Thanh Phương ngồi một mình dưới gốc cây trứng cá. Mặt sân ngập đầu lá lẫn với những trái trứng cá bị rụng. Mỗi buổi sáng, cả khoảng sân lại như đầy lên hơn vì những lá lớp lá rơi xuống. Dì Mười đã mấy lần đòi quét dọn nhưng Thanh Phương không cho. Cô thích nhìn lá rơi như vậy, nó có vẻ gì đó như một sự hoang tàn. Dù buồn nhưng vẫn có ấn tượng hơn là mặt sân vàng một màu gạch vô cảm.

Phía ngoài cổng, chiếc xe màu trắng dừng lại rồi Minh Nguyên mở cửa bước xuống. Thanh Phương nhìn ra nhưng vẫn ngồi yên một chỗ, không buồn chào đón anh ta, dù là nụ cười gượng gạo.

Minh Nguyên hoàn toàn không có vẻ phật lòng với thái độ đó, anh quen phớt lờ vẻ ác cảm của cô rồi. Mà không chừng cô như vậy anh lại thấy quen hơn.

Anh đến ngồi xuống phía đầu ghế đá, giữ khoảng cách hơi xa Thanh Phương và nhìn cô một cách quan tâm:

– Chỗ đau thế nào rồi, hôm nay đã bớt chưa?

– Đỡ rồi, cám ơn.

– Nhìn cô có vẻ hồng lên rất nhiều, vậy tốt hơn.

Thanh Phương khó chịu quay mặt chỗ khác. Anh ta đâu phải là bạn bè, thậm chí cũng không phải là người bình thường với cô. Nói chuyện kiểu quan tâm như vậy chỉ làm cô bực mình mà thôi.

Minh Nguyên liếc nhìn Thanh Phương một cái. Anh thừa biết cô nghĩa gì trong đầu, nhưng vẫn thản nhiên:

– Sao ngồi ngoài này một mình vậy? Nếu buồn thì cứ đi chơi, ở nhà hoài không thấy chán à?

– Không.

Minh Nguyên chợt nhìn xuống sân rồi cau mặt:

– Sao gì Người không quét lá, để dơ quá.

– Tôi thích như vậy đó.

Minh Nguyên nhướng mắt:

– Thích?

– Thì sao?

Minh Nguyên nhún vai:

– Chẳng sao cả, có điều ý thích hơi khác người.

Thanh Phương không buồn trả. Cô thấy hết sức khó chịu khi ngồi gần anh ta, nói chuyện với anh ta. Cô định đứng dậy vào nhà thì nghe một tràng cười nổi lên ở nhà bên cạnh.

Cả hai ngước nhìn lên lầu nhà kế bên một tốp thanh niên nam nữ đang đứng ở ban công cười cười nói và ăn quà. Họ có vẻ ồn ào và chẳng quan tâm tới xung quanh.

Minh Nguyên quay nhìn Thanh Phương:

– Cô có quen với ai bên đó không?

– Không.

Ở đây khá lâu mà chưa làm quen với hàng xóm cô sống khép kín quá đó.

– Kệ tôi.

Minh Nguyên có vẻ hơi bực cách nói chuyện cụt ngủn đó, nhưng vẫn kiên nhẫn nói nhẹ nhàng:

ý tôi muốn nói là nếu có bạn, tối thiểu cũng là hàng xóm, thì cô sẽ thấy bớt cô đơn hơn.

Thanh Phương chợt quay ngoắt lại:

– Anh đã hứa là không xuất hiện trước mặt tôi, sao cứ tới hoài vậy, hai lần rồi. Minh Nguyên hơi khựng lại một chút, nhưng anh lại nhún vai cho qua:

– Tôi gây ra tai nạn cho cô thì có nhiệm vụ phải tới thăm cô ... -giọng anh chợt đầy vẻ mẻ mai – chứ không phải vì muốn chiêm ngưỡng một khuôn mặt cau có như mụ phù thuỷ đâu.

Thanh Phương quay ngoắc lại chanh chua:

– Ước gì anh cũng biết tự trọng, một chút thôi cũng được.

Minh Nguyên không trả lời, khuôn mặt chợt lầm lỳ hẳn đi nhưng ngồi im.

Ngay lúc đó phí trên lầu nhà bên cạnh một giọng nói trong veo gọi Minh Nguyên, đầy vẻ vui mừng:

– Anh Nguyên! Anh Nguyên!

Minh Nguyên ngước lên. Anh nhận ra Hoàng Ngọc đang đứng trên lầu, cô nhoài người qua lan can gọii anh. Nụ cười tươi rói, cô vẫn tay rối rít:

– Anh Nguyên! Em nè.

Minh Nguyên khẽ giơ tay lên chào cô một cái, nhưng vẫn ngồi yên, có vẻ như không quan tâm. Anh quay qua Thanh Phương, hỏi với vẻ không vui:

– Hôm nọ Thái Quyền có đến thăm cô phải không?

Thanh Phương làm thinh. Tự nhiên mặt cô cau lại. không biết gì Mười có thấy cô và Thái Quyền hôn nhau không. Nếu có, chắc chắn bà sẽ nói cho Minh Nguyên. Vì biết nên anh ta mới hỏi kiểu đó, chứ Thái Quyền đến thăm cô cô có gì lạ đâu.

Ý nghĩa đó làm Thanh Phương thấy bực lên, cô nói chanh chua:

– Nếu tới thì sao anh ấy có quyền đến thăm cô bất cứ lúc nào đừng có hỏi tò mò như vậy.

Đôi Minh Nguyên chợt loé lên tia giận dữ nhưng anh vẫn cố làm thinh.

Thanh Phương không để ý cử chỉ đó, cô nói tiếp:

– Trước sau gì anh ấy cũng nghỉ làm. Đừng tưởng làm chủ người rồi có quyền xâm phạm vào đời tư người ta, tôi không để ai khống chế chúng tôi đâu.

Ngay lúc đó cánh cổng bị đẩy cái ào rồi Hoàng Ngọc chạy vào. Cô chẳng thèm nhìn Thanh Phương mà nhíu tay Minh Nguyên, giọng nũng nịu:

– Em gọi sao không qua với em? Tụi bạn em rủ anh qua chơi đấy, đi anh!

Minh Nguyên đứng ngay dậy. Cũng như Hoàng Ngọc anh không thèm chào Thanh Phương. Anh choàng tay qua vai Hoàng Ngọc giọng ngọt lịm:

– Anh cũng vừa tịnh qua em đấy cưng.

Cả hai đi qua nhà kế bên. Chỉ một lát sau bên đó tiếng cười đùa càng ầm ĩ hơn. Hình như có Minh Nguyên thì không khí thêm sôi động, rồi tiếng nhạc mờ thật to, hoà lẫn tiếng trống xập xình. Hình nhưng họ biến căn phòng thành sàn nhảy. Ồn vô cùng.

Tiếng ồn làm Thanh Phương khó chịu bỏ vào nhà phong cách chơi của Minh Nguyên làm cô càng thêm ghét và đánh giá thấp anh ta. Anh ta là loại người nào mà giao thiệp với con gái táo tợn như vậy. Cách ăn mặt thất quái dị vậy đúng hơn là hở hang. Cô là con gái mà còn thấy chướng mắt huống gì là những người lớn thế mà Minh Nguyên khoái cô ta. Anh ta thì chỉ có thể hiểu biết ngan tầm như vậy mà thôi.

Mong là lát nữa anh ta đừng trở qua, làm ơn để cho cô yên. Nếu không, cô sẽ nói thẳng ra điều đó.

Mà quả thật Minh Nguyên không quay lại. nhà bên cạnh ồn ào khá lâu, sau đó mọi người kéo nhau đi. Có nghĩa là anh ta cũng đi với họ.

Nếu không bị tai nạn, chắc chắn cô không để mình sống ở chỗ này. Ý nghĩa mình còn phải ở đây thêm một thời gian khiến cô chán ngán kỳ lạ.

Hôm sau, Thanh Phương tịnh ra ngoài thì có một người khách tới thăm cô.

Cô vừa ra tới sân thì bà đi vào. Vừa thoáng nhìn bà Thanh Phương lờ mờ đoán bà là mẹ Minh Nguyên. Nét mặt anh ta hao hao giống bà nhưng có nét cứng hơn.

Thanh Phương thoáng thấy bối rối. Cô chưa biết phải làm gì thì đã đi vào nhà. Bà nhì cô với nụ cười hoà nhã:

– Cháu là Thanh Phương phải không?

Thanh Phương miễn cưỡng gật đầu:

– Vâng.

– Giờ này cô Mười chắc là đi chợ rồi?

– Vâng, nhưng cũng sắp về rồi, thưa bà.

Cách nói vừa khô khan vừa mềm mỏng của cô khiến người phụ nữ mỉm cười. Bà đi vào nhà thật tự nhiên như thể nhà mình, Thanh Phương đành phải đi theo sau. Thật ra đây mới là nhà bà ta, bà ta tự nhiên cũng đúng thôi.

Người phụ nữ ngồi xuống Salon và khoác tay về phía Thanh Phương:

– Cháu ngồi xuống đi.

– Cám ơn.

– Tôi là mẹ thằng Nguyên.

– Vâng, tôi cũng đoán ra thưa bà.

– Cháu cứ gọi tôi là dì Hạnh.

Thanh Phương không trả lời. Cô ngồi im. không dấu được tia mắt ác cảm hướng về phía người phụ nữ. Hình như bà ta cũng hiểu. Nhưng cũng giống như Minh Nguyên, bà ta không nhận thấy gì khác ở cô, vẫn giữ nụ cười mềm mỏng:

– Hôm nay cháu hết đau hẳn chưa?

– Đã đỡ nhiều lắm, bao giờ hết tôi sẽ rời khỏi đây ngay, thưa bà.

Người phụ nữ xua tay:

– Đừng hiểu sai ý tôi, tôi chỉ hỏi thăm cháu thôi. Lẽ ra tôi đến thăm lúc cháu mới về đây, nhưng lúc đó tôi ở nước ngoài nên không về kịp.

“Chuyện mình bị thế này, ảnh hưởng gì tới bà ta mà bà ta phải về, đâu có cần làm ra vẻ tối bụng như vậy” – Thanh Phương nghĩ thầm một cách khó chịu, nhưng cô không nói ra. Với người lớn, cô không dám nói thẳng toạc ý nghĩa của mình như với Minh Nguyên.

Cô kín đáo quan sát bà lần nữa. Một người có vẻ ngoài hiền hậu thế này, thực ra lại là loại người lừa đảo, tham lam, cướp giật. Tại sao cô lại nói chuyện tử tế với bà ta chứ?

Bà Hạnh chợt lên tiếng:

– Tôi biết tất cả chuyện của cháu, biết cháu nghĩ gì về gia đình tôi. Không thể trách cháu được. Nhưng nghĩ như vậy là không đúng đâu. Con trai tôi rất khổ tâm về điều đó.

“Anh ta mà cũng biết khổ tâm nữa à?”.

Thanh Phương nghĩ thầm một cách mỉa mai. Rồi không chịu được, cô buộc miệng:

– Nếu biết khổ tâm thì cách hay nhất là đừng làm.

Bà Hạnh cười dịu dàng:

– Đúng, nó không hề làm. Mà gia đình tôi cũng không lấy cắp gì từ gia đình cháu dù chỉ là một chút. Chúng tôi quá đầy đủ, tại sao phải làm chuyện đó chứ.

Thanh Phương không còn giữ lịch sự nổi nữa:

– Khi người ta tham thì biết bao nhiêu cho đủ.

– Có thể điều đó xảy ra rất thường với mọi người, nhưng ... căn cứ vào đâu để cháu khẳng định chúng tôi lợi dụng gia đình cháu?

Thanh Phương nói thẳng:

– Tôi đã nghe dì Kiều bảo ba tôi đưa tiền để lo cho gia đình bà.

Dì Hạnh điềm đạm:

– Cháu nói cụ thể đi.

– Tất nhiên, những chuyện như vậy bà ấy và ba tôi sẽ giấu tôi, nhưng có vài lần vô tình tôi nghe được, mỗi khi bà làm ăn thất bại hay con trai bà vỡ nợ, dì Kiều đều xin tiền ba tôi để giúp bà. Nói thẳng ra, tài sản mà bà có được là bòn rút từ gia đình tôi, tôi căm ghét các người.

Càng nói, Thanh Phương càng bị khích động. Những uất ức, những mối hận chôn trong lòng, bây giờ bộc phát mãnh liệt khiến cô nói mà không cần biết như vậy là có hại hay không.

Thanh Phương càng lúc càng cao vút:

– Chính dì Kiều làm ba tôi trắng tay, rồi khi ba tôi buồn rầu mà bệnh thì bà ta lại bỏ mặc mà đi. Không bao giờ tôi quên được những ngày cuối đời của ba tôi, khổ sở thế nào bà biết không?

– Tôi hiểu nhiều hơn cháu nghĩ đấy.

– Không, bà chỉ nói trên đầu lưỡi, chứ làm sao bà hiểu được nỗi khốn khổ của cha con tôi. Tôi có thể tha thứ nếu dì Kiều chăm sóc ba tôi những ngày cuối đời. Thế mà bỏ đi một cách vô tâm, có ai tàn nhẫn hơn thế không?

Bà Hạnh im lặng nhìn gương mặt bừng bừng đầy thù hận của Thanh Phương. Bà thông cảm hơn là nổi giận, điều đó đã giúp bà bình tĩnh nghe cô nói năng hàm hồ.

Chờ cô im lặng hoàn toàn, bà nói một cách nhẹ nhàng:

– Tôi hiểu cháu ghét chúng tôi, nhưng cháu đã hiểu sai lâu quá rồi. Nếu Minh Nguyên nó không nhẫn nhịn thì nó sẽ không để cháu yêu khi cháu vu khống gia đình tôi đâu?

Thanh Phương kêu lên:

– Vu khống à? Bà bị oan ức lắm à? Nếu ba tôi còn sống, chắc ba tôi sẽ vỡ tim vì tức.

Bà Hạnh nghiêm mặt:

– Tất cả tiền mà dì Kiều xin của ba cháu, nó đều đem cho tình nhân. Tôi không đồng ý việc làm của nó, nhưng cháu phải hiểu, dù là chị em nhưng quyền hạn của một người thì có giới hạn mà thôi.

Thanh Phương định mở miệng thì bà khoát tay:

– Khoan, cháu để tôi nói hết! Cháu đã nói quá nhiều rồi, bây giờ không cho phép cháu xúc phạm chúng tôi nữa, ngồi yên mà đi!

Thanh Phương cắm môi lặng thing.

Bà Hạnh nói tiếp một cách nhẹ nhàng, nhưng âm sắc thật cứng rắn:

– Chính tôi đã nhiều lần khuyên ba cháu đừng mất tiền cho dì Kiều cháu, nhưng ông ấy yếu đuối quá, ông ấy không nghe lời tôi, mà tôi thì chỉ có thể khuyên chứ không thể nói thẳng, rằng em tôi lừa dối ông ấy. Trong chuyện thất bại, ba cháu cũng có một phần trách nhiệm nữa đấy.

Thanh Phương giương mắt nhìn bà, vẻ thù hằn vẫn còn nhưng có chút gì đó như hoang mang. Bà Hạnh đọc điều đó rõ như đọc sách, bà nói một cách dứt khoát:

– Từ đây về sau, yêu cầu cháu đừng cư xử thô bạo với con trai tôi nữa, nó không có lỗi gì hết. Gia đình tôi rất giàu, tài sản của ba cháu không là gì đâu.

Trước khi ba cháu thành đạt thì gia đình tôi đã có cơ nghiệp lâu rồi. Ba cháu không đủ sức nuôi chúng tôi đâu.

Bà nói như muốn kết thúc câu chuyện:

– Tôi chỉ giải thích điều căn bản nhất, cháu hãy suy nghĩ thêm đi. Nếu còn thắc mắc gì thì hãy hỏi tôi.

Thanh Phương chưa kịp làm gì thì bà đã đứng dậy:

– Nòi chuyện thế là đủ rồi, tôi không muốn làm cháu nhức đầu nữa, cháu vô nằm nghỉ đi.

Và bà đi thẳng ra cửa. Hảnh động đột ngột của bà làm Thanh Phương kịp phản ứng. Mãi thật lâu mà cô vẫn ngồi im, lòng thấy bàng hoàng, nhưng không định hình là mình đang như thế nào. Nhưng có điều cô biết chắc là mình vừa trải qua cú sốc không kém trầm trọng.

Thanh Phương xếp từng chiếc áo cho vào vali. Lẽ ra cô chưa đi bây giờ.

Nhưng tuần tới nhập học, phải về nhà trọ chuẩn bị mọi thứ trước. Hôm qua cô đã gọi điện báo cho Minh Nguyên. Anh chẳng nói gì, hình như anh ta thấy chuyện cô đi sớm là đỡ phiền cho anh ta. Với lại, dì Mười ở đây lâu quá rồi, nhà anh ta cũng cần người giúp việc chứ, bỏ đi lâu đâu có được.

Xếp xong quần áo, Thanh Phương quay qua dọn các dụng cụ lỉnh kỉnh bên bàn. Lúc mới đến, cô có tâm lý gò ép miễn cưỡng, nhưng bây giờ đi thì lại vương vấn. Căn phòng này luôn cho cô cảm giác yên ổn làm sao không có tâm trạng chông chênh.

Bên ngoài chợt có tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ, rồi giọng Minh Nguyên vang lên:

– Tôi có thể vào được không?

Thanh Phương bỏ quyển sách xuống bàn đi ra mở rộng cửa cho anh ta, rồi quay vào tiếp tục dọn dẹp.

Minh Nguyên nhìn mọi thứ trong phòng. Anh hỏi tò mò:

– Cô định đi ngay bây giờ à?

– Không, nhưng tôi chuẩn bị sẵn, sáng mai đi sớm.

Minh Nguyên không nói gì nữa. Anh đến ngồi cạnh cửa sổ, ở vị trí hơi xa Thanh Phương, như thấy khoảng cách gần là không tiện. Anh nhìn Thanh Phương buộc chồng báo lên tiếng:

– Có cần tôi phụ gì không?

– Không, cám ơn.

Thanh Phương trả lời ngắn gọn, nhưng âm sắc không khô khan như trước kia. Thậm chí, cô thấy việc anh ta vào phòng cũng không làm cô khó chịu. Suy cho cùng thì đây là nhà anh ta mà, muốn ở đâu là quyền của anh ta, cô lấy quyền gì mà khó chịu chứ.

Minh Nguyên chợt lên tiếng với vẻ tư lự:

– Không ở lại được sao?

Thanh Phương dừng hẳn công việc, quay lại nhìn anh ta:

– Anh nói gì?

– Tại sao nhất thiết phải bỏ đi, không ở lại được sao?

– Cám ơn, nhưng tôi lấy tư cách gì mà làm phiền gia đình anh chứ.

Minh Nguyên xoay hẳn người lại, nhìn cô chăm chú:

– Lần đầu tiên tôi nghe cô dùng từ đó với tôi, cô sợ phiền hay là ghét chúng tôi?

– Sợ hay ghét thì đâu có quan trọng. Tôi thường lại rồi, không có lý do gì ở lại cả.

– Đừng nói lan man, tôi muốn biết cô sợ phiền hay ghét gia đình tôi mà đi.

Thật ra, tôi giữ lời hứa rồi đó chứ, hầu như không để cô thấy tôi, tiếp tục ở đây đi, đừng thay đổi gì cả.

Thanh Phương buột miệng:

– Lạ thật, anh không thấy ghét tôi sao?

– Tại sao ghét?

– Vì tôi xúc phạm gia đình anh.

Minh Nguyên không nói gì, chỉ cười không biết đó là nụ cười chế giễu hay vị tha. Có trời mới biết anh ta nghĩ gì. Trước kia bị mắng vào đầu mà anh ta vẫn tỉnh bơ. Bây giờ cô nói chuyện lịch sự, không biết anh ta có thấy dễ chịu hơn không.

Thanh Phương ngẫm nghĩ một lúc, rồi quyết định nói cho ra đen trắng. Cô xoay người đứng đối diện với Minh Nguyên, nghiêm nghị:

– Những gì đã nghĩ trước đây, coi như tại tôi hồ đồ. Lẽ ra tôi phải tìm hiểu kỹ hơn chứ không phải là đầy thành kiến, tôi thật tình xin lỗi.

– Tôi nhớ tôi đã giải đã giải thích với cô đến mấy trăm lần, nhưng chẳng bao giờ cô chịu nghe, sao bây giờ đổi ý vậy?

– Tôi có thể không tin anh, nhưng không thể hoài nghi mẹ anh. Tôi cảm thấy mẹ anh có nhân cách ...

Minh Nguyên ngắt lời:

– Vậy thì tôi kém nhân cách à? Tôi không có điều đó à?

– Không hẳn vậy! nhưng cách giải thích của anh khó thuyết phục quá, thường là anh chỉ trách ngược lại tôi. Còn mẹ anh dù nói ít nhưng rất rạch ròi, mẹ anh làm tôi thấy xấu hổ.

– Xấu hổ vì đã nghi oan cho gia đình tôi, hay vì cách nói năng ngang ngược của cô?

– Vì cả hai.

Minh Nguyên cười một tiếng:

– Ơn trời, cuối cùng cô cũng đã hiểu được, tôi phải cảm ơn thế nào đây?

– Đừng châm biếm tôi.

– Tôi không châm biếm, nhưng dù sao cũng cảm ơn cái đầu sáng suốt của cô, chịu nghe người khác nói dù sao cũng còn khá, hơn là chỉ nghe theo cảm nhận của mình.

Thanh Phương cãi lại ngay:

– Đó không phải là cảm nhận, mà là nghe được. Tôi đã nhiều lần nghe dì Kiều của anh nhờ ba tôi giúp đỡ gia đình anh.

Minh Nguyên không buồn đính chính. Anh nói vặn lại:

– Chỉ nghe thôi mà đã đánh giá người ta à? Vậy sao cô không chịu khó nghe tôi?

– Giữa cái vô tình nghe trung thực với cách giải thích không rõ ràng, tôi phải tin vào mình hơn chứ. Ai ở trường hợp đó mà không nói dối để chạy tội, tôi nghĩ anh cũng vậy thôi.

– Bộ tôi giống người gian xảo lắm à?

Bị hỏi dí, Thanh Phương nói bừa:

– Ừ Minh Nguyên thản nhiên:

– Mai mốt nên rút kinh nghiệm, đừng hồ đồ quá sau đó lại thấy xấu hổ. Tôi nghĩ bài học này cũng đáng giá cho cô lắm đó. Nếu không phải là mẹ tôi và tôi, chắc cô đã bị ăn đòn rồi.

– Làm gì đến mức ấy chứ.

– Cô không biết cô xúc phạm người ta nặng nề sao, nên không cảm nhận được cái tức của người ta. Một ngày nào đó bị như tôi, cô sẽ hiểu.

Thanh Phương cúi đầu ngẫm nghĩ, rồi nói khẽ:

– Tôi thật lòng xin lỗi, nhờ anh nói với mẹ anh giùm tôi.

– Mẹ tôi không chấp nhặt cô đâu. Ngược lại, mẹ tôi thông cảm nhiều lắm đó, nếu không thông cảm thì cô đã không yên thân đâu.

– Tôi hiểu, vì vậy tôi cảm thấy xấu hổ mẹ. Mẹ anh cho dì Mười đến lo cho tôi, chứng tỏ đó là vị tha, vì vậy bà nói gì tôi cũng rất tin.

Minh Nguyên chuyển đề tài:

– Nếu không còn ấn tượng xấu với chúng tôi thì đừng đi đâu hết, cứ coi đây là nhà của cô đi.

Thanh Phương lắc đầu cương quyết:

– Khi biết gia đình anh không nợ nần gì ba tôi thì tôi càng không thể nhờ vả.

Hơn tháng nay dựa vào nhà anh thế là đủ rồi.

Minh Nguyên nhún vai:

– Đúng là lập dị.

– Tôi lập dị?

– Gần như vậy! Trước kia, cô nghĩ gia đình tôi nợ cô thì cô ghét không thèm nhận, bây giờ hiểu đúng chuyện thì ngại nên cũng không dám nhận. Sao không thử nghĩ thực dụng hơn?

– Tôi không hiểu anh muốn nói gì.

– Cứ coi gia đình tôi trả nợ cô thay cho dì Kiều, cô phải biết khôn ngoan lên chứ.

Thanh Phương suy nghĩ một chút rồi cười khẽ:

– Anh tội nghiệp tôi lắm phải không?

– Nếu nói ra thì cô có tự ai không?

– Anh nói đi.

– Nói thật, vì chuyện nhà cô mà mẹ con tôi và dì Kiều gần như không muốn nhìn nhau. Chúng tôi đã khuyên dì ấy hết mức, kể cả lên án, vì vậy mà bà ấy không nhìn chúng tôi nữa, tất cả vì cô đó.

– Vì tôi?

– Tôi nghĩ, một cô bé con như cô mà phải chịu tai ương như vậy thì tội quá.

Tất cả những gì người lớn làm, rốt cuộc chỉ có cô gánh hậu quả, bất cứ ai cũng thương hoàn cảnh cô, nói gì là gia đình tôi.

– Vì nghĩ vậy nên anh dám cho tôi cả ngôi nhà phải không? Anh quá hào phóng rồi.

– Tôi không nghĩ như vậy là hào phóng. Coi như tôi trả nợ thay dì Kiều vậy thôi, cô không nhận là cô ngốc vô cùng.

Thanh Phương mỉm cười:

– Có thể sau này tôi sẽ hối hận, nhưng bây giờ thì không.

– Tại sao?

Thanh Phương nhìn thẳng vào mặt Minh Nguyên, nghiêm nghị:

– Sau khi đã xúc phạm gia đình anh, tôi lại vô tư nhận sự giúp đỡ của anh thì tôi còn ra gì nữa, tôi không làm vậy nổi đâu.

– Đừng quan trọng hoá vấn đề như vậy. Thật ra, mẹ tôi không để bụng đâu, tôi cũng vậy.

– Nhưng tôi không thấy thoải mái. Cảm ơn vì anh tốt với tôi, nhưng có những lòng tốt khiến người ta bị xấu hổ, tôi đang như vậy đó.

– Nhưng nếu tôi bị thất vọng vì cô từ chối thì sao?

Thanh Phương không hiểu hết ý nghĩa câu nói đó, cô mỉm cười thân thiện:

– Tại sao anh tốt với tôi như vậy? Tốt quá mức rồi, mà anh càng như vậy thì tôi càng xấu hổ hơn. Mỗi lần nhớ lại những gì đã cư xử với anh, tôi lại không sao chịu nổi.

– Đừng có phóng đại như vậy! Thật ra, chuyện đó không là gì đâu. Tôi cũng không vì bị cô mắng mà buồn bao nhiêu đâu.

– Tôi không tin, trừ phi anh là đá.

– Biết đâu tôi là đá thật, hoặc rất lì, tính tôi lì lắm, chẳng biết quê là gì cả.

Thanh Phương cười dịu dàng:

– Cám ơn anh đã nói như vậy, anh có cách an ủi tế nhị lắm.

Minh Nguyên không trả lời, vì bận ngắm nhìn nụ cười của Thanh Phương.

Bắt gặp cái nhìn của anh, Thanh Phương hơi ngượng:

– Sao anh nhìn tôi như vậy?

– Lần đầu tiên tôi thấy cô dịu dàng như vậy. Có một thời gian tôi quên mất là cô vốn rất dịu dàng. Hình như tôi thích cô vì tính đó.

Anh ngừng lại, rồi nhấn mạnh một cách cố ý:

– Tôi rất thích tính cách đó của cô.

– Cảm ơn.

Thanh Phương nói vậy, nhưng hoàn toàn không quan tâm đến cử chỉ của Minh Nguyên khi nói, cũng không để ý ẩn ý của anh. Cô nói một cách vô tư:

– Thật ra ghét một người cũng không vui chút nào. Nếu không vì chuyện dì Kiều, chắc chúng ta là bạn với nhau được.

Minh Nguyên nhướng mắt:

– Chúng ta có thể làm bạn với nhau?

Thanh Phương hơi ngượng:

– Sao anh có vẻ hoảng thế? Bộ tôi khó ưa lắm hả?

– Không phải cô khó ưa, mà tôi tự hỏi cô có xem tôi là người bình thường không đó chứ?

– Bình thường là sao?

Thấy Minh Nguyên chỉ cười, Thanh Phương lờ mờ hiểu. Mặt cô chợt ngượng ngập:

– Lúc trước khác, bây giờ khác chứ.

Minh Nguyên cười xoà:

– Thôi, không nhắc chuyện đó nữa. Trở lại vấn đề, tôi muốn cô khoan đi, cứ suy nghĩ kỹ thêm một thời gian nữa, lúc đó đi cũng chưa muộn.

Và không để Thanh Phương kịp phản ứng, anh đứng dậy:

– Bây giờ tôi phải đến công ty, hôm nào rảnh sẽ đến chơi với cô. Bai nghe!

Thanh Phương gật đầu. Và cô làm cái việc mà lần đầu tiên là với Minh Nguyên đó là tiễn anh ra cổng. Cô thấy Minh Nguyên cứ cười cười mãi và thừa biết anh nghĩ gì, nhưng làm ra vẻ phớt lờ.

Thế nhưng khi Minh Nguyên về rồi, cô lại bật cười một mình. Khi không phải thù ghét người nào đó thì tinh thần thật thoải mái.

Hoàng Thu Dung
Tiểu thuyết | Nhận xét(0) | Trích dẫn(0) | Đọc(3369)
Viết nhận xét
Hình vui
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
Mở HTML
Mở UBB
Mở hình vui
Ẩn giấu
Hãy nhớ
Tên gọi   Mật khẩu   Khách không cần mật khẩu
Địa chỉ web   Email   [Đăng ký]