Viễn nhảy lên bậc tam cấp đi thẳng vào văn phòng. Ngang qua phòng khách, anh hơi đứng lại, ngạc nhiên vì thấy người ta đứng ngồi lố nhố. Anh vào văn phòng, người trợ lý đi phía sau.
- Có chuyện gì vậy?
Viễn vừa hỏi, vừa ngồi xuống ghế. Anh trợ lý đến đứng trước mặt Viễn:
- Mấy người đó xin nghỉ việc. Họ yêu cầu hãng giải quyết tiền lương.
Viễn nhíu mày:
- Họ nghỉ ngang vậy à? Lý do gì vậy?
- Dạ, vì hãng xe Thiên Thành tuyển dụng họ. Hãng này mới thành lập, họ muốn tuyển dụng tài xế có kinh nghiệm để khỏi mất công đào tạo.
Viễn cắt ngang:
- Đó chỉ là một trong nhiều lý do thôi. Theo anh, lý do chính là gì?
- Tôi nghĩ họ muốn cạnh tranh với hãng mình.
Viễn nhướng mắt:
- Mới thành lập mà đã cạnh tranh với hãng này à? Họ có điên không?
- Dạ không? tôi có điều tra. Giám đốc bên đó có nước ngoài bảo trợ. Vốn họ mạnh lắm.
Viễn đứng dậy, chống tay xuống bàn:
- Không cần biết bên kia tăng lương bao nhiêu. Anh ra nói với họ tôi vẫn giữ mức lương đó. Nhưng điều kiện ưu đãi cao hơn. Mỗi tài xế được mua trả góp chính chiếc xe họ lái trong mười năm.. Không tăng lãi suất, ngoài ra một năm sẽ được tổ chức đi nghỉ mát hai lần. Và khoảng tiền thưởng năm sẽ tăng mười phần trăm.
- Điều kiện có cao quá không? giám đốc?
Viễn khoát tay:
- Còn hơn là thỏa mãn yêu sách trước mắt của họ. Nếu tăng lương thì lâu lâu họ sẽ đòi tăng một lần. Mỗi lần đòi tăng lương là đình trệ công việc, như vậy còn thiệt hại lớn hơn nữa. Anh ra nói với họ ngay đi. Và yêu cầu mọi người lập tức trở về làm việc ngay.
- Dạ.
Anh trợ lý đi ra ngoài. Lát sau trở vào với vẻ lo lắng:
- Họ đồng ý hết rồi. Nhưng còn một số không chịu, họ nói tăng lương là thiết thực hơn. Nếu không thì nghỉ liền.
Viễn đứng ngay dậy, đi ra ngoài. Nhóm người ở phòng khách thấy anh lập tức đứng dậy, nhìn anh chờ đợi.
Viễn đến đứng giữa phòng, nhìn lướt qua mọi người. Rồi kiên nhẫn phân tích:
- Các anh làm việc ở hãng này lâu năm. Hầu như các anh cũng biết ba tôi đãi ngộ các anh ra sao. Và mức lương ở đây tôi có thể đảm bảo là không thấp hơn các nơi khác. Dù sao chúng ta cũng làm việc nhịp nhàng với nhau. Bây giờ tự ý bỏ việc, các anh không tiếc sao? Còn tôi thì thực lòng thì rất tiếc. Tôi rất có thành ý muốn giữ các anh lại.
Nhóm tài xế nhìn nhau. Một người đứng ra nói lớn:
- Tụi tôi cũng muốn làm việc ở đây lắm. Nhưng bên kia họ trả lương cao gấp rưỡi. Nếu giám đốc trả như vậy thì tụi tôi ở lại, không thì thôi.
Cách trả lời xấc xược, cố tỏ vẻ bất cần đó làm Viễn giận bừng lên. Anh hiểu rất rõ thái độ ấy nhằm muốn gì. Anh không chấp nhận, nhưng vẫn kiên nhẫn:
- Có thể trước mắt lương các anh cao hơn. Nhưng tôi đảm bảo sẽ không bền. Ở cương vị chũ hãng tôi biết. Ngoài tài năng của nhân viên, các giám đốc còn đòi hỏi lòng trung thành. Các anh được đãi ngộ như vậy mà vẫn bỏ đi. Lấy gì bảo đảm rằng giám đốc bên đó sẽ tin tưởng các anh. Nếu họ tuyển dụng được người mới, lập tức họ sẽ sa thải các anh ngay:
- Chúng tôi không tin.
Viễn bình tĩnh mỉm cười:
- Tôi sợ khi các anh hiểu ra thì đã quá muộn. Và tôi đảm bảo mức lương mà các anh nhận không có trên thực tế đâu. Qua giai đoạn cạnh tranh, họ sẽ hạ thấp lương các anh hơn nữa, để bù lại chi phí mà họ tung ra.
- Giám đốc là chủ, muốn nói gì lại không được. Nhưng tụi tôi chỉ cần lương thôi.
Viễn giơ tay:
- Thôi được, tôi sẽ thỏa mãn đúng yêu cầu của các anh.
Anh quay qua người trợ lý, nói nhỏ:
- Anh ghi tên mấy người này lại cho tôi.
Quay qua mấy người còn đứng lố nhố, anh nói lớn:
- Bây giờ các anh đến ghi tên với anh Quốc, sau đó trở về làm việc ngay. Tôi hứa cuối tháng này sẽ tăng lương cho các anh.
Nói xong, Viễn bỏ vào văn phòng. Anh ngồi xuống trước bàn, môi mím lại gận dữ.
Một lát người trợ lý đi vào. Viễn nói ngay:
- Đứng về mặt luật pháp, mình không có quyền thưa họ. Nhưng họ đã vi phạm đạo đức trong làm ăn thì mình nhất định không nhượng bộ. Anh tuyể gấp cho tôi số tài xế mới. Càng nhanh càng tốt.
- Tôi không hiểu, giám đốc ạ. Họ ở lại là đủ người rồi.
- Không, khi nào tuyển đủ người mới, tôi sẽ lập tức cho nhóm người lúc nãy nghỉ việc, và khi họ qua hãng Thiên Thành, chúng ta sẽ tung tin chúng ta sa thãi họ vì tay nghề yếu, dễ gây tai nạn giao thông. Anh hiểu không?
- Thật ra bên Thiên Thành mới là mất uy tín, như vậy dễ mất hợp đồng lắm.
- Anh hiểu ý tôi rồi. Tôi giao cho anh làm việc đó.
- Dạ.
Anh ta đi ra một lát rồi quay lại mở cửa:
- Giám đốc, có chú tài xế của bà giám đốc tới. Ông tiếp không?
Viễn ngước lên, một thoáng ngạc nhiên, anh gật đầu:
- Cho chú vô.
Thấy người tài xế bước vô, anh hỏi ngay:
- Có chuyện gì vậy chú Năm?
Ông ta ngồi xuống, nói dè dặt:
- Chuyện này đáng lẽ tôi phải nói với bà. Vì bà giao cho tôi đưa đón cô Thúy Vi. Nhưng tôi nghĩ nếu để bà biết sợ vợ chồng cậu khó xử, nên tôi nghĩ, hay nhất là tôi nói với cậu.
- Chuyện của Thúy Vi hả? chú nói đi.
- Tôi thấy …có lẽ cậu nên để ý cô Vi hơn. Lúc trước cổ còn đi học thì không có gì. Nhưng gần đây thì hay nói chuyện với một người tên Phong. Mấy lần cổ đóng phim xong thì cậu kia ra đón đường nói chuyện.
Viễn nhìn sững người tài xế. Đầu óc choáng váng. Anh ngồi lặng người một lát, rồi cố trấn tĩnh:
- Chú nói với tôi vậy là hay lắm. Nhờ chú giữ kín chuyện này giùm. Đừng để mẹ tôi biết.
- Dạ, cậu khỏi dặn, tôi biết rồi. Để tôi về kẻo bà lại nghi ngờ.
Chú Năm đi ra rồi, Viễn ngồi ngã người ra ghế. Cả người run lên vì giận. Thì ra Thúy Vi là vậy. Có thể nói yêu chồng thật trôi chảy. Đồng thời ra ngoài lại ngã vào vòng tay người yêu cũ. Cô ta chà đạp lòng tin của anh đến tàn nhẫn như vậy …Anh phải đối xử ra sao đây.
Viễn đứng bật dậy đi tới đi lui trong phòng. Anh không thể nghĩ gì khác ngoài sự ghen tuông đốt cháy cả tim óc. Nếu bây giờ có Thúy Vi đứng trước mặt, có lẽ anh sẽ ném cô ra đường cho hả giận. Không thể nào bình tĩnh nổi nữa. Chuyện của hãng cũng đủ làm anh thấy nặng nề rồi. Bây giờ đến chuyện của cô khiến anh không còn đủ sức chịu đựng nữa.
Viễn lái xe về nhà. Không có Thúy Vi ở nhà. Người làm bảo cô vừa mới đi. Viễn đi lên phòng, nằm dài xuống giường hút thuốc. Bây giờ anh mới thấy mình thật ấu trĩ khi tin tưởng Thúy Vi. Ngay cả việc cô đóng phim ở đâu anh cũng không biết. Đúng là thằng ngốc.
Buổi trưa Thúy Vi không về. Viễn cố nén lòng đến hãng làm việc. Đến chiều anh về hơi sớm. Cô vẫn chưa về. Đến tối mới nghe tiếng chân cô trên hành lang.
Thúy Vi đẩy nhẹ cửa phòng. Thấy Viễn, cô mỉm cười:
- Tối nay anh không đi đâu hả?
Viễn không trả lời, im lặng nhìn cô. Thúy Vi ngồi xuống trước bàn trang điểm, bắt đầu tẩy trang. Cô chợt khựng lại khi nhìn khuôn mặt Viễn phản chiếu trong gương. Anh nhìn cô chằm chằm, môi mím lại đầy vẻ mỉa mai, giận dữ. Thúy Vi buông khăn xuống, quay lại:
- Anh nhìn gì em vậy?
Viễn vẫn tiếp tục im lặng. Mắt anh nheo lại, và không nhìn đến cô nữa. Cử chỉ đó làm Thúy Vi hoang mang. Cô cúi đầu im lặng. Đầu óc rối loạn. Cô có cảm giác Viễn biết một điều gì đó về những cuộc gặp giữa cô với Phong. Điều đó làm cô thấy chán ngán. Không biết phải nói thế nào để giải thích và bắt đầu từ cái gì đây?
Viễn chợt lên tiếng, giọng lạnh lùng:
- Nhìn cử chỉ của em bâu giờ, thật giống một đứa trẻ bị chờ mắng. Lạ thật. Nếu không có tâm trạng lỗi lầm thì tại sao em có cử chỉ đó?
Thấy Thúy Vi vẫn không nói, anh đứng phắt dậy đi về phía cửa sổ. Anh nói mà không quay lại:
- Xem ra em thấy khó nói chuyện bình thường với anh rồi, phải không?
Thúy Vi ngẩng đầu lên:
- Hình như anh đang nghi ngờ em cái gì đó. Em công nhận có. Nhưng không đúng như anh nghĩ đâu.
Viễn quay lại, nhếch môi:
- Em biết anh nghĩ cái gì?
Thúy Vi hơi ngắc ngứ:
- Em không biết cụ thể. Nhưng rõ ràng là anh có nghi ngờ em …
- Nói cụ thể ra đi.
- Anh có thái độ như vậy, chỉ có thể giải thích là anh không thích em nói chuyện với anh Phong. Em không cần tìm hiểu tại sao anh biết, nhưng rõ ràng là anh đã giận em.
- Chỉ là giận thôi sao? Dùng từ đó nhẹ quá Vi.
Thúy Vi nuốt nước miếng:
- Anh có thể nghe em giải thích không?
- Nghĩa là tôi nghĩ đúng.
Thái độ của Viễn làm cô thấy khổ tâm. Cô nói hấp tấp:
- Đúng là có vài lần em gặp anh Phong, có nói chuyện với ảnh vì ảnh hay đón đường mỗi khi em về.
- Vậy Xuân Uyên đâu?
- Mấy ngày đó nó không có cảnh quay.
- Chắc là em mặc cảm với bạn em lắm nhỉ?
Thúy Vi chạy ào đến ôm lấy Viễn. Nhưng anh vẫn đứng yên. Thái độ phủ nhận cô làm cô thấy muốn khóc:
- Nhiều lúc em muốn nói hết với anh nhưng mình ít gặp nhau quá. Buổi tối chỉ có hai đứa với nhau thì em không muốn nói, vì tiếc những phút vui vẻ của hai đứa. Thật ra em đâu có sung sướng khi làm như vậy.
- Em không sung sướng. Nhưng em yếu đuối. Vì tình yêu của em vẫn còn mạnh hơn lý trí.
- Em không dối là em vẫn còn yêu. Nhưng em đang cố dứt mình ra khỏi nó để không phạm lỗi với anh.
Câu nói của Thúy Vi làm Viễn thấy nhói đau. Như vậy có nghĩa là cô chỉ sống với anh bằng lý trí. Anh đâu cần cái đó.
- Vậy bây giờ em muốn gì?
- Muốn anh đừng xa cách với em như vậy. Em khổ sở lắm.
- Em cho anh là một vị thánh sao? Xin lỗi, anh tầm thường lắm.
Thúy Vi bặm môi, nước mắt bắt đầu chảy trên mặt.
- Để em nói hết. Khi hiểu ra rồi, anh thông cảm hay ghét bỏ em cũng chịu. Lúc trước em rất trong sáng với anh, em hoàn toàn không còn nghĩ đến anh Phong. Nhưng sau này ảnh cứ tìm em, cứ thuyết phục, van xin. Em nhận ra rằng em không thể dửng dưng với ảnh. Nhưng tình cảm đó lạ lắm. Thấy ảnh buồn là em tội nghiệp. Không nỡ cắt đứt. Nhưng yêu cái kiểu rung động như xưa thì không phải. Em thề là không phải.
- Phong mà cũng để người ta thương hại sao? Nó chịu được như vậy à?
- Em không biết ảnh nghĩ cái gì. Nhưng thật tình là em chỉ thấy tội nghiệp ảnh.
- Em có hiểu tội nghiệp một người đàn ông đồng nghĩa với xúc phạm họ không?
- Em không biết. Thật tình là không nghĩ như vậy. Em hứa với anh, mai mốt em sẽ không gặp ảnh nữa. Anh có tin em không?
- Anh muốn em làm gì cũng nên nghĩ tới anh, cả mẹ anh nữa. Mẹ anh trọng danh dự lắm. Điều mẹ kỵ nhất là tai tiếng, em hiểu không?
Anh cúi xuống hôn trán Thúy Vi:
- Em đi ngủ đi, khuya rồi.
- Anh hết giận em chưa?
- Anh thương em.
Viễn ngồi xuống giường, kéo Thúy Vi ngồi vào lòng, anh dụi mặt trong cổ cô:
- Lúc này ở hãng có nhiều rắc rối lắm, mỗi ngày phải giải quyết hàng chục việc lớn nhỏ. Đầu óc anh căng thẳng, anh chỉ muốn hai đứa hạnh phúc với nhau. Đừng làm gì để anh mất niềm tin nghe Vi.
Thúy Vi không trả lời. Cô mải miết hôn mặt anh, cử chỉ hùng hồn nhất chứng tỏ cô hối hận về việc mình đã làm. Mai mốt nhất định cô để bị Phong lung lạc nữa:
Mấy ngày sau Phong có đến đón cô. Nhưng Thúy Vi một mực cự tuyệt anh. Cô không nói với Phong, nhưng thầm nghĩ nếu Phong không dừng lại, cô sẽ nói thật hết với Xuân Uyên. Đúng là Phong rất kỳ quặc. Có lối sống quá bừa bãi. Hình như anh luôn là người phản bội. Anh bỏ rơi Mai Hồng. Ra mặt chinh phục Xuân Uyên khi còn yêu cô. Rồ bây giờ vừa yêu Xuân Uyên vừa lén lút tỏ tình với cô. Rất may là cô đã làm vợ của Viễn.
Sáng nay chúa nhật, Thúy Vi và Viễn thức đã lâu, nhưng cả hai cứ nằm mãi trên giườg, nói hết chuyện này với chuyện khác. Viễn nhìn đôi vai trần của cô hơi lâu, rồi nheo mắt:
- Anh có thể vẽ em được không?
- Vẽ cái gì?
- Khoả thân.
- Đồ quỷ!
- Sao, mắc cở hả?
- Xí, không thèm.
- Nhưng có được không?
- Tất nhiên là được rồi.
Cả hai ngẫm nghĩ một lát rồi chợt cười phá lên. Viễn nhéo mũi cô:
- Nghĩ cái gì? nói thử coi có đúng không?
- Em nhớ lần đó em với anh Phong cãi nhau một trận tưng bừng về chuyện này.
- Sau đó anh phải thuyết phục nó và năn nỉ em để hai người dàn hoà.
Thuý Vi cười khúc khích. Viễn nói tiếp:
- Sao lúc đó tôi khổ đến vậy không biết, tối ngày cứ lo giảng hoà cho hai vị, rảnh rỗi thật.
Anh ngồi lên, kéo tay cô:
- Nào,bây giờ ăn cái gì đó rồi bắt tay vào việc nghe.
- Vẽ ở đây hay qua phòng tranh.
- Ở đây đi, đóng cửa lại.
Một lát sau. Viễn bày giá vẽ trong phòng. Thúy Vi ngồi chống tay trên đống gối. Trên người cô chỉ khoác tấm khăn voan mỏng manh, tóc rơi trên vai. Cô kiên nhẫn ngồi mẫu xuống buổi sáng. Và Viễn, bị thu hút vào sự say mê, hoàn toàn quên bẵng thời gian. Anh vẽ với tất cả cảm hứng mà lâu nay phải lãng quên vì công việc. Đến nổi nhìn vẻ mặt đờ đẫn của Thúy Vi, anh cũng không ý thức được là rất mệt.
Cuối cùng, chịu hết nổi. Thúy Vi lên tiếng:
- Nghỉ một lát được không anh, em đói bụng quá. Cả người mỏi nhừ rồi.
Viễn lập tức ngừng vẽ. Anh đặt cọ xuống,đến ngồi bên giường, cười như có lỗi:
- Mõi lắm hả? Sao nãy giờ không chịu nói?
- Thấy anh say sưa quá nên không nỡ.
Cô nằm sấp xuống, lim dim mắt:
- Bây giờ anh xuống lấy cái gì lên ăn, em tranh thủ ngủ một chút. Sau đó ăn xong sẽ vẽ tiếp.
- Tuyệt đối tuân lệnh.
Viễn mang dĩa thức ăn và hai lon bia ướp lạnh vào phòng. Thúy Vi ngồi lên, ăn ngấu nghiến:
- Đói bụng muốn chết được. Bộ anh không thấy đói hả?
- Hình như bây giờ mới thấy. Này, ăn từ từ thôi chứ.
Nhưng Thúy Vi chỉ le lưỡi nháy anh, rồi nâng lon bia lên uống một hơi. Viễn vừa ăn vừa nhìn bức tranh. Anh chợt quay lại:
- Em có biết hoạ sĩ Franxitxco Goya không?
- Hoạ sĩ người Tây Ban Nha phải không?
- Đúng. Ông ta cũng từng vẽ khoả thân một nữ công tước. Nhưng vào thời đó người ta lên án ghê lắm.
- Còn bây giờ?
- Nghệ thuật bản thân nó vẫn là nghệ thuật. Còn một người có tâm hồn thanh cao sẽ thưởng thức khác với một kẻ phàm phu.
- Này, anh có biết tại sao lúc trước em nhất định phản đối anh Phong không?
- Anh tò mò nhưng không tiện hỏi.
- Tại vì ảnh yêu cầu một cách thô bạo quá., em cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng lúc đó nếu là anh,em sẽ đồng ý đấy.
Viễn nhướng mắt:
- Đồng ý để anh vẽ?
Thúy Vi gật đầu tỉnh bơ:
- Tại vì anh thanh tao hơn anh Phong. Dù sao em cũng là người biết thưởng thức nghệ thuật mà.
- Chà, một câu nói hay quá! Vậy thì anh cũng nói bí mật của anh. Lúc đó anh cũng rất muốn vẽ em, nhưng không dám đề nghị, sợ bị ăn bạt tai.
Cả hai cười phá lên, rồi Thúy Vi đứng dậy thu dọn chén dĩa:
- Bây giờ vẽ tiếp hả?
- Em có cần nghỉ một chút không?
- Thôi khỏi.
Viễn siết nhẹ tay Thúy Vi. Cả hai nhìn nhau cười thú vị:
- OK! Vậy thì vào vị trí đi.
Thúy Vi loay hoay trên giường:
- Ngồi làm sao, em quên rồi.
Viễn đến giúp cô sửa lại tư thế rồi bắt đầu cầm tấm palette lên. Nét cọ đưa thoăn thoắt trên giấy vẽ.
Cả hai giữ im lặng suốt đến chiều. Rồi Thúy Vi nhìn đồng hồ, lên tiếng:
- Chiều rồi kìa anh. Mình còn đến ông Choy nữa.
Viễn vẫn không ngừng tay:
- Đến đó làm gì?
- Họ mời mình dự tiệc mừng đầy tháng em bé, anh quên rồi hả?
Viễn như sực nhớ ra, anh nhìn vội lên đồng hồ rồi buông cọ xuống:
- Nếu em không nhắc thì anh quên rồi. Nhanh lên đi Vi. Tới trễ kỳ lắm.
Thúy Vi bước xuống giường. Cô đến tủ áo chọn một bộ, rồi ngồi vào bàn trang điểm. Viễn cũng đã thay đồ xong. Cả hai đi ra cửa thì chuông điện thoại chợt reo lên. Viễn trở vào nhấc ống nghe rồi quay qua Thúy Vi:
- Phong gọi em.
Thúy Vi lắc đầu nhưng Viễn ra hiệu bảo cô đến nghe. Cô đành đi lại cầm máy:
- A lô!
- Thúy Vi, anh muốn gặp em, có chuyện cần lắm.
- Xin lỗi, em đang bận.
- Không được, em không được cúp máy. Em phải cho anh cái hẹn mới được.
- Không được. Em không gặp anh nữa đâu.
- Được, nếu từ chối anh thì rồi đây em sẽ hối hận.
- Anh đừng doạ em.
Cô buông ống nghe xuống bàn rồi đi nhanh ra cửa.
Ngồi trong xe, cô ngã đầu vào vai Viễn:
- Có lẽ anh nên nói chuyện với anh Phong. Rõ ràng ảnh không hề tôn trọng anh.
Viễn chăm chú nhìn về phía trước:
- Chuyện đó để tính sau. Vả lại chủ yếu là ở em. Anh để em tự quyết định.
- Anh tin em đến mức đó sao?
Viễn mỉm cười,nói một câu đầy ngụ ý:
- Anh nghĩ, con chim bị nhốt trong lồng thì sẽ mơ tưởng tới khoảng trời khác. Anh cứ để nó tự do, rồi nó sẽ biết mình cần cái gì.
- Nếu nó bay luôn.
- Thì anh bắt lại cũng đâu có muộn.
Thúy Vi ngồi lên, cô chợt nhận ra nãy giờ Viễn đi quá xa:
- Sao anh không mua quà ở đây?
Viễn lắc đầu:
- Mấy cửa hàng thường không có loại đó.
Anh dừng lại trước SuperBowl rồi dắt tay Thúy Vi đi luồn lách qua các gian hàng. Cuối cùng dừng lại ở một gian hàng treo các mẫu đồ sặc sỡ. Anh giải thích:
- Đây là cửa hàng chỉ bán đồ của Triều Tiên, mua ở nhưng chỗ khác thường không có mấy thứ này.
Anh chọn một chiếc nón em bé có đỉnh chóp, màu sắc sặc sỡ thật vui mắt, dễ thương. Thúy Vi ngạc nhiên:
- Sao lại mua cái này? Em thấy nó không có giá trị gì cả?
Viễn mỉm cười:
- Nhưng anh bảo đảm họ sẽ rất thích. Vì nó chứng tỏ mình quan tâm đến phong tục của họ. Người Hàn Quốc thường cho em bé đội chiếc nón như vậy trong ngày đầy tháng em bé. Anh đoán không chắc bà Choy tìm được loại nón này ở đây đâu.
Thúy Vi không nói gì. Ngồi vào xe,cô liếc Viễn:
- Anh ghê thật.
- Cái gì ghê?
- Anh nghiên cứu tâm lý của đối tượng mình giao tiếp kỹ quá. Dễ làm người ta cảm động. Như vậy rồi muốn chinh phục ai lại không được.Muốn cua bồ đâu có khó.
- Ê, hai cái không giống nhau nghe.
- Cái gì không giống?
- Một bên là lịch sự trong giao tiếp có lợi. Một bên hoàn toàn là tình cảm tự nguyện. Khác nhau xa lắc.
- Hứ, không thèm cãi với anh nữa. Sau này em mới phát hiện anh cũng miện lưỡi ghê gớm.
Viễn cười, không trả lời. Anh dừng xe trước một căn nhà nhỏ nhưng rất đẹp. Qua cửa kính Thúy Vi thấy có vài người ngồi ở phòng khách. Cô ngạc nhiên kêu lên:
- Vậy mà em tưởng đông lắm.
- Hai ông bà này ít giao tiếp với bạn bè. Họ chỉ mời mình thôi.
- Lạ thật!
Cô và Viễn đi vào. Trong nhà có hai vợ chồng người Triều Tiên, một người Pháp là khách và một người giúp việc đang bồng em bé. Thấy Viễn và Thúy Vi, họ đứng dậy đón. Ông bà Choy cúi người hơi thấp chào. Viễn và Thúy Vi cũng chào theo cách của họ và bắt tay với người đàn ông Pháp.
Hai bên nói chuyện với nhau bằng tiến Anh. Bà Choy rõ ràng là rất thú vị khi được tặng chiếc nón. Bà nói một tràng tiếng Anh:
- Ồ,tôi tìm nó hoài mà không có ở các cửa hiệu. Tôi cứ nghĩ thế là cháu bé không được đội chiếc nón này. Ông mua nó ở đâu thế?
Viễn mỉm cười:
-Tôi mua nó ở một gian hàng chỉ bán đồ của Triều Tiên.
- Ông chu đáo quá. Tôi rất là cảm động. Cám ơn ông!
Viễn khoát tay:
- Không có chi.
Họ vui vẻ ngồi vào bàn. Dù Viễn đã nói trước, Thúy Vi vẫn thấy ngạc nhiên vì cách bày bàn ăn của họ. Những chiếc dĩa nhỏ xíu bày đầy bàn nom rối cả mắt. Thật là tỉ mỉ, tinh vi. Khó khăn lắm cô mới ăn tự nhiên được.
Thấy cô giúp việc bồng em bé ngồi gần đó. Thúy Vi bảo cô ta cho cô bồng một chút. Cô trầm trồ với bà Choy:
- Em bé thật là xinh xắn. Em bé đáng yêu quá.
- Xin cám ơn bà.
- Tôi có thể hôn nó được không?
- Ồ, được chứ.
- Em bé đáng yêu quá. Thơm quá!
Hai người phụ nữ cùng ngắm nghía đứa bé. Tự nhiên họ thấy như đã thân nhau từ lâu. Tiệc đã xong mà Thúy Vi và Viễn còn ở chơi đến tối. Khi cả hai từ biệt ra về, bà Choy nói với Thúy Vi:
- Tôi rất thích ông bà. Mời ông bà hãy đến chơi với chúng tôi thường nhé.
Thuý Vi gật đầu, cười tươi:
- Tôi nhất định sẽ đến thăm ông bà. Tạm biệt!
Họ tiễn cả hai ra cổng mới quay vào.
Viễn nhìn Thúy Vi:
- Em thấy thích không?
- Nói chung là thích, vui đó chứ.
Cô ngả đầu vai Viễn:
- Lâu ghê anh với em mới có một ngày vui vẻ hoàn toàn thế này. Chúa nhật sau mình đi chơi nữa nghe.
- Đồng ý.
Viễn lái xe một vòng trong thành phố rồi mới về nhà. Bà Chương đang ngồi ở phòng khách. Thấy cả hai đi vào, bà lên tiếng:
- Nãy giờ Xuân Uyên nó gọi điện mấy lần. Nó bảo thằng Phong đang ở bệnh viện. Mẹ không biết hai đứa ở đâu mà cho hay.
Nói xong bà kín đáo quan sát Thúy Vi. Cô biến sắc đứng yên. Viễn cũng kinh ngạc:
- Nằm bệnh viện? Mới lúc chiều nó còn gọi điện tới đây mà. Sao bây giờ lại vậy?
Bà Chương có vẻ chú ý:
- Gọi điện cho ai? Con hay Thúy Vi?
Viễn biết mình đã nói hớ. Anh im lặng.Thúy Vi bối rối nhìn anh. Bà Chương định hỏi nữa nhưng anh đã lên tiếng:
- Mẹ có biết nó làm sao không?
- Nghe Xuân Uyên nói nó say rượu nên té xe. Vô phòng cấp cứu mà vẫn gọi tên Thúy Vi, nên con Uyên buộc phải gọi Thúy Vi đến.
Viễn gật đầu:
- Để tụi con đến đó xem sao.
Nói xong anh kéo Thúy Vi ra cửa. Cô bối rối quá. Nên dù thấy cái nhìn nghiêm lạnh của bà Chương cô vẫn đi nhanh theo Viễn.
Phong đang nằm ở phòng cấp cứu. Xuân Uyên và gia đình anh đứng lố nhố bên cạnh. Phong đã được băng bó, anh nằm yên. Thỉnh thoảng lại gọi Thúy Vi. Thấy Viễn và Thuý Vi đi vào, Xuân Uyên nói như khóc:
- Mình chờ Vi nãy giờ, ảnh cứ mê man như vậy mình sợ ảnh chết lắm.
Từ chết làm Thúy Vi run cả tâm trí, nước mắt cô chảy ròng trên mặt. Quên cả ý tứ, cô ngồi xuống cạnh giường:
- Anh Phong ơi, em đây. Anh đừng chết mà. Nếu anh có bề gì thì em ân hận suốt đời.
Cô chợt nhớ câu nói của Phong lúc chiều “ Nếu từ chối anh, rồi đây em sẽ hối hận ”. Như vậy là khi cô gác máy, anh đã bỏ đi uống rượu. Anh tự đày đoạ mình làm gì chứ. Nếu gì cô mà anh chết, lương tâm sẽ dằn vặt cô suốt cả đời.
Thúy Vi gục đầu xuống ngực Phong, khóc nức nở. Cô y tá đến yêu cầu cô đứng lên, cô khuỵu xuống đất mà không sao đứng dậy nổi. Xuân Uyên vội đỡ cô lên. Cô đứng dậy nhưng vẫn không ngừng khóc.
Viễn đứng một góc nhìn Thúy Vi, đôi mắt tối sầm. Anh không thấy ghen. Làm sao anh có thể ti tiện,đến mức ghen với Phong trong cơn thập tử nhất sinh. Nhưng anh không thể không đau khổ. Anh không chịu được khi thấy Thúy Vi khóc lóc vì hắn. Anh đứng yên một lát rồi lẳng lặng bỏ ra cửa.
Viễn lái xe lung tung trên đường phố. Lòng sụp đổ vì nổi ngao ngán, thất vọng. Ngang qua một con đường, anh chợt thấy Chi đứng bên lề, vẫy vẫy tay gọi anh. Viễn dừng xe trước mặt cô. Chi thò đầu vào xe:
- Anh đi đâu mà tối vậy?
Viễn nghiêng người tới mở cửa:
- Chi đi đâu vậy?lên anh đưa đi.
Chi ngồi vào xe:
- Em đi công chuyện. Bây giờ về nhà. Lúc này anh thế nào? Thúy Vi có khoẻ không?
- Khoẻ.
Viễn nín lặng, nghiêm nghị lái xe. Lát sau nhớ ra, anh quay qua Chi:
- Lúc này Chi ra sao? Sống đỡ hơn không. Lâu nay anh bỏ mặc không ghé em, thật vô tình quá. Người đó còn quấy rầy em không?
Chi thở nhẹ:
- Nếu bảo có thì khôg đúng. Lần đó em đã trả tiền cho hắn, nên hắn không có lý do gì éo buộc em. Nhưng thật tình là hắn không để mẹ con em yên được.
Viễn nhíu mày:
- Hắn làm gì em?
- Em đi vẽ suốt ngày nên đỡ phải chịu đựng. Chỉ tội mẹ em. Cứ vài ngày hắn lại đến nhà kiếm chuyện. Thậm chí có lần hắn say đòi đốt nhà. Mẹ con em thấp cổ lắm, chỉ biết nhịn cho yên.
- Nếu hắn quấy rối, em có quyền thưa công an mà.
- Công an cũng đâu có rảnh mà giải quyết những chuyện vặt vãnh đó.
Viễn vỗ nhẹ tay Chi, thương hại:
- Có lẽ em nên dọn nhà đi chỗ khác. Ở đó hoài em không an toàn đâu.
Chi thở dài:
- Em cũng muốn vậy, rất muốn. Nhưng bán nhà không phải dễ. Em đang dành dụm tiền để mua một chỗ khác, trong hẽm nhỏ. Nhưng chưa đủ tiền.
Cô cười nhẫn nhục:
- Nhưng em tin sẽ thực hiện được. Bây giờ em cũng có kha khá rồi.
- Em cứ mạnh dạn mua đi, còn bao nhiêu anh sẽ bù thêm Chi quay nhanh qua anh, lắc đầu nguầy nguậy:
- Không được, em nợ anh nhiều rồi. Chưa trả được thì không có lý do gì lại nhận thêm.
Viễn cười ray rứt:
- Thật ra anh mới là người nợ em. Anh đã nợ em một mối tình bền bỉ. Không trả được cho em tình yêu thì anh phải lo cho em cuộc sống bình yên, chẳng lẽ em phải chịu bất công hoài sao?
- Em tự nguyện cho mà.
- Nhưng anh không thể vô tư nhận. Đừng từ chối như vậy, anh buồn lắm.
Chi im lặng. Gương mặt phảng phất nỗi buồn. Cô khẽ hỏi:
- Anh với Thúy Vi có hạnh phúc không?
- Hình như là có.
- Sao lại hình như.
- Tại vì anh thấy nó mong manh quá. Anh có cảm giác cổ chưa thật sự là của anh.
Chi bặm môi:
- Vậy có khi nào anh thấy hối hận không?
- Hối hận vì đã cưới Thúy Vi?
- Vâng.
- Chưa bao giờ. Anh không nghĩ đến điều đó.
- Tới nhà em rồi. Anh dừng ở đây đi.
Chi tự động mở cửa xe bước xuống:
- Bye.
- Ngày mai anh mang tiền qua cho em. Tối em có nhà không?
Chi ngập ngừng:
- Chắc có. Thôi, anh về đi!
Viễn giơ tay chào cô. Chiếc xe lướt tới một cách êm ái. Chi đứng lên tần ngần nhìn theo. Chợt một bàn tay vỗ vai cô thật mạnh:
- Chà, bữa nay có kép mới đưa về hả? Xịn quá ta, hèn gì chê thằng này là phải rồi. Ai vậy?
Không quay lại. Chi vẫn biết đó là Khôi. Cô im lặng đi nhanh vào nhà. Nhưng hắn không để cô yên:
- Ê! Hỏi không trả lời hả? Khi dễ thằng này hả?
Chi quay lại, nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Người ta là ai cũng đâu ảnh hưởng gì đến anh. Làm ơn để tôi yên!
Nói xong cô chạy nhanh vào nhà. Đóng chặt cửa lại, cô nghe tiếng hắn chửi thề. Một lát sau ngoài sân mới yên lặng.
Chi ngồi phịch xuống bàn. Chợt thấy lo ngại cho Viễn. Nếu Viễn còn lui tới đây, thế nào Khôi cũng kiếm chuyện với anh. Cô không muốn Viễn bị phiền phức vì mình.
Hoàng Thu Dung
- Có chuyện gì vậy?
Viễn vừa hỏi, vừa ngồi xuống ghế. Anh trợ lý đến đứng trước mặt Viễn:
- Mấy người đó xin nghỉ việc. Họ yêu cầu hãng giải quyết tiền lương.
Viễn nhíu mày:
- Họ nghỉ ngang vậy à? Lý do gì vậy?
- Dạ, vì hãng xe Thiên Thành tuyển dụng họ. Hãng này mới thành lập, họ muốn tuyển dụng tài xế có kinh nghiệm để khỏi mất công đào tạo.
Viễn cắt ngang:
- Đó chỉ là một trong nhiều lý do thôi. Theo anh, lý do chính là gì?
- Tôi nghĩ họ muốn cạnh tranh với hãng mình.
Viễn nhướng mắt:
- Mới thành lập mà đã cạnh tranh với hãng này à? Họ có điên không?
- Dạ không? tôi có điều tra. Giám đốc bên đó có nước ngoài bảo trợ. Vốn họ mạnh lắm.
Viễn đứng dậy, chống tay xuống bàn:
- Không cần biết bên kia tăng lương bao nhiêu. Anh ra nói với họ tôi vẫn giữ mức lương đó. Nhưng điều kiện ưu đãi cao hơn. Mỗi tài xế được mua trả góp chính chiếc xe họ lái trong mười năm.. Không tăng lãi suất, ngoài ra một năm sẽ được tổ chức đi nghỉ mát hai lần. Và khoảng tiền thưởng năm sẽ tăng mười phần trăm.
- Điều kiện có cao quá không? giám đốc?
Viễn khoát tay:
- Còn hơn là thỏa mãn yêu sách trước mắt của họ. Nếu tăng lương thì lâu lâu họ sẽ đòi tăng một lần. Mỗi lần đòi tăng lương là đình trệ công việc, như vậy còn thiệt hại lớn hơn nữa. Anh ra nói với họ ngay đi. Và yêu cầu mọi người lập tức trở về làm việc ngay.
- Dạ.
Anh trợ lý đi ra ngoài. Lát sau trở vào với vẻ lo lắng:
- Họ đồng ý hết rồi. Nhưng còn một số không chịu, họ nói tăng lương là thiết thực hơn. Nếu không thì nghỉ liền.
Viễn đứng ngay dậy, đi ra ngoài. Nhóm người ở phòng khách thấy anh lập tức đứng dậy, nhìn anh chờ đợi.
Viễn đến đứng giữa phòng, nhìn lướt qua mọi người. Rồi kiên nhẫn phân tích:
- Các anh làm việc ở hãng này lâu năm. Hầu như các anh cũng biết ba tôi đãi ngộ các anh ra sao. Và mức lương ở đây tôi có thể đảm bảo là không thấp hơn các nơi khác. Dù sao chúng ta cũng làm việc nhịp nhàng với nhau. Bây giờ tự ý bỏ việc, các anh không tiếc sao? Còn tôi thì thực lòng thì rất tiếc. Tôi rất có thành ý muốn giữ các anh lại.
Nhóm tài xế nhìn nhau. Một người đứng ra nói lớn:
- Tụi tôi cũng muốn làm việc ở đây lắm. Nhưng bên kia họ trả lương cao gấp rưỡi. Nếu giám đốc trả như vậy thì tụi tôi ở lại, không thì thôi.
Cách trả lời xấc xược, cố tỏ vẻ bất cần đó làm Viễn giận bừng lên. Anh hiểu rất rõ thái độ ấy nhằm muốn gì. Anh không chấp nhận, nhưng vẫn kiên nhẫn:
- Có thể trước mắt lương các anh cao hơn. Nhưng tôi đảm bảo sẽ không bền. Ở cương vị chũ hãng tôi biết. Ngoài tài năng của nhân viên, các giám đốc còn đòi hỏi lòng trung thành. Các anh được đãi ngộ như vậy mà vẫn bỏ đi. Lấy gì bảo đảm rằng giám đốc bên đó sẽ tin tưởng các anh. Nếu họ tuyển dụng được người mới, lập tức họ sẽ sa thải các anh ngay:
- Chúng tôi không tin.
Viễn bình tĩnh mỉm cười:
- Tôi sợ khi các anh hiểu ra thì đã quá muộn. Và tôi đảm bảo mức lương mà các anh nhận không có trên thực tế đâu. Qua giai đoạn cạnh tranh, họ sẽ hạ thấp lương các anh hơn nữa, để bù lại chi phí mà họ tung ra.
- Giám đốc là chủ, muốn nói gì lại không được. Nhưng tụi tôi chỉ cần lương thôi.
Viễn giơ tay:
- Thôi được, tôi sẽ thỏa mãn đúng yêu cầu của các anh.
Anh quay qua người trợ lý, nói nhỏ:
- Anh ghi tên mấy người này lại cho tôi.
Quay qua mấy người còn đứng lố nhố, anh nói lớn:
- Bây giờ các anh đến ghi tên với anh Quốc, sau đó trở về làm việc ngay. Tôi hứa cuối tháng này sẽ tăng lương cho các anh.
Nói xong, Viễn bỏ vào văn phòng. Anh ngồi xuống trước bàn, môi mím lại gận dữ.
Một lát người trợ lý đi vào. Viễn nói ngay:
- Đứng về mặt luật pháp, mình không có quyền thưa họ. Nhưng họ đã vi phạm đạo đức trong làm ăn thì mình nhất định không nhượng bộ. Anh tuyể gấp cho tôi số tài xế mới. Càng nhanh càng tốt.
- Tôi không hiểu, giám đốc ạ. Họ ở lại là đủ người rồi.
- Không, khi nào tuyển đủ người mới, tôi sẽ lập tức cho nhóm người lúc nãy nghỉ việc, và khi họ qua hãng Thiên Thành, chúng ta sẽ tung tin chúng ta sa thãi họ vì tay nghề yếu, dễ gây tai nạn giao thông. Anh hiểu không?
- Thật ra bên Thiên Thành mới là mất uy tín, như vậy dễ mất hợp đồng lắm.
- Anh hiểu ý tôi rồi. Tôi giao cho anh làm việc đó.
- Dạ.
Anh ta đi ra một lát rồi quay lại mở cửa:
- Giám đốc, có chú tài xế của bà giám đốc tới. Ông tiếp không?
Viễn ngước lên, một thoáng ngạc nhiên, anh gật đầu:
- Cho chú vô.
Thấy người tài xế bước vô, anh hỏi ngay:
- Có chuyện gì vậy chú Năm?
Ông ta ngồi xuống, nói dè dặt:
- Chuyện này đáng lẽ tôi phải nói với bà. Vì bà giao cho tôi đưa đón cô Thúy Vi. Nhưng tôi nghĩ nếu để bà biết sợ vợ chồng cậu khó xử, nên tôi nghĩ, hay nhất là tôi nói với cậu.
- Chuyện của Thúy Vi hả? chú nói đi.
- Tôi thấy …có lẽ cậu nên để ý cô Vi hơn. Lúc trước cổ còn đi học thì không có gì. Nhưng gần đây thì hay nói chuyện với một người tên Phong. Mấy lần cổ đóng phim xong thì cậu kia ra đón đường nói chuyện.
Viễn nhìn sững người tài xế. Đầu óc choáng váng. Anh ngồi lặng người một lát, rồi cố trấn tĩnh:
- Chú nói với tôi vậy là hay lắm. Nhờ chú giữ kín chuyện này giùm. Đừng để mẹ tôi biết.
- Dạ, cậu khỏi dặn, tôi biết rồi. Để tôi về kẻo bà lại nghi ngờ.
Chú Năm đi ra rồi, Viễn ngồi ngã người ra ghế. Cả người run lên vì giận. Thì ra Thúy Vi là vậy. Có thể nói yêu chồng thật trôi chảy. Đồng thời ra ngoài lại ngã vào vòng tay người yêu cũ. Cô ta chà đạp lòng tin của anh đến tàn nhẫn như vậy …Anh phải đối xử ra sao đây.
Viễn đứng bật dậy đi tới đi lui trong phòng. Anh không thể nghĩ gì khác ngoài sự ghen tuông đốt cháy cả tim óc. Nếu bây giờ có Thúy Vi đứng trước mặt, có lẽ anh sẽ ném cô ra đường cho hả giận. Không thể nào bình tĩnh nổi nữa. Chuyện của hãng cũng đủ làm anh thấy nặng nề rồi. Bây giờ đến chuyện của cô khiến anh không còn đủ sức chịu đựng nữa.
Viễn lái xe về nhà. Không có Thúy Vi ở nhà. Người làm bảo cô vừa mới đi. Viễn đi lên phòng, nằm dài xuống giường hút thuốc. Bây giờ anh mới thấy mình thật ấu trĩ khi tin tưởng Thúy Vi. Ngay cả việc cô đóng phim ở đâu anh cũng không biết. Đúng là thằng ngốc.
Buổi trưa Thúy Vi không về. Viễn cố nén lòng đến hãng làm việc. Đến chiều anh về hơi sớm. Cô vẫn chưa về. Đến tối mới nghe tiếng chân cô trên hành lang.
Thúy Vi đẩy nhẹ cửa phòng. Thấy Viễn, cô mỉm cười:
- Tối nay anh không đi đâu hả?
Viễn không trả lời, im lặng nhìn cô. Thúy Vi ngồi xuống trước bàn trang điểm, bắt đầu tẩy trang. Cô chợt khựng lại khi nhìn khuôn mặt Viễn phản chiếu trong gương. Anh nhìn cô chằm chằm, môi mím lại đầy vẻ mỉa mai, giận dữ. Thúy Vi buông khăn xuống, quay lại:
- Anh nhìn gì em vậy?
Viễn vẫn tiếp tục im lặng. Mắt anh nheo lại, và không nhìn đến cô nữa. Cử chỉ đó làm Thúy Vi hoang mang. Cô cúi đầu im lặng. Đầu óc rối loạn. Cô có cảm giác Viễn biết một điều gì đó về những cuộc gặp giữa cô với Phong. Điều đó làm cô thấy chán ngán. Không biết phải nói thế nào để giải thích và bắt đầu từ cái gì đây?
Viễn chợt lên tiếng, giọng lạnh lùng:
- Nhìn cử chỉ của em bâu giờ, thật giống một đứa trẻ bị chờ mắng. Lạ thật. Nếu không có tâm trạng lỗi lầm thì tại sao em có cử chỉ đó?
Thấy Thúy Vi vẫn không nói, anh đứng phắt dậy đi về phía cửa sổ. Anh nói mà không quay lại:
- Xem ra em thấy khó nói chuyện bình thường với anh rồi, phải không?
Thúy Vi ngẩng đầu lên:
- Hình như anh đang nghi ngờ em cái gì đó. Em công nhận có. Nhưng không đúng như anh nghĩ đâu.
Viễn quay lại, nhếch môi:
- Em biết anh nghĩ cái gì?
Thúy Vi hơi ngắc ngứ:
- Em không biết cụ thể. Nhưng rõ ràng là anh có nghi ngờ em …
- Nói cụ thể ra đi.
- Anh có thái độ như vậy, chỉ có thể giải thích là anh không thích em nói chuyện với anh Phong. Em không cần tìm hiểu tại sao anh biết, nhưng rõ ràng là anh đã giận em.
- Chỉ là giận thôi sao? Dùng từ đó nhẹ quá Vi.
Thúy Vi nuốt nước miếng:
- Anh có thể nghe em giải thích không?
- Nghĩa là tôi nghĩ đúng.
Thái độ của Viễn làm cô thấy khổ tâm. Cô nói hấp tấp:
- Đúng là có vài lần em gặp anh Phong, có nói chuyện với ảnh vì ảnh hay đón đường mỗi khi em về.
- Vậy Xuân Uyên đâu?
- Mấy ngày đó nó không có cảnh quay.
- Chắc là em mặc cảm với bạn em lắm nhỉ?
Thúy Vi chạy ào đến ôm lấy Viễn. Nhưng anh vẫn đứng yên. Thái độ phủ nhận cô làm cô thấy muốn khóc:
- Nhiều lúc em muốn nói hết với anh nhưng mình ít gặp nhau quá. Buổi tối chỉ có hai đứa với nhau thì em không muốn nói, vì tiếc những phút vui vẻ của hai đứa. Thật ra em đâu có sung sướng khi làm như vậy.
- Em không sung sướng. Nhưng em yếu đuối. Vì tình yêu của em vẫn còn mạnh hơn lý trí.
- Em không dối là em vẫn còn yêu. Nhưng em đang cố dứt mình ra khỏi nó để không phạm lỗi với anh.
Câu nói của Thúy Vi làm Viễn thấy nhói đau. Như vậy có nghĩa là cô chỉ sống với anh bằng lý trí. Anh đâu cần cái đó.
- Vậy bây giờ em muốn gì?
- Muốn anh đừng xa cách với em như vậy. Em khổ sở lắm.
- Em cho anh là một vị thánh sao? Xin lỗi, anh tầm thường lắm.
Thúy Vi bặm môi, nước mắt bắt đầu chảy trên mặt.
- Để em nói hết. Khi hiểu ra rồi, anh thông cảm hay ghét bỏ em cũng chịu. Lúc trước em rất trong sáng với anh, em hoàn toàn không còn nghĩ đến anh Phong. Nhưng sau này ảnh cứ tìm em, cứ thuyết phục, van xin. Em nhận ra rằng em không thể dửng dưng với ảnh. Nhưng tình cảm đó lạ lắm. Thấy ảnh buồn là em tội nghiệp. Không nỡ cắt đứt. Nhưng yêu cái kiểu rung động như xưa thì không phải. Em thề là không phải.
- Phong mà cũng để người ta thương hại sao? Nó chịu được như vậy à?
- Em không biết ảnh nghĩ cái gì. Nhưng thật tình là em chỉ thấy tội nghiệp ảnh.
- Em có hiểu tội nghiệp một người đàn ông đồng nghĩa với xúc phạm họ không?
- Em không biết. Thật tình là không nghĩ như vậy. Em hứa với anh, mai mốt em sẽ không gặp ảnh nữa. Anh có tin em không?
- Anh muốn em làm gì cũng nên nghĩ tới anh, cả mẹ anh nữa. Mẹ anh trọng danh dự lắm. Điều mẹ kỵ nhất là tai tiếng, em hiểu không?
Anh cúi xuống hôn trán Thúy Vi:
- Em đi ngủ đi, khuya rồi.
- Anh hết giận em chưa?
- Anh thương em.
Viễn ngồi xuống giường, kéo Thúy Vi ngồi vào lòng, anh dụi mặt trong cổ cô:
- Lúc này ở hãng có nhiều rắc rối lắm, mỗi ngày phải giải quyết hàng chục việc lớn nhỏ. Đầu óc anh căng thẳng, anh chỉ muốn hai đứa hạnh phúc với nhau. Đừng làm gì để anh mất niềm tin nghe Vi.
Thúy Vi không trả lời. Cô mải miết hôn mặt anh, cử chỉ hùng hồn nhất chứng tỏ cô hối hận về việc mình đã làm. Mai mốt nhất định cô để bị Phong lung lạc nữa:
Mấy ngày sau Phong có đến đón cô. Nhưng Thúy Vi một mực cự tuyệt anh. Cô không nói với Phong, nhưng thầm nghĩ nếu Phong không dừng lại, cô sẽ nói thật hết với Xuân Uyên. Đúng là Phong rất kỳ quặc. Có lối sống quá bừa bãi. Hình như anh luôn là người phản bội. Anh bỏ rơi Mai Hồng. Ra mặt chinh phục Xuân Uyên khi còn yêu cô. Rồ bây giờ vừa yêu Xuân Uyên vừa lén lút tỏ tình với cô. Rất may là cô đã làm vợ của Viễn.
Sáng nay chúa nhật, Thúy Vi và Viễn thức đã lâu, nhưng cả hai cứ nằm mãi trên giườg, nói hết chuyện này với chuyện khác. Viễn nhìn đôi vai trần của cô hơi lâu, rồi nheo mắt:
- Anh có thể vẽ em được không?
- Vẽ cái gì?
- Khoả thân.
- Đồ quỷ!
- Sao, mắc cở hả?
- Xí, không thèm.
- Nhưng có được không?
- Tất nhiên là được rồi.
Cả hai ngẫm nghĩ một lát rồi chợt cười phá lên. Viễn nhéo mũi cô:
- Nghĩ cái gì? nói thử coi có đúng không?
- Em nhớ lần đó em với anh Phong cãi nhau một trận tưng bừng về chuyện này.
- Sau đó anh phải thuyết phục nó và năn nỉ em để hai người dàn hoà.
Thuý Vi cười khúc khích. Viễn nói tiếp:
- Sao lúc đó tôi khổ đến vậy không biết, tối ngày cứ lo giảng hoà cho hai vị, rảnh rỗi thật.
Anh ngồi lên, kéo tay cô:
- Nào,bây giờ ăn cái gì đó rồi bắt tay vào việc nghe.
- Vẽ ở đây hay qua phòng tranh.
- Ở đây đi, đóng cửa lại.
Một lát sau. Viễn bày giá vẽ trong phòng. Thúy Vi ngồi chống tay trên đống gối. Trên người cô chỉ khoác tấm khăn voan mỏng manh, tóc rơi trên vai. Cô kiên nhẫn ngồi mẫu xuống buổi sáng. Và Viễn, bị thu hút vào sự say mê, hoàn toàn quên bẵng thời gian. Anh vẽ với tất cả cảm hứng mà lâu nay phải lãng quên vì công việc. Đến nổi nhìn vẻ mặt đờ đẫn của Thúy Vi, anh cũng không ý thức được là rất mệt.
Cuối cùng, chịu hết nổi. Thúy Vi lên tiếng:
- Nghỉ một lát được không anh, em đói bụng quá. Cả người mỏi nhừ rồi.
Viễn lập tức ngừng vẽ. Anh đặt cọ xuống,đến ngồi bên giường, cười như có lỗi:
- Mõi lắm hả? Sao nãy giờ không chịu nói?
- Thấy anh say sưa quá nên không nỡ.
Cô nằm sấp xuống, lim dim mắt:
- Bây giờ anh xuống lấy cái gì lên ăn, em tranh thủ ngủ một chút. Sau đó ăn xong sẽ vẽ tiếp.
- Tuyệt đối tuân lệnh.
Viễn mang dĩa thức ăn và hai lon bia ướp lạnh vào phòng. Thúy Vi ngồi lên, ăn ngấu nghiến:
- Đói bụng muốn chết được. Bộ anh không thấy đói hả?
- Hình như bây giờ mới thấy. Này, ăn từ từ thôi chứ.
Nhưng Thúy Vi chỉ le lưỡi nháy anh, rồi nâng lon bia lên uống một hơi. Viễn vừa ăn vừa nhìn bức tranh. Anh chợt quay lại:
- Em có biết hoạ sĩ Franxitxco Goya không?
- Hoạ sĩ người Tây Ban Nha phải không?
- Đúng. Ông ta cũng từng vẽ khoả thân một nữ công tước. Nhưng vào thời đó người ta lên án ghê lắm.
- Còn bây giờ?
- Nghệ thuật bản thân nó vẫn là nghệ thuật. Còn một người có tâm hồn thanh cao sẽ thưởng thức khác với một kẻ phàm phu.
- Này, anh có biết tại sao lúc trước em nhất định phản đối anh Phong không?
- Anh tò mò nhưng không tiện hỏi.
- Tại vì ảnh yêu cầu một cách thô bạo quá., em cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng lúc đó nếu là anh,em sẽ đồng ý đấy.
Viễn nhướng mắt:
- Đồng ý để anh vẽ?
Thúy Vi gật đầu tỉnh bơ:
- Tại vì anh thanh tao hơn anh Phong. Dù sao em cũng là người biết thưởng thức nghệ thuật mà.
- Chà, một câu nói hay quá! Vậy thì anh cũng nói bí mật của anh. Lúc đó anh cũng rất muốn vẽ em, nhưng không dám đề nghị, sợ bị ăn bạt tai.
Cả hai cười phá lên, rồi Thúy Vi đứng dậy thu dọn chén dĩa:
- Bây giờ vẽ tiếp hả?
- Em có cần nghỉ một chút không?
- Thôi khỏi.
Viễn siết nhẹ tay Thúy Vi. Cả hai nhìn nhau cười thú vị:
- OK! Vậy thì vào vị trí đi.
Thúy Vi loay hoay trên giường:
- Ngồi làm sao, em quên rồi.
Viễn đến giúp cô sửa lại tư thế rồi bắt đầu cầm tấm palette lên. Nét cọ đưa thoăn thoắt trên giấy vẽ.
Cả hai giữ im lặng suốt đến chiều. Rồi Thúy Vi nhìn đồng hồ, lên tiếng:
- Chiều rồi kìa anh. Mình còn đến ông Choy nữa.
Viễn vẫn không ngừng tay:
- Đến đó làm gì?
- Họ mời mình dự tiệc mừng đầy tháng em bé, anh quên rồi hả?
Viễn như sực nhớ ra, anh nhìn vội lên đồng hồ rồi buông cọ xuống:
- Nếu em không nhắc thì anh quên rồi. Nhanh lên đi Vi. Tới trễ kỳ lắm.
Thúy Vi bước xuống giường. Cô đến tủ áo chọn một bộ, rồi ngồi vào bàn trang điểm. Viễn cũng đã thay đồ xong. Cả hai đi ra cửa thì chuông điện thoại chợt reo lên. Viễn trở vào nhấc ống nghe rồi quay qua Thúy Vi:
- Phong gọi em.
Thúy Vi lắc đầu nhưng Viễn ra hiệu bảo cô đến nghe. Cô đành đi lại cầm máy:
- A lô!
- Thúy Vi, anh muốn gặp em, có chuyện cần lắm.
- Xin lỗi, em đang bận.
- Không được, em không được cúp máy. Em phải cho anh cái hẹn mới được.
- Không được. Em không gặp anh nữa đâu.
- Được, nếu từ chối anh thì rồi đây em sẽ hối hận.
- Anh đừng doạ em.
Cô buông ống nghe xuống bàn rồi đi nhanh ra cửa.
Ngồi trong xe, cô ngã đầu vào vai Viễn:
- Có lẽ anh nên nói chuyện với anh Phong. Rõ ràng ảnh không hề tôn trọng anh.
Viễn chăm chú nhìn về phía trước:
- Chuyện đó để tính sau. Vả lại chủ yếu là ở em. Anh để em tự quyết định.
- Anh tin em đến mức đó sao?
Viễn mỉm cười,nói một câu đầy ngụ ý:
- Anh nghĩ, con chim bị nhốt trong lồng thì sẽ mơ tưởng tới khoảng trời khác. Anh cứ để nó tự do, rồi nó sẽ biết mình cần cái gì.
- Nếu nó bay luôn.
- Thì anh bắt lại cũng đâu có muộn.
Thúy Vi ngồi lên, cô chợt nhận ra nãy giờ Viễn đi quá xa:
- Sao anh không mua quà ở đây?
Viễn lắc đầu:
- Mấy cửa hàng thường không có loại đó.
Anh dừng lại trước SuperBowl rồi dắt tay Thúy Vi đi luồn lách qua các gian hàng. Cuối cùng dừng lại ở một gian hàng treo các mẫu đồ sặc sỡ. Anh giải thích:
- Đây là cửa hàng chỉ bán đồ của Triều Tiên, mua ở nhưng chỗ khác thường không có mấy thứ này.
Anh chọn một chiếc nón em bé có đỉnh chóp, màu sắc sặc sỡ thật vui mắt, dễ thương. Thúy Vi ngạc nhiên:
- Sao lại mua cái này? Em thấy nó không có giá trị gì cả?
Viễn mỉm cười:
- Nhưng anh bảo đảm họ sẽ rất thích. Vì nó chứng tỏ mình quan tâm đến phong tục của họ. Người Hàn Quốc thường cho em bé đội chiếc nón như vậy trong ngày đầy tháng em bé. Anh đoán không chắc bà Choy tìm được loại nón này ở đây đâu.
Thúy Vi không nói gì. Ngồi vào xe,cô liếc Viễn:
- Anh ghê thật.
- Cái gì ghê?
- Anh nghiên cứu tâm lý của đối tượng mình giao tiếp kỹ quá. Dễ làm người ta cảm động. Như vậy rồi muốn chinh phục ai lại không được.Muốn cua bồ đâu có khó.
- Ê, hai cái không giống nhau nghe.
- Cái gì không giống?
- Một bên là lịch sự trong giao tiếp có lợi. Một bên hoàn toàn là tình cảm tự nguyện. Khác nhau xa lắc.
- Hứ, không thèm cãi với anh nữa. Sau này em mới phát hiện anh cũng miện lưỡi ghê gớm.
Viễn cười, không trả lời. Anh dừng xe trước một căn nhà nhỏ nhưng rất đẹp. Qua cửa kính Thúy Vi thấy có vài người ngồi ở phòng khách. Cô ngạc nhiên kêu lên:
- Vậy mà em tưởng đông lắm.
- Hai ông bà này ít giao tiếp với bạn bè. Họ chỉ mời mình thôi.
- Lạ thật!
Cô và Viễn đi vào. Trong nhà có hai vợ chồng người Triều Tiên, một người Pháp là khách và một người giúp việc đang bồng em bé. Thấy Viễn và Thúy Vi, họ đứng dậy đón. Ông bà Choy cúi người hơi thấp chào. Viễn và Thúy Vi cũng chào theo cách của họ và bắt tay với người đàn ông Pháp.
Hai bên nói chuyện với nhau bằng tiến Anh. Bà Choy rõ ràng là rất thú vị khi được tặng chiếc nón. Bà nói một tràng tiếng Anh:
- Ồ,tôi tìm nó hoài mà không có ở các cửa hiệu. Tôi cứ nghĩ thế là cháu bé không được đội chiếc nón này. Ông mua nó ở đâu thế?
Viễn mỉm cười:
-Tôi mua nó ở một gian hàng chỉ bán đồ của Triều Tiên.
- Ông chu đáo quá. Tôi rất là cảm động. Cám ơn ông!
Viễn khoát tay:
- Không có chi.
Họ vui vẻ ngồi vào bàn. Dù Viễn đã nói trước, Thúy Vi vẫn thấy ngạc nhiên vì cách bày bàn ăn của họ. Những chiếc dĩa nhỏ xíu bày đầy bàn nom rối cả mắt. Thật là tỉ mỉ, tinh vi. Khó khăn lắm cô mới ăn tự nhiên được.
Thấy cô giúp việc bồng em bé ngồi gần đó. Thúy Vi bảo cô ta cho cô bồng một chút. Cô trầm trồ với bà Choy:
- Em bé thật là xinh xắn. Em bé đáng yêu quá.
- Xin cám ơn bà.
- Tôi có thể hôn nó được không?
- Ồ, được chứ.
- Em bé đáng yêu quá. Thơm quá!
Hai người phụ nữ cùng ngắm nghía đứa bé. Tự nhiên họ thấy như đã thân nhau từ lâu. Tiệc đã xong mà Thúy Vi và Viễn còn ở chơi đến tối. Khi cả hai từ biệt ra về, bà Choy nói với Thúy Vi:
- Tôi rất thích ông bà. Mời ông bà hãy đến chơi với chúng tôi thường nhé.
Thuý Vi gật đầu, cười tươi:
- Tôi nhất định sẽ đến thăm ông bà. Tạm biệt!
Họ tiễn cả hai ra cổng mới quay vào.
Viễn nhìn Thúy Vi:
- Em thấy thích không?
- Nói chung là thích, vui đó chứ.
Cô ngả đầu vai Viễn:
- Lâu ghê anh với em mới có một ngày vui vẻ hoàn toàn thế này. Chúa nhật sau mình đi chơi nữa nghe.
- Đồng ý.
Viễn lái xe một vòng trong thành phố rồi mới về nhà. Bà Chương đang ngồi ở phòng khách. Thấy cả hai đi vào, bà lên tiếng:
- Nãy giờ Xuân Uyên nó gọi điện mấy lần. Nó bảo thằng Phong đang ở bệnh viện. Mẹ không biết hai đứa ở đâu mà cho hay.
Nói xong bà kín đáo quan sát Thúy Vi. Cô biến sắc đứng yên. Viễn cũng kinh ngạc:
- Nằm bệnh viện? Mới lúc chiều nó còn gọi điện tới đây mà. Sao bây giờ lại vậy?
Bà Chương có vẻ chú ý:
- Gọi điện cho ai? Con hay Thúy Vi?
Viễn biết mình đã nói hớ. Anh im lặng.Thúy Vi bối rối nhìn anh. Bà Chương định hỏi nữa nhưng anh đã lên tiếng:
- Mẹ có biết nó làm sao không?
- Nghe Xuân Uyên nói nó say rượu nên té xe. Vô phòng cấp cứu mà vẫn gọi tên Thúy Vi, nên con Uyên buộc phải gọi Thúy Vi đến.
Viễn gật đầu:
- Để tụi con đến đó xem sao.
Nói xong anh kéo Thúy Vi ra cửa. Cô bối rối quá. Nên dù thấy cái nhìn nghiêm lạnh của bà Chương cô vẫn đi nhanh theo Viễn.
Phong đang nằm ở phòng cấp cứu. Xuân Uyên và gia đình anh đứng lố nhố bên cạnh. Phong đã được băng bó, anh nằm yên. Thỉnh thoảng lại gọi Thúy Vi. Thấy Viễn và Thuý Vi đi vào, Xuân Uyên nói như khóc:
- Mình chờ Vi nãy giờ, ảnh cứ mê man như vậy mình sợ ảnh chết lắm.
Từ chết làm Thúy Vi run cả tâm trí, nước mắt cô chảy ròng trên mặt. Quên cả ý tứ, cô ngồi xuống cạnh giường:
- Anh Phong ơi, em đây. Anh đừng chết mà. Nếu anh có bề gì thì em ân hận suốt đời.
Cô chợt nhớ câu nói của Phong lúc chiều “ Nếu từ chối anh, rồi đây em sẽ hối hận ”. Như vậy là khi cô gác máy, anh đã bỏ đi uống rượu. Anh tự đày đoạ mình làm gì chứ. Nếu gì cô mà anh chết, lương tâm sẽ dằn vặt cô suốt cả đời.
Thúy Vi gục đầu xuống ngực Phong, khóc nức nở. Cô y tá đến yêu cầu cô đứng lên, cô khuỵu xuống đất mà không sao đứng dậy nổi. Xuân Uyên vội đỡ cô lên. Cô đứng dậy nhưng vẫn không ngừng khóc.
Viễn đứng một góc nhìn Thúy Vi, đôi mắt tối sầm. Anh không thấy ghen. Làm sao anh có thể ti tiện,đến mức ghen với Phong trong cơn thập tử nhất sinh. Nhưng anh không thể không đau khổ. Anh không chịu được khi thấy Thúy Vi khóc lóc vì hắn. Anh đứng yên một lát rồi lẳng lặng bỏ ra cửa.
Viễn lái xe lung tung trên đường phố. Lòng sụp đổ vì nổi ngao ngán, thất vọng. Ngang qua một con đường, anh chợt thấy Chi đứng bên lề, vẫy vẫy tay gọi anh. Viễn dừng xe trước mặt cô. Chi thò đầu vào xe:
- Anh đi đâu mà tối vậy?
Viễn nghiêng người tới mở cửa:
- Chi đi đâu vậy?lên anh đưa đi.
Chi ngồi vào xe:
- Em đi công chuyện. Bây giờ về nhà. Lúc này anh thế nào? Thúy Vi có khoẻ không?
- Khoẻ.
Viễn nín lặng, nghiêm nghị lái xe. Lát sau nhớ ra, anh quay qua Chi:
- Lúc này Chi ra sao? Sống đỡ hơn không. Lâu nay anh bỏ mặc không ghé em, thật vô tình quá. Người đó còn quấy rầy em không?
Chi thở nhẹ:
- Nếu bảo có thì khôg đúng. Lần đó em đã trả tiền cho hắn, nên hắn không có lý do gì éo buộc em. Nhưng thật tình là hắn không để mẹ con em yên được.
Viễn nhíu mày:
- Hắn làm gì em?
- Em đi vẽ suốt ngày nên đỡ phải chịu đựng. Chỉ tội mẹ em. Cứ vài ngày hắn lại đến nhà kiếm chuyện. Thậm chí có lần hắn say đòi đốt nhà. Mẹ con em thấp cổ lắm, chỉ biết nhịn cho yên.
- Nếu hắn quấy rối, em có quyền thưa công an mà.
- Công an cũng đâu có rảnh mà giải quyết những chuyện vặt vãnh đó.
Viễn vỗ nhẹ tay Chi, thương hại:
- Có lẽ em nên dọn nhà đi chỗ khác. Ở đó hoài em không an toàn đâu.
Chi thở dài:
- Em cũng muốn vậy, rất muốn. Nhưng bán nhà không phải dễ. Em đang dành dụm tiền để mua một chỗ khác, trong hẽm nhỏ. Nhưng chưa đủ tiền.
Cô cười nhẫn nhục:
- Nhưng em tin sẽ thực hiện được. Bây giờ em cũng có kha khá rồi.
- Em cứ mạnh dạn mua đi, còn bao nhiêu anh sẽ bù thêm Chi quay nhanh qua anh, lắc đầu nguầy nguậy:
- Không được, em nợ anh nhiều rồi. Chưa trả được thì không có lý do gì lại nhận thêm.
Viễn cười ray rứt:
- Thật ra anh mới là người nợ em. Anh đã nợ em một mối tình bền bỉ. Không trả được cho em tình yêu thì anh phải lo cho em cuộc sống bình yên, chẳng lẽ em phải chịu bất công hoài sao?
- Em tự nguyện cho mà.
- Nhưng anh không thể vô tư nhận. Đừng từ chối như vậy, anh buồn lắm.
Chi im lặng. Gương mặt phảng phất nỗi buồn. Cô khẽ hỏi:
- Anh với Thúy Vi có hạnh phúc không?
- Hình như là có.
- Sao lại hình như.
- Tại vì anh thấy nó mong manh quá. Anh có cảm giác cổ chưa thật sự là của anh.
Chi bặm môi:
- Vậy có khi nào anh thấy hối hận không?
- Hối hận vì đã cưới Thúy Vi?
- Vâng.
- Chưa bao giờ. Anh không nghĩ đến điều đó.
- Tới nhà em rồi. Anh dừng ở đây đi.
Chi tự động mở cửa xe bước xuống:
- Bye.
- Ngày mai anh mang tiền qua cho em. Tối em có nhà không?
Chi ngập ngừng:
- Chắc có. Thôi, anh về đi!
Viễn giơ tay chào cô. Chiếc xe lướt tới một cách êm ái. Chi đứng lên tần ngần nhìn theo. Chợt một bàn tay vỗ vai cô thật mạnh:
- Chà, bữa nay có kép mới đưa về hả? Xịn quá ta, hèn gì chê thằng này là phải rồi. Ai vậy?
Không quay lại. Chi vẫn biết đó là Khôi. Cô im lặng đi nhanh vào nhà. Nhưng hắn không để cô yên:
- Ê! Hỏi không trả lời hả? Khi dễ thằng này hả?
Chi quay lại, nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Người ta là ai cũng đâu ảnh hưởng gì đến anh. Làm ơn để tôi yên!
Nói xong cô chạy nhanh vào nhà. Đóng chặt cửa lại, cô nghe tiếng hắn chửi thề. Một lát sau ngoài sân mới yên lặng.
Chi ngồi phịch xuống bàn. Chợt thấy lo ngại cho Viễn. Nếu Viễn còn lui tới đây, thế nào Khôi cũng kiếm chuyện với anh. Cô không muốn Viễn bị phiền phức vì mình.
Hoàng Thu Dung