lại xem không?
– Cũng được, biết đâu tôi sẽ tìm ra loại phong lan mới ở đây.
– Chắc không tìm được thêm gì đâu, Anh đã có hẳn một vườn phong lan rồi, còn tôi chỉ có mấy chậu thôi.
Người Thanh niên chưa kịp trả lời thì có tín hiệu máy. Anh quay qua Thanh Phương:
– Xin lỗi nhé.
Và Anh lấy máy ra nghe. Thanh Phương ôm chậu phong lan, đứng một bên chờ. Cô nghe giọng Anh ta nói khá cọc cằn:
– Dì đang ở đâu vậy?
– ...
– Sao mấy ngày nay dì không qua nhà con? Mẹ con nhắn dì đó. Dì đừng tránh né nhú vậy nữa, mẹ con sẽ không bỏ qua chuyện này đâu.
– ...
– Con không muốn nói ở đây. Ngày mai dì qua nhà con đi, mẹ con chờ dì đó.
Thanh Phương lén liếc nhìn Anh ta. Cô không cố ý tò mò, nhưng giọng điệu khô khan của Anh ta làm cô thấy lạ. Vừa mới nói chuyện mềm mỏng nhẹ nhàng, sao tự nhiên đổi tông nhanh thế. Anh ta nói chuyện với dì mà sao thiếu khiêm tốn thế? Nói chuyện với người lớn thì phải lễ phép chứ.
Chắc bà dì nào đó nghe cũng giận lắm.
Lúc đó người Thanh niên đã nói chuyện xong, Anh ta tắt máy, rồi quay lại nhìn Thanh Phương. Cô vội làm vẻ mặt tỉnh bơ như không hề biết nghe lén là gì.
Cô thấy Anh ta thoáng cười, rồi nói giọng mềm mỏng trở lại:
– Xin lỗi lần nữa nghe cô Phương.
Thanh Phương ngạc nhiên:
– Sao Anh biết tên tôi?
– Biết chứ.
– Nhưng làm sao Anh biết được? Anh có tới nhà tôi lần nào đâu.
– Đâu cần phải tới nhà mới biết. Mà không phải chỉ có tên, tôi còn biết cả về tính tình cô nữa.
Thanh Phương nhíu mày:
– Lạ thật! Nhưng mà làm sao ...
Không để cô nói hết câu, người Thanh niên đã chuyển qua hướng khác:
– Cô không giới thiệu vườn phong lan của cô sao?
Nghe nói đến hoa, Thanh Phương lại quên ngay câu chuyện đang nói. Cô cười tươi:
– Giới thiệu chứ, nhưng Anh đừng có cười nếu hoa của tôi xấu nha.
Người Thanh niên khoát tay:
– Nếu nó xấu thì tôi sẽ giúp cô chăm sóc, đừng lo, tôi không quen cười ai đâu. À! Còn chuyện này nữa.
– Chuyện gì thế?
– Cô chưa biết tên tôi.
Thanh Phương cười trong veo:
– Tại Anh không nói đó thôi.
– Không nói thì sao không hỏi? Không thấy tò mò à?
– Tôi tò mò làm chi chuyện đó, nhưng ... Anh tên gì vậy?
– Bây giờ tôi đổi ý rồi, không muốn giới thiệu nữa.
– Đừng đổi ý như vậy, tôi muốn biết lắm, thật đó.
– Biết chi vậy?
– Tại vì Anh hứa cho tôi phong lan và còn chăm sóc vườn hoa của tôi, tôi phải biết tên để Anh có trốn thì gọi chứ.
– Vậy nghĩa là tôi phải cho luôn số máy của tôi à?
– Không cho cũng được, tôi hỏi ba tôi thì biết ngay chứ gì. Nhưng Anh nói tên Anh đi chứ.
Người Thanh niên chợt trở nên trầm ngâm hẳn đi, cử chỉ cũng dè dặt lại.
Anh ta nói nhát gừng:
– Tôi tên Nguyên, Minh Nguyên.
– Anh là chỗ làm ăn với ba tôi hả? Thôi chết! Tôi bất lịch sự thật, nãy giờ quên nói, ba tôi không có ở nhà. Ba đi lâu lắm mới về, Anh có nhắn gì không?
– Không nhắn gì cả, tôi biết ba cô không có ở nhà rồi.
– Sao Anh biết?
– Trước khi thấy cô té, tôi đã gặp dì người làm.
– Vậy hả?
– Hôm nay cô không đi học sao?
Thanh Phương nhìn Anh ta một cái. Thạt lạ, cô không hiểu sao người khách này cư xử hoà đồng như đã biết cô từ lâu lắm. Như thể có một mối quan hệ nào đó. Anh ta hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. Cứ như người nhà vậy.
Nhưng cô không thấy khó chịu lắm. Cử chỉ hoà nhã của Anh ta làm cô có cảm giác tin cậy. Chắc chắn đó không phải là người xấu, bằng chứng là Anh ta đã cho cô hoa, và còn tới lui chăm sóc vườn hoa của cô. Người như vậy thì dứt khoát là dễ mến rồi. Với lại, nhìn Anh ta có phong cách rất hay nữa.
Không thấy cô trả lời, Anh ta hỏi lại lần nữa:
– Hôm nay không đi học sao?
– Có chứ, nhưng học buổi chiều.
– Đổi buổi rồi hả?
Thanh Phương không ngăn được thắc mắc:
– Sao Anh biết?
– Tôi nói rồi, tôi biết rất nhiều về cô mà.
– Thanh Phương định hỏi tiếp thì Minh Nguyên lại có điện thoại. Lần này thì Anh không nói chuyện như lúc này, mà tắt máy ngay rồi lại cười lịch sự:
– Xin lỗi, tôi có chuyện phải đi ngay.
Mặt Thanh Phương tiu nghỉu:
– Anh không xem phong lan của tôi hả?
– Mai tôi sẽ đến. Tôi còn phải mang hoa đến chỗ cô nữa mà.
Thanh Phương cười lên ngay, cô nói như dặn:
– Nhớ nhé, đừng cho tôi leo cây nha!
– Không có đâu! Thôi nha, chào cô bạn.
Rồi Anh ta đi ra phía cổng, Thanh Phương lững thững đi theo tiễn. Cô nhiệt tình đến mức đi ra luôn ngoài đường và vẫy tay chào khi Anh ta đã ngồi vào xe.
Đến lúc xe chạy rồi, cô mới trở vào. Cô nhiệt tình một cách tự nhiên mà không để ý đây là lần đầu tiên cô gặp Anh ta và cũng chẳng biết Anh ta là ai.
Sáng hôm sau, khi mang chậu hoa phơi nắng, Thanh Phương cứ ngóng ra cửa trông vị khách hôm qua. Không hiểu sao cô rất thích Anh ta đến lần nữa.
Không phải chỉ vì quà mà Anh ta hứa, mà vì thích phong cách dễ mến của Anh ta. Lạ thật, sao bạn của ba mà cô lại không biết, đến giờ mới phát hiện, hay tại vì Anh ta chưa từng đến nhà?
Càng nghĩ cô càng thấy thắc mắc. Rõ ràng vị khách ấy biết khá nhiều về cô, nhưng tại sao biết và Anh ta là ai thì cô mù tịt.
Thanh Phương treo chậu hoa lên xong rồi đi vào nhà. Vừa đi, cô vừa ngóng ngóng ra cửa, hơi thất vọng vì chẳng thấy khách đâu. Hôm qua Anh ta đến giờ này mà. Chắc quên mất lời hứa rồi. Cũng đúng thôi, những người hứa dễ dàng quá thì lời hứa thường bay đi mất.
Vào lúc cô vào đến thềm thì nghe tiếng chuông ngoài cổng. Thanh Phương quay lại nhìn. Cô thấy Anh ta. Anh ta đứng ngoài cửa, trên tay cầm hai chậu phong lan tím. Vừa nhìn thấy Anh ta, Thanh Phương lập tức chạy ào ra mở cổng. Cô cười nói ríu rít:
– Vậy là Anh đến rồi. Thế mà tôi cứ nghĩ bị leo cây vì Anh. Anh mang hoa đến cho tôi phải không? Hoa này là cho tôi chứ gì, phải không?
– Của cô đó.
– Đến hai chậu lận hả? Anh tốt thật đó. Màu tím đẹp quá, tôi thích màu này lắm. Đem treo lên chứ?
– Ừ, treo trên giàn phong lan của cô luôn.
– Loại này có cần phải phơi nắng riêng không?
– Không cần đâu, cứ trồng bình thường thôi.
– Hôm qua Anh chưa xem giàn hoa của tôi đó nhé. Bây giờ tới xem luôn, nếu thấy cây nào thích thì tôi sẽ tặng Anh.
Minh Nguyên buông một tiếng cười:
– Cám ơn, nhưng chắc tôi không dám nhận đâu.
– Tôi tặng thật mà, Anh cho tôi những hai cây còn gì.
– Cô có vẻ rạch ròi quá hả?
– Người ta tặng quà mình thì mình phải tặng đáp lại chứ, ai nhận không thì bất lịch sự lắm.
Minh Nguyên không nói gì, nhưng cứ cười cười một mình. Nụ cười của Anh làm Thanh Phương thầy kỳ kỳ. Cô bặm môi:
– Sao Anh cười hoài thế? Cười gì vậy?
– Không có gì đâu, tại thích thôi, yên tâm chưa?
– Thế mà tôi tưởng tôi nói chuyện vô duyên. Không phải cười tôi là được rồi.
Đi nào!
Cô bước hơi nhanh tới trước dẫn đường, Minh Nguyên đi chậm rãi phía sau.
Hai người định rẽ vào con đường nhỏ thì từ phía trên lầu, giọng dì Kiều vọng xuống:
– Nguyên tới hả? Chờ dì một chút!
Thanh Phương ngẩng nhìn lên lầu, rồi quay phắt lại nhìn Minh Nguyên, lắp bắp:
– Anh là cháu của bà ấy à?
Minh Nguyên thoáng lúng túng, nhưng cũng điềm tĩnh gật đầu:
– Đó là dì tôi. Nhưng sáng nay tôi đến không phải để tìm bà ấy, tôi chỉ mang hoa tới cho cô thôi.
Thanh Phương hoàn toàn không để ý cách giải thích của Minh Nguyên. Cô hỏi gặng lại lần nữa:
– Anh là người nhà của bà ta à? Là cháu ruột à? Có phải vậy không?
– Đúng vậy, tôi không giấu, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi giống tính dì tôi.
Nhưng Thanh Phương không để Anh nói cho hết câu, cô hét đến mức chói tai:
– Tôi không cần quà của Anh, ra khỏi nhà tôi ngay, đi về ngay! Đây là nhà tôi chứ không phải nhà bà ấy. Các người còn dám rủ nhau đến đây à? Thật là đồ lường gạt!
Minh Nguyên nói nhẹ nhàng:
– Bình tĩnh đi Phương, sao lại nổi nóng như vậy. Tôi biết cô ghét dì tôi, nhưng đâu có nhất thiết phải ghét tất cả những người có liên quan đến dì ấy. Cô đừng trẻ con như vậy.
Thanh Phương nói thẳng toặc:
– Có phải mẹ Anh sai Anh đến lấy tiền không? Anh có biết đó là tiền của ba tôi không? Các người định bóc lột ba tôi đến chừng nào nữa chú?
Minh Nguyên chưa kịp trả lời thì bà Kiều đã xuống tới. Bà không nghe hết câu chuyện, nhưng thấy dáng điệu giận dữ của Thanh Phương, bà cau mặt:
– Làm gì ầm ĩ vậy? Không thích tôi thì cũng phải tôn trọng cháu tôi chứ, định đuổi người ta hả, cô quá quắt lắm nghe!
Thanh Phương định mở miệng thì Minh Nguyên đã ngăn bà Kiều lại. Giọng Anh thật nghiêm khắc:
– Dì đừng trách cô ấy. Cách hay nhất là dì nên nói chuyện nhẹ nhàng với người ta. Dì mới là quá đáng đó!
Thật lạ, chỉ một câu nói của Minh Nguyên mà bà Kiều trở nên thay đổi hẳn, có vẻ bớt gắt gỏng. Hình như bà rất ngán Anh ta.
Nhưng Thanh Phương không để ý điều đó. Chỉ cần biết Minh Nguyên có liên quan đến bà dì ghẻ hay moi tiền của ba cô là cô lập tức có ác cảm. Những gì tốt đẹp Anh ta làm cho cô hôm qua nay, bây giờ xoá sạch.
Cô cúi xuống nhìn hai chậu hoa dưới chân, rồi ngước lên nhìn Minh Nguyên, cái nhìn đầy ác cảm:
– Nếu biết ngay từ đầu thì tôi đã không nhận quà của các người và cũng không mất thời giờ mà nói chuyện. Từ đâu về sau đừng mang gì đến cho tôi nữa, tôi chỉ thấy ghét thêm thôi.
Rồi cô quay ngắt bỏ vào nhà. Thái độ của cô làm bà Kiều tức nảy lửa, bà nghiến răng nói vọng vào theo:
– Tôi sẽ nói với ba cô chuyện này, thật là hỗn láo!
– Thanh Phương nghe, nhưng không buồn quay lại. Trong nhà, cô đã quá quen với với điệp khúc nó nên không còn muốn phản ứng nữa.
Hoàng Thu Dung