Quỳnh dắt xe ra sân, cô rất ngạc nhiên khi thấy chiếc xe Dream của ông Nghị dựng sát hàng rào. Bảng số xe của nhà ông chủ, cô không thể nào quên, vì đã từng lau chùi cho họ. Không hiểu sao hôm nay ông ta đến đây mà lại đi xe này. Nó có vẻ như ông ta muốn bớt bị chú ý.
Khi cô vào nhà thì mẹ cô đang tiếp ông. Hai người ngồi sát vách, gần bên nhau. Thấy cô, cử chỉ bà Phượng có vẻ bối rối. Cả ông Nghị cũng mất đi vẻ đường bệ.
Quỳnh thấy ngỡ ngàng và thái độ là lạ đó. Nhất là cách mẹ tiếp khách như thế. Cô thoáng lúng túng như mình bắt gặp một người vụng trộm. Và cô chào ông Nghị một cách vội vàng rồi đi thẳng vào nhà sau.
Một lát, bà Phượng đi vô. Lúc đó Quỳnh đang ngồi chải tóc. Bà đến ngồi gần cô, giải thích bằng giọng thiếu tự nhiên:
- Bác Nghị ghé qua thăm mẹ con mình, ổng hỏi con đi làm rồi, học nổi không đấy.
- Dạ.
- Ổng nói sẽ tìm cho con chỗ khác nhàn hạ hơn, lương cao hơn.
Quỳnh lắc đầu ngay:
- Thôi mẹ ạ. Mình đã đoạn tuyệt được với họ rồi thì đừng nhờ vả gì nữa.
- Con đừng ghét ông ấy. Ổng cũng tốt lắm, lúc biết cậu Quốc đuổi mình, ổng cũng giận lắm.
Quỳnh chợt thắc mắc:
- Làm sao ông ấy biết mình ở đây hả mẹ?
- Ừ... ờ thì... chắc ổng hỏi thăm.
- Con không hiểu sao ông ấy tốt thế, quan tâm thế, lúc mình ở nhà đó, ông ấy có nói tới mình đâu.
- Mẹ cũng không biết.
Bà Phượng đứng dậy, đi đến bàn dọn dẹp. Cử chỉ thiếu tự nhiên của bà làm Quỳnh hoang mang. Cô có cảm tưởng mẹ giấu giếm một điều gì đó. Một điều có liên quan đến ông Nghị.
Mấy ngày sau, Quỳnh vẫn còn bị ám ảnh lần gặp đó. Cô không hỏi mẹ, nhưng chờ bà nói thêm điều gì đó. Từ đó giờ, mẹ con cô không hề hỏi những gì mà người kia không muốn nói. Mẹ im lặng có nghĩa là mẹ không muốn cô biết tại sao.
Chuyện đó rồi cũng vào quên lãng. Vì sau đó Quỳnh không thấy ông Nghị tới nhà nữa. Cô bắt đầu lấy lại quân bình. Nỗi đau điếng hồn đã qua, chỉ còn cơn buồn thăm thẳm cất giấu trong lòng. Cô tự nhủ từ đây về sau sẽ quên hẳn gia đình ông chủ, như đoạn tuyệt một quá khứ lầm lẫn.
Nhưng rồi cô gặp lại Quốc. Bất ngờ và đầy lo sợ. Khuya nay, cô đang xếp chén đĩa vào kệ, thì người quản lý bảo có người tìm. Vừa ra khỏi quầy thu ngân, cô đã thấy Quốc ngồi ở bàn gần đó. Trông anh ta xộc xệch, nhàu nát và rã rời. Đến mức không còn là anh ta trước kia.
Quỳnh rất lạ, cô đứng yên một lúc nhìn Quốc, tự hỏi có nên ra gặp không. Cuối cùng cô tự nhủ phải tránh mặt và cô lặng lẽ quay trở vào sàn nước.
Quốc xông xáo vào bếp gặp cô, bất kể cái nhìn tò mò của các nhân viên phục vụ. Anh ta không còn vẻ ngông nghênh như trước kia mà thái độ van vỉ.
- Em ra ngoài kia với anh đi Quỳnh, không mất nhiều thời giờ của em đâu. Anh có chuyện cần nói, vô cùng cần mà.
Quỳnh ngỡ ngàng nhìn Quốc, không tin đó chính là anh. Lẽ nào sau khi lập gia đình, người ta đổi khác đến vậy?
Hình như cái nhìn của cô làm Quốc ngượng, anh liếm môi, nhắc lại lần nữa:
- Năm phút thôi cũng được, anh không dám làm phiền em đâu.
Thật không sao tin nổi con người nhũn nhặn này là Quốc. Quỳnh chợt thấy tội nghiệp, một cảm giác mới mẻ chưa từng có đối với anh. Cô gật đầu, dịu giọng:
- Thôi được, em sẽ ra đó ngay. Anh chờ em một chút.
Quỳnh xếp nốt chồng dĩa lên kệ rồi đi ra phòng ngoài. Quỳnh đang chờ ở chiếc bàn lúc nãy. Cô đi thẳng đến, ngồI xuống trước mặt anh.
- Lần sau anh đừng đến tìm em nữa. Đừng bao giờ tìm, anh đừng quên anh không còn tự do.
- Anh biết.
- Anh có chuyện gì vậy? Nếu có liên quan tới em thì nói nhanh đi. Em còn phải về.
Quốc cúi đầu nhìn xuống bàn, buồn chán đến tội nghiệp. Hình như anh không có chuyện gì để nói cụ thể. Nhưng lại có quá nhiều điều bực bội muốn nói.
Quỳnh lờ mờ cảm thấy anh ta không vui. Đúng hơn là đau khổ. Cuộc sống hôn nhân không làm cho anh ta vừa lòng.
Quốc cắn mạnh môi, đôi mắt anh đờ đẫn khi ngước lên nhìn cô:
- Để trả thù em, anh đã tự cắt mũi mình. Không, đúng hơn là anh đã mang gông vào cổ, anh hối hận lắm Quỳnh ạ.
Ra là vậy. Quỳnh không thấy ngạc nhiên. Dù là mới đây cô còn không ngờ anh nói như vậy. Cô chớp mắt, một chút quay quắt, một chút nuối tiếc mơ hồ dấy lên. Nhưng theo bản năng, cô lập tức lắc đầu:
- Anh không nên nghĩ như vậy, càng không nên nói ra. Vợ là chính anh chọn mà, chị ấy là người chứ không phải chiếc áo. Anh đã chọn thì phải trung thành, khi chán cũng không được vứt bỏ.
Thấy đôi mắt đăm đăm ngó mình, cô nói nhẹ nhàng hơn:
- Em không có ý dạy đời, chỉ nói sự thật thôi.
- Em có dạy cũng không sao. Chỉ cần em chịu nói chuyện với anh.
Câu nói đó bất chợt làm Quỳnh lo sợ. Cô chợt nhớ ra như thế sẽ bất an cho mình. Nếu như vợ Quốc phát hiện, gặp một lần sẽ đến hai lần.. và sẽ nhiều hơn thế. Quốc đâu phải là người bản lĩnh. Cô nói một cách miễn cưỡng:
- Em không biết vợ chồng anh thế nào, nhưng anh có vợ rồi, cách hay nhất là đừng gặp lại em, em sợ phiền phức lắm.
Thấy anh ngồi yên, cô nhắc lại:
- Anh về đi.
- Anh chưa nói xong, một chút nữa thôi Quỳnh.
- Nhưng em không thể ngồi đây lâu.
Quốc vẫn ngồi yên nhìn cô chăm chắm:
- Anh hối hận lắm, anh không yêu cô ta, anh ghét Sương. Không ngờ cô ta còn dữ hơn cả Sương, anh thật sự không yêu nổi cô ta.
- Nhưng anh đã cưới chị ấy.
- Đó là sai lầm của anh.
- Và anh sẽ càng sai lầm hơn, nếu như tới tìm em.
- Một lần này thôi Quỳnh.
Quỳnh lặng thinh suy nghĩ rồi hỏi thẳng:
- Anh tìm em chỉ để nói như vậy thôi à?
- Hơn một tháng nay, anh hối hận điên cuồng, càng hối hận anh càng nhớ em.
- Anh đừng đổ thừa vì vợ mà để mất em, thực tế là anh không muốn cưới em kia mà - Cô ngừng lại, thở dài - Trước sau gì anh cũng không cưới em, vậy thì cưới ai đó cũng là chuyện tất nhiên. Nếu có hối hận thì anh chỉ nên tiếc là không gặp được người nhu nhược chứ không phải hối hận về nỗi đã lấy vợ.
Quốc buông một tiếng như trẻ con:
- Anh không yêu cô ta.
- Anh nói điều đó để làm gì?
- Anh muốn em biết là anh chỉ yêu được một mình em.
- Em thấy hân hạnh lắm, nhưng nếu vợ anh biết thì đó sẽ là tai họa cho em. Em bị một nhỏ Sương cũng đã sợ nhớ đời. Bây giờ đến vợ anh nữa thì em không chịu nổi đâu. Anh bảo chị ấy dữ lắm mà.
Nói xong câu đó, cô chợt thấy lạnh người khi thấy vợ Quốc xuất hiện. Mặc dù hôm đám cưới, cô chỉ nhìn thoáng qua, nhưng bằng vào trí nhớ và bằng cách đi xăm xăm đến bàn của chị ta, cô đoán là người mình phải biết sợ.
Quốc cũng nhìn thấy anh buột miệng một cách vô thức:
- Thúy đến.
Quỳnh nghe tim đập thon thót. Cô lịm người ngồi chờ tình huống xấu nhất sẽ xảy đến. Đôi mắt ánh lên vẻ hoảng sợ.
- Thì ra anh đến đây. Em đoán không sai mà - Thúy vừa nói, vừa kéo ghế ngồi xuống.
Giọng cô ta ngọt hơn cả bánh kẹo. Nhưng là thứ bánh kẹo quá nhiều đường hóa học, nó để lại dư âm đăng đắng, khiến người nghe thấy bất an.
Quốc cau có:
- Cô theo dõi tôi đấy à?
- Vâng. Em theo dõi anh. Đêm nào em cũng phải theo dõi và sẽ tiếp tục như thế.
Đó là cách nói của mẫu phụ nữ độc đoán. Mẫu người luôn nghĩ và nói đúng những gì cần thiết không hề biết sợ hay làm ra vẻ mềm mỏng. Lạy Chúa, cả hai người rất giống tính nhau. Quá coi trọng cái tôi của mình và vì thế sẽ khó có khả năng nhường nhịn hay kiên nhẫn.
Thúy quay sang ngó Quỳnh, đôi mắt sắc như dao:
- Anh ấy chủ động tìm đến cô chứ không phải hai người hẹn hò. Tôi biết điều đó nên tôi không bắt bẻ cô. Nhưng chỉ một lần này thôi đấy.
Quỳnh chưa biết trả lời thế nào, thì cô nói tiếp:
- Cô có thể không tiếp anh ta, bắt buộc phải làm thế, nếu lòng cô không muốn. Còn khi cô chịu nói chuyện với anh ta thì đồng nghĩa với việc dan díu, hãy nhớ điều đó.
Quốc tức lắm, nhưng hình như bị cô vợ đáo để này khống chế nên anh phản ứng yếu xìu.
- Cô đừng hăm dọa ai hết. Tự tôi tìm cổ chứ cổ không có lỗi gì cả. Tôi không thích kiểu quản lý của cô.
- Bởi vì em không tin anh, lúc đám cưới, bạn anh đã cảnh tỉnh em. Khi đó em hơi nghe và sau khi điều tra ra, em mới biết rõ về anh - Cô nhấn giọng - Anh không đáng để em tin.
- Hừ!
Quốc quay mặt chỗ khác, cáu kỉnh bực bội. Nhưng đó chỉ là sự dằn dỗi của một chú bé biết mình không làm gì được, vì một uy lực phải thừa nhận.
Quỳnh còn đang lưỡng lự giữa việc nên ngồi lại hay bỏ vô, thì Thúy đã lên tiếng:
- Anh định chừng nào về?
- Cô về trước đi.
- Không. Anh phải về ngủ, mai còn đi học nữa, tối giờ anh uống quá nhiều rồi.
Quỳnh suýt phì cười, nhưng lại không cười. Lần đầu tiên cô thấy mối quan hệ vợ chồng lạ lùng như vậy. Chị ta giữ chồng theo kiểu mẹ giữ con, chị quản lý em. Không hiểu Quốc có tự ái không. Quốc đã làm gì để đến nỗi bị gọng kìm như vậy. Thật khó tin một chàng công tử lăng nhăng và coi con gái như bầy búp bê bây giờ lại trở nên bị khống chế như thế. Anh đã tự quăng cái gông vào cổ mình rồi.
Quỳnh đang nghĩ lan man thì chợt giật mình vì tiếng đập tay lên bàn của Quốc. Anh gắt lên:
- Đã bảo về trước đi.
- Anh phải về với em.
- Này! Cô là mẹ hay vợ tôi vậy? Đừng có nói với tôi kiểu đó, phụ nữ gì giống cai ngục vậy.
Thúy cười điềm tĩnh:
- Nếu anh là một người đứng đắn, em sẽ cư xử khác. Tại anh nên em phải như vậy.
- Tại tôi làm sao?
- Lăng nhăng, lăng nhăng đến lúc có vợ cũng không chừa. Không ai vừa mới đám cưới đã bỏ đi chơi như anh. Anh coi thường em quá lắm.
- Tôi mà dám coi thường cô, chắc cô hiền lắm đấy.
- Em không hiền, em chỉ làm đúng cái cần làm.
Quốc làu bàu:
- Chết tiệt!
Không biết Thúy có nghe không, cô ta quay qua Quỳnh:
- Đây là lần đầu ảnh tìm cô, tự ảnh tìm, nên tôi bỏ qua cho cô. Nhưng nếu lần thứ hai như vậy thì có nghĩa là cô đồng lõa. Lúc ấy cô muốn nhận thứ nào, tôi cho thứ ấy.
Quỳnh nghe một luồng ớn lạnh truyền khắp toàn thân. Cô gái mới có chồng này nói năng khủng khiếp quá. Y như một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong ghen tuông. Chưa tiếp xúc thì sợ mơ hồ. Bây giờ gặp nỗi sợ có tưởng có thể sờ được. Cô ta không dọa thì tự cô cũng không dám.
Thấy vẻ sợ hãi lộ vẻ trên mặt Quỳnh, Thúy thật sự yên tâm. Thật ra cô không biết tình cảm thật sự của hai người, nên không xem Quỳnh là đối thủ. Cô chỉ có ý nghĩ quản lý Quốc, để anh ta bớt lông nhông nhăng nhít. Cô ta nhìn Quốc một cách răn đe:
- Anh đưa em về đi, khuya rồi.
- Cô đến được thì cứ tự mà về.
Thúy cười thản nhiên:
- Nếu anh không về thì em phá nhà hàng này.
Quốc xoay mạnh người qua nhìn cô thách thức:
- Dám làm không?
- Dám chứ.
Nói xong Thúy cầm chiếc ly Quốc vừa uống lúc nãy, giơ cao lên, rồi buông xuống và trước cặp mắt thảng thốt của hai người, cô hỏi thản nhiên:
- Có cần thêm gì nữa không?
- Đủ rồi, về thì về. Hừ! Cô là bà nội chứ đâu phải vợ tôi.
Và anh đứng phắt dậy, bỏ đi băng băng ra cửa, như tránh xa "bà nội" mình vừa cưới càng sớm càng tốt.
Hai người về đã lâu mà Quỳnh còn ngồi chết dí một chỗ. Rồi cô cúi xuống gom mảnh ly vừa vỡ. Tưởng tượng có lúc nào đó, Thúy ghim những mảnh này vào mặt mình, cô thấy rùng mình kinh sợ.
***
Hôm sau vào lớp, cô gọi Sương ra riêng một góc, nghiêm trang:
- Tối qua, mình đã gặp vợ anh Quốc.
Mắt Sương lóe lên, long lanh một sự tò mò mãnh liệt:
- Vậy hả? Bả đẹp dữ không?
Quỳnh lắc đầu:
- Mình không quan tâm chuyện đó, chỉ biết là bà ấy bản lĩnh và dữ kinh hồn. Vì vậy Sương nên cẩn thận, nếu có gặp anh Quốc cũng đừng nói chuyện.
Sương nhíu mày, thắc mắc:
- Sao Quỳnh biết bả dữ? Bộ bị cái gì rồi hả?
- Không bị gì cả, chỉ bị cảnh cáo thôi.
Sương rùng mình, nổi gai khắp người:
- Ui, khiếp!
- Mình nói vậy để Sương đề phòng, chị ta theo dõi anh Quốc kỹ lắm.
- Ghê thật - Rồi cô lại tò mò - Thế bà ấy có đẹp không?
Quỳnh cười:
- Anh Quốc mà chịu cưới vợ xấu sao? Sương biết tính ảnh thì cứ suy ra đi.
- Vậy thì mình biết rồi - Mặt cô buồn hẳn đi.
Quỳnh cảm thấy Sương cụt hứng vì biết vợ Quốc là một người đẹp. Còn cô, không hề ảo tưởng gì ở anh, thì dung nhan vợ anh ta ra sao cô không quan tâm. Nhưng không hiểu sao việc mặt đối mặt với vợ chồng đó lại gây cho cô một sự bứt rứt khổ sở. Cô đã từng cố không nghĩ tới gia đình ông chủ cũ, nhưng lại không quên được. Để rồi vì họ, cô phải chịu một tai họa khủng khiếp giáng xuống đời mình. Một tai họa bất ngờ mà cô không tưởng tưởng nổi.
Thường cô làm đến mười hai giờ đêm mới về. Lúc ấy, mẹ cô đã ngủ. Quỳnh không cho bà đi làm, nên suốt ngày bà ở nhà nhận thêm đồ may gia công. Mặc dù vậy, cuộc sống của hai mẹ con vẫn sung túc. Quỳnh chẳng bao giờ hỏi vì sao mẹ có khả năng lo cho cô những bữa ăn đầy đủ và áo quần sang trọng so với thu nhập của hai mẹ con. Cô cũng không nghĩ mẹ mình có cuộc sống riêng tư nào khác, cho đến khi cô tận mắt nhìn thấy cuộc tình riêng của mẹ với ông chủ cũ.
Đêm nay khi cô về nhà, Quỳnh thấy ngoài cổng người ta đứng lố nhố nhìn vào nhà mình. Một linh cảm không hay làm tim cô như thót lại. Cô vội dựng bừa xe ở ngoài rồi lách qua cho chạy vào nhà.
Khi Quỳnh vừa vào đến cửa thì là lúc ông Nghị xốc bà Phượng trên tay, đi nhanh ra sân. Quỳnh còn kịp thấy bà Nghị đứng nép vào vách, vẻ sợ hãi cực độ. Cô nhào về phía ông Nghị, nói như hét:
- Mẹ con làm sao vậy bác Nghị? Mẹ làm sao thế? Trời ơi!
- Mẹ bị té. Con theo bác đưa mẹ vô bệnh viện đi.
Hai chữ bệnh viện làm Quỳnh như bị tê liệt. Cô cứ đứng sững nhìn mẹ. Phải đợi đến ông Nghị hét lên cô mới giật mình và chạy vội theo.
Đã một ngày qua mà bà Phượng vẫn chưa tỉnh. Quỳnh bỏ học, không cả ăn uống nổi. Suốt ngày cứ ngồi bám bên giường.
Trưa nay có một người hàng xóm nói với cô là bà Nghị bị bắt. Bà ta còn kể rằng ban đầu thấy ông Nghị đến trước sau đó mới đến bà Nghị. Và bà ta la lối ầm ĩ. Rõ ràng là một cuộc đánh ghen. Nghe xong, Quỳnh như đổ gục. Sự khám phá đó làm cô đau đớn. Không thể nào, dù cho đó là giấc mơ, cô lại nghĩ mẹ mình dan díu với ông chủ.
Buổi tối, khi ông Nghị đến, cô mời ông ra hành lang, vẻ mặt lạnh nhợt nhạt, cô thốt lên đầy vẻ căm phẫn:
- Người ta kể với con đó là một cuộc đánh ghen, con muốn biết sự thật. Ông chủ nói đi, đã xảy ra từ lúc nào?
- Từ nhiều năm nay - Giọng ông khàn khàn.
- Nhiều năm nay. Trời ơi!
- Thế mà con không biết gì cả - Quỳnh thì thào một mình, rồi cô cười buồn - Con không ngờ mẹ con có thể làm như vậy.
- Đừng lên án người lớn, Quỳnh ạ. Đó cũng là những con người có tình cảm riêng, thậm chí còn sâu sắc hơn cả tuổi trẻ như con.
Quỳnh lắc đầu, phản đối:
- Một người như ông chủ, có thiếu gì người, tại sao ông lại nhằm mẹ con mà đùa, để cho mẹ con ra nông nổi này.
Thay vì chống chế, bào chữa, ông Nghị nói với Quỳnh như thể cô cùng trang lứa:
- Bác có gia đình, nhưng người bác thật sự xem là vợ thì là mẹ con. Bà ấy biết dịu dàng lắng nghe, biết chăm sóc quan tâm, đó là người phụ nữ như bác mong muốn.
Quỳnh đứng im lắng nghe. Giờ đây, cô mới nhận ra mẹ cũng là một phụ nữ, biết khao khát tình cảm và trên hết mẹ vẫn còn rất trẻ, rất đẹp. Lần đầu tiên mình đứng ra để nhìn và nhận xét mẹ, như nhận xét một người khách quan, để thấy thông cảm hơn. Cô hỏi khẽ:
- Bác có thật lòng với mẹ con không?
- Giờ đây, lý trí khiến bác lo cho mẹ thằng Quốc trong tù, nhưng lòng dạ thì hướng về mẹ con. Nếu mất bà ấy, bác sụp đổ tinh thần. Còn mất mẹ thằng Quốc bác mất thể diện và nền tảng gia đình.
- Bác thấy cái nào quan trọng hơn?
Ông Nghị không trả lời được, mà Quỳnh thì cũng không cần nghe điều ấy. Giọng cô đầy oán giận:
- Nếu có chút tình với mẹ con thì bác đã không để bác gái hành hung mẹ.
- Bác đã không cho phép bà ấy làm điều đó, nhưng mọi chuyện diễn ra ngoài sự kiểm soát của bác. Chính bà ấy cũng không ngờ cái xô ngã của bà ấy lại gây ra chuyện trầm trọng như vậy.
"Nếu mẹ chết thì sao?" Quỳnh kêu gào thầm trong tâm trí. Nỗi lo sợ cuống cuồng bóp nghẹt tim cô. Cô sợ đến mức bắt mình nghĩ ngay qua chuyện khác, để không dám tưởng tượng tiếp nữa.
Nhưng mấy ngày sau, điều đó đã xảy ra, đã thật sự xảy ra.
Lúc đó là khoảng nửa đêm, có mặt ông Nghị trong phòng và không hiểu xui khiến thế nào mà Quốc đã tìm đến thăm.
Khi Quỳnh ôm mẹ mà khóc, thì chính anh ta gỡ cô ra khỏi người chết. Anh ta ôm lấy Quỳnh mà dỗ dành, bất kể cô có nghe hay không? Và anh ta cũng khóc một cách đau đớn:
- Giờ đây anh và em đều mất mẹ, dù mất theo cách khác nhau. Anh sẽ tìm mọi cách để mình là người cùng một gia đình. Bây giờ anh thấm thía lắm rồi Quỳnh ơi!
Nếu là trước đây, hẳn Quỳnh sẽ sung sướng lắm. Nhưng bây giờ chuyện đó thật vô nghĩa. Vô nghĩa đến mức nó không làm cô có chút suy nghĩ nào về nó.
Giờ đây, trước mắt cô là một sự mất mát không có gì đền bù cho nổi.
***
Quỳnh đặt giỏ đồ xuống, cô hất tóc ra sau, chậm chạp lấy chìa khóa định tra vào ổ khóa, thì cánh cửa chợt bật mở. Dương đứng ở khung cửa, anh nhìn kỹ cô rồi lắc đầu như không tin vào mắt mình.
- Không ngờ là em. Anh đang định về.
Quỳnh cúi nhìn xuống gạch, giọng mệt mỏi và dè dặt:
- Trước đây, em đã làm anh tự ái, em luôn chạy trốn anh, nhưng bây giờ em không chạy trốn nữa. Nếu anh không còn nghĩ về em như trước, thì em sẽ quay về và không bao giờ đến đây.
Dương không nói gì, anh cúi xuống xách giỏ đồ và đẩy rộng cửa.
- Em vô đi. Ngồi xuống đây, em có vẻ mệt đấy.
Anh đến tủ lạnh, khui lon nước đặt trước mặt cô. Quỳnh cầm lên uống một hơi, có vẻ như rất khát. Rồi cô đặt lon xuống, liếm môi:
- Hôm nay em đã thu dọn tất cả đồ đạc, một mình em làm từ sáng giờ, cuối tháng này em sẽ trả nhà cho người ta.
Dương nhìn cô chăm chú:
- Sao không gọi anh đến giúp?
- Em không muốn phiền anh.
- Từ đây về sau, em đừng bao giờ nói câu đó. Em có đói không?
- Dạ có. Từ sáng giờ, em chưa ăn gì cả.
- Em không nên như vậy. Con gái luôn cần một chỗ dựa, giờ đây em chỉ còn một mình, sức khỏe lại cần hơn. Đi ăn với anh.
- Em mệt quá, nhà anh có sữa không?
- Chờ hơi lâu nghe. Để anh nấu nước.
Trong khi Dương loay hoay trong bếp, Quỳnh ngã người tựa vào thành ghế, mệt đến mức muốn ngủ ngay. Nhưng đói quá, nên cô ráng thức. Cô yếu lả đến nỗi không buồn nhấc người đứng lên.
Dương đặt mì và sữa xuống bàn, thấy vẻ mặt mệt mỏi của cô, anh bước qua đỡ cô ngồi lên.
- Ráng ăn đi. Sau đó ngủ một đêm, em sẽ thấy đỡ hơn - Và anh ngồi xuống cạnh Quỳnh, quan sát cách ăn ngấu nghiến của cô.
Chờ cô ăn xong, anh đứng dậy thu dọn, rồi qua phòng ngủ dọn lại giường. Trông anh có vẻ một người chồng chu đáo, biết săn sóc, chứ không phải là cậu quý tử vừa mới đây hãy còn làm gia đình điên đầu.
Dọn giường xong, Dương trở ra ngoài định gọi Quỳnh, nhưng cô đã ngủ lịm trên ghế. Anh suy nghĩ một lát, rồi đưa cô vào giường. Sau đó anh qua đêm trên ghế salon, nơi Quỳnh vừa nằm lúc nãy.
Hoàng Thu Dung
Khi cô vào nhà thì mẹ cô đang tiếp ông. Hai người ngồi sát vách, gần bên nhau. Thấy cô, cử chỉ bà Phượng có vẻ bối rối. Cả ông Nghị cũng mất đi vẻ đường bệ.
Quỳnh thấy ngỡ ngàng và thái độ là lạ đó. Nhất là cách mẹ tiếp khách như thế. Cô thoáng lúng túng như mình bắt gặp một người vụng trộm. Và cô chào ông Nghị một cách vội vàng rồi đi thẳng vào nhà sau.
Một lát, bà Phượng đi vô. Lúc đó Quỳnh đang ngồi chải tóc. Bà đến ngồi gần cô, giải thích bằng giọng thiếu tự nhiên:
- Bác Nghị ghé qua thăm mẹ con mình, ổng hỏi con đi làm rồi, học nổi không đấy.
- Dạ.
- Ổng nói sẽ tìm cho con chỗ khác nhàn hạ hơn, lương cao hơn.
Quỳnh lắc đầu ngay:
- Thôi mẹ ạ. Mình đã đoạn tuyệt được với họ rồi thì đừng nhờ vả gì nữa.
- Con đừng ghét ông ấy. Ổng cũng tốt lắm, lúc biết cậu Quốc đuổi mình, ổng cũng giận lắm.
Quỳnh chợt thắc mắc:
- Làm sao ông ấy biết mình ở đây hả mẹ?
- Ừ... ờ thì... chắc ổng hỏi thăm.
- Con không hiểu sao ông ấy tốt thế, quan tâm thế, lúc mình ở nhà đó, ông ấy có nói tới mình đâu.
- Mẹ cũng không biết.
Bà Phượng đứng dậy, đi đến bàn dọn dẹp. Cử chỉ thiếu tự nhiên của bà làm Quỳnh hoang mang. Cô có cảm tưởng mẹ giấu giếm một điều gì đó. Một điều có liên quan đến ông Nghị.
Mấy ngày sau, Quỳnh vẫn còn bị ám ảnh lần gặp đó. Cô không hỏi mẹ, nhưng chờ bà nói thêm điều gì đó. Từ đó giờ, mẹ con cô không hề hỏi những gì mà người kia không muốn nói. Mẹ im lặng có nghĩa là mẹ không muốn cô biết tại sao.
Chuyện đó rồi cũng vào quên lãng. Vì sau đó Quỳnh không thấy ông Nghị tới nhà nữa. Cô bắt đầu lấy lại quân bình. Nỗi đau điếng hồn đã qua, chỉ còn cơn buồn thăm thẳm cất giấu trong lòng. Cô tự nhủ từ đây về sau sẽ quên hẳn gia đình ông chủ, như đoạn tuyệt một quá khứ lầm lẫn.
Nhưng rồi cô gặp lại Quốc. Bất ngờ và đầy lo sợ. Khuya nay, cô đang xếp chén đĩa vào kệ, thì người quản lý bảo có người tìm. Vừa ra khỏi quầy thu ngân, cô đã thấy Quốc ngồi ở bàn gần đó. Trông anh ta xộc xệch, nhàu nát và rã rời. Đến mức không còn là anh ta trước kia.
Quỳnh rất lạ, cô đứng yên một lúc nhìn Quốc, tự hỏi có nên ra gặp không. Cuối cùng cô tự nhủ phải tránh mặt và cô lặng lẽ quay trở vào sàn nước.
Quốc xông xáo vào bếp gặp cô, bất kể cái nhìn tò mò của các nhân viên phục vụ. Anh ta không còn vẻ ngông nghênh như trước kia mà thái độ van vỉ.
- Em ra ngoài kia với anh đi Quỳnh, không mất nhiều thời giờ của em đâu. Anh có chuyện cần nói, vô cùng cần mà.
Quỳnh ngỡ ngàng nhìn Quốc, không tin đó chính là anh. Lẽ nào sau khi lập gia đình, người ta đổi khác đến vậy?
Hình như cái nhìn của cô làm Quốc ngượng, anh liếm môi, nhắc lại lần nữa:
- Năm phút thôi cũng được, anh không dám làm phiền em đâu.
Thật không sao tin nổi con người nhũn nhặn này là Quốc. Quỳnh chợt thấy tội nghiệp, một cảm giác mới mẻ chưa từng có đối với anh. Cô gật đầu, dịu giọng:
- Thôi được, em sẽ ra đó ngay. Anh chờ em một chút.
Quỳnh xếp nốt chồng dĩa lên kệ rồi đi ra phòng ngoài. Quỳnh đang chờ ở chiếc bàn lúc nãy. Cô đi thẳng đến, ngồI xuống trước mặt anh.
- Lần sau anh đừng đến tìm em nữa. Đừng bao giờ tìm, anh đừng quên anh không còn tự do.
- Anh biết.
- Anh có chuyện gì vậy? Nếu có liên quan tới em thì nói nhanh đi. Em còn phải về.
Quốc cúi đầu nhìn xuống bàn, buồn chán đến tội nghiệp. Hình như anh không có chuyện gì để nói cụ thể. Nhưng lại có quá nhiều điều bực bội muốn nói.
Quỳnh lờ mờ cảm thấy anh ta không vui. Đúng hơn là đau khổ. Cuộc sống hôn nhân không làm cho anh ta vừa lòng.
Quốc cắn mạnh môi, đôi mắt anh đờ đẫn khi ngước lên nhìn cô:
- Để trả thù em, anh đã tự cắt mũi mình. Không, đúng hơn là anh đã mang gông vào cổ, anh hối hận lắm Quỳnh ạ.
Ra là vậy. Quỳnh không thấy ngạc nhiên. Dù là mới đây cô còn không ngờ anh nói như vậy. Cô chớp mắt, một chút quay quắt, một chút nuối tiếc mơ hồ dấy lên. Nhưng theo bản năng, cô lập tức lắc đầu:
- Anh không nên nghĩ như vậy, càng không nên nói ra. Vợ là chính anh chọn mà, chị ấy là người chứ không phải chiếc áo. Anh đã chọn thì phải trung thành, khi chán cũng không được vứt bỏ.
Thấy đôi mắt đăm đăm ngó mình, cô nói nhẹ nhàng hơn:
- Em không có ý dạy đời, chỉ nói sự thật thôi.
- Em có dạy cũng không sao. Chỉ cần em chịu nói chuyện với anh.
Câu nói đó bất chợt làm Quỳnh lo sợ. Cô chợt nhớ ra như thế sẽ bất an cho mình. Nếu như vợ Quốc phát hiện, gặp một lần sẽ đến hai lần.. và sẽ nhiều hơn thế. Quốc đâu phải là người bản lĩnh. Cô nói một cách miễn cưỡng:
- Em không biết vợ chồng anh thế nào, nhưng anh có vợ rồi, cách hay nhất là đừng gặp lại em, em sợ phiền phức lắm.
Thấy anh ngồi yên, cô nhắc lại:
- Anh về đi.
- Anh chưa nói xong, một chút nữa thôi Quỳnh.
- Nhưng em không thể ngồi đây lâu.
Quốc vẫn ngồi yên nhìn cô chăm chắm:
- Anh hối hận lắm, anh không yêu cô ta, anh ghét Sương. Không ngờ cô ta còn dữ hơn cả Sương, anh thật sự không yêu nổi cô ta.
- Nhưng anh đã cưới chị ấy.
- Đó là sai lầm của anh.
- Và anh sẽ càng sai lầm hơn, nếu như tới tìm em.
- Một lần này thôi Quỳnh.
Quỳnh lặng thinh suy nghĩ rồi hỏi thẳng:
- Anh tìm em chỉ để nói như vậy thôi à?
- Hơn một tháng nay, anh hối hận điên cuồng, càng hối hận anh càng nhớ em.
- Anh đừng đổ thừa vì vợ mà để mất em, thực tế là anh không muốn cưới em kia mà - Cô ngừng lại, thở dài - Trước sau gì anh cũng không cưới em, vậy thì cưới ai đó cũng là chuyện tất nhiên. Nếu có hối hận thì anh chỉ nên tiếc là không gặp được người nhu nhược chứ không phải hối hận về nỗi đã lấy vợ.
Quốc buông một tiếng như trẻ con:
- Anh không yêu cô ta.
- Anh nói điều đó để làm gì?
- Anh muốn em biết là anh chỉ yêu được một mình em.
- Em thấy hân hạnh lắm, nhưng nếu vợ anh biết thì đó sẽ là tai họa cho em. Em bị một nhỏ Sương cũng đã sợ nhớ đời. Bây giờ đến vợ anh nữa thì em không chịu nổi đâu. Anh bảo chị ấy dữ lắm mà.
Nói xong câu đó, cô chợt thấy lạnh người khi thấy vợ Quốc xuất hiện. Mặc dù hôm đám cưới, cô chỉ nhìn thoáng qua, nhưng bằng vào trí nhớ và bằng cách đi xăm xăm đến bàn của chị ta, cô đoán là người mình phải biết sợ.
Quốc cũng nhìn thấy anh buột miệng một cách vô thức:
- Thúy đến.
Quỳnh nghe tim đập thon thót. Cô lịm người ngồi chờ tình huống xấu nhất sẽ xảy đến. Đôi mắt ánh lên vẻ hoảng sợ.
- Thì ra anh đến đây. Em đoán không sai mà - Thúy vừa nói, vừa kéo ghế ngồi xuống.
Giọng cô ta ngọt hơn cả bánh kẹo. Nhưng là thứ bánh kẹo quá nhiều đường hóa học, nó để lại dư âm đăng đắng, khiến người nghe thấy bất an.
Quốc cau có:
- Cô theo dõi tôi đấy à?
- Vâng. Em theo dõi anh. Đêm nào em cũng phải theo dõi và sẽ tiếp tục như thế.
Đó là cách nói của mẫu phụ nữ độc đoán. Mẫu người luôn nghĩ và nói đúng những gì cần thiết không hề biết sợ hay làm ra vẻ mềm mỏng. Lạy Chúa, cả hai người rất giống tính nhau. Quá coi trọng cái tôi của mình và vì thế sẽ khó có khả năng nhường nhịn hay kiên nhẫn.
Thúy quay sang ngó Quỳnh, đôi mắt sắc như dao:
- Anh ấy chủ động tìm đến cô chứ không phải hai người hẹn hò. Tôi biết điều đó nên tôi không bắt bẻ cô. Nhưng chỉ một lần này thôi đấy.
Quỳnh chưa biết trả lời thế nào, thì cô nói tiếp:
- Cô có thể không tiếp anh ta, bắt buộc phải làm thế, nếu lòng cô không muốn. Còn khi cô chịu nói chuyện với anh ta thì đồng nghĩa với việc dan díu, hãy nhớ điều đó.
Quốc tức lắm, nhưng hình như bị cô vợ đáo để này khống chế nên anh phản ứng yếu xìu.
- Cô đừng hăm dọa ai hết. Tự tôi tìm cổ chứ cổ không có lỗi gì cả. Tôi không thích kiểu quản lý của cô.
- Bởi vì em không tin anh, lúc đám cưới, bạn anh đã cảnh tỉnh em. Khi đó em hơi nghe và sau khi điều tra ra, em mới biết rõ về anh - Cô nhấn giọng - Anh không đáng để em tin.
- Hừ!
Quốc quay mặt chỗ khác, cáu kỉnh bực bội. Nhưng đó chỉ là sự dằn dỗi của một chú bé biết mình không làm gì được, vì một uy lực phải thừa nhận.
Quỳnh còn đang lưỡng lự giữa việc nên ngồi lại hay bỏ vô, thì Thúy đã lên tiếng:
- Anh định chừng nào về?
- Cô về trước đi.
- Không. Anh phải về ngủ, mai còn đi học nữa, tối giờ anh uống quá nhiều rồi.
Quỳnh suýt phì cười, nhưng lại không cười. Lần đầu tiên cô thấy mối quan hệ vợ chồng lạ lùng như vậy. Chị ta giữ chồng theo kiểu mẹ giữ con, chị quản lý em. Không hiểu Quốc có tự ái không. Quốc đã làm gì để đến nỗi bị gọng kìm như vậy. Thật khó tin một chàng công tử lăng nhăng và coi con gái như bầy búp bê bây giờ lại trở nên bị khống chế như thế. Anh đã tự quăng cái gông vào cổ mình rồi.
Quỳnh đang nghĩ lan man thì chợt giật mình vì tiếng đập tay lên bàn của Quốc. Anh gắt lên:
- Đã bảo về trước đi.
- Anh phải về với em.
- Này! Cô là mẹ hay vợ tôi vậy? Đừng có nói với tôi kiểu đó, phụ nữ gì giống cai ngục vậy.
Thúy cười điềm tĩnh:
- Nếu anh là một người đứng đắn, em sẽ cư xử khác. Tại anh nên em phải như vậy.
- Tại tôi làm sao?
- Lăng nhăng, lăng nhăng đến lúc có vợ cũng không chừa. Không ai vừa mới đám cưới đã bỏ đi chơi như anh. Anh coi thường em quá lắm.
- Tôi mà dám coi thường cô, chắc cô hiền lắm đấy.
- Em không hiền, em chỉ làm đúng cái cần làm.
Quốc làu bàu:
- Chết tiệt!
Không biết Thúy có nghe không, cô ta quay qua Quỳnh:
- Đây là lần đầu ảnh tìm cô, tự ảnh tìm, nên tôi bỏ qua cho cô. Nhưng nếu lần thứ hai như vậy thì có nghĩa là cô đồng lõa. Lúc ấy cô muốn nhận thứ nào, tôi cho thứ ấy.
Quỳnh nghe một luồng ớn lạnh truyền khắp toàn thân. Cô gái mới có chồng này nói năng khủng khiếp quá. Y như một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong ghen tuông. Chưa tiếp xúc thì sợ mơ hồ. Bây giờ gặp nỗi sợ có tưởng có thể sờ được. Cô ta không dọa thì tự cô cũng không dám.
Thấy vẻ sợ hãi lộ vẻ trên mặt Quỳnh, Thúy thật sự yên tâm. Thật ra cô không biết tình cảm thật sự của hai người, nên không xem Quỳnh là đối thủ. Cô chỉ có ý nghĩ quản lý Quốc, để anh ta bớt lông nhông nhăng nhít. Cô ta nhìn Quốc một cách răn đe:
- Anh đưa em về đi, khuya rồi.
- Cô đến được thì cứ tự mà về.
Thúy cười thản nhiên:
- Nếu anh không về thì em phá nhà hàng này.
Quốc xoay mạnh người qua nhìn cô thách thức:
- Dám làm không?
- Dám chứ.
Nói xong Thúy cầm chiếc ly Quốc vừa uống lúc nãy, giơ cao lên, rồi buông xuống và trước cặp mắt thảng thốt của hai người, cô hỏi thản nhiên:
- Có cần thêm gì nữa không?
- Đủ rồi, về thì về. Hừ! Cô là bà nội chứ đâu phải vợ tôi.
Và anh đứng phắt dậy, bỏ đi băng băng ra cửa, như tránh xa "bà nội" mình vừa cưới càng sớm càng tốt.
Hai người về đã lâu mà Quỳnh còn ngồi chết dí một chỗ. Rồi cô cúi xuống gom mảnh ly vừa vỡ. Tưởng tượng có lúc nào đó, Thúy ghim những mảnh này vào mặt mình, cô thấy rùng mình kinh sợ.
***
Hôm sau vào lớp, cô gọi Sương ra riêng một góc, nghiêm trang:
- Tối qua, mình đã gặp vợ anh Quốc.
Mắt Sương lóe lên, long lanh một sự tò mò mãnh liệt:
- Vậy hả? Bả đẹp dữ không?
Quỳnh lắc đầu:
- Mình không quan tâm chuyện đó, chỉ biết là bà ấy bản lĩnh và dữ kinh hồn. Vì vậy Sương nên cẩn thận, nếu có gặp anh Quốc cũng đừng nói chuyện.
Sương nhíu mày, thắc mắc:
- Sao Quỳnh biết bả dữ? Bộ bị cái gì rồi hả?
- Không bị gì cả, chỉ bị cảnh cáo thôi.
Sương rùng mình, nổi gai khắp người:
- Ui, khiếp!
- Mình nói vậy để Sương đề phòng, chị ta theo dõi anh Quốc kỹ lắm.
- Ghê thật - Rồi cô lại tò mò - Thế bà ấy có đẹp không?
Quỳnh cười:
- Anh Quốc mà chịu cưới vợ xấu sao? Sương biết tính ảnh thì cứ suy ra đi.
- Vậy thì mình biết rồi - Mặt cô buồn hẳn đi.
Quỳnh cảm thấy Sương cụt hứng vì biết vợ Quốc là một người đẹp. Còn cô, không hề ảo tưởng gì ở anh, thì dung nhan vợ anh ta ra sao cô không quan tâm. Nhưng không hiểu sao việc mặt đối mặt với vợ chồng đó lại gây cho cô một sự bứt rứt khổ sở. Cô đã từng cố không nghĩ tới gia đình ông chủ cũ, nhưng lại không quên được. Để rồi vì họ, cô phải chịu một tai họa khủng khiếp giáng xuống đời mình. Một tai họa bất ngờ mà cô không tưởng tưởng nổi.
Thường cô làm đến mười hai giờ đêm mới về. Lúc ấy, mẹ cô đã ngủ. Quỳnh không cho bà đi làm, nên suốt ngày bà ở nhà nhận thêm đồ may gia công. Mặc dù vậy, cuộc sống của hai mẹ con vẫn sung túc. Quỳnh chẳng bao giờ hỏi vì sao mẹ có khả năng lo cho cô những bữa ăn đầy đủ và áo quần sang trọng so với thu nhập của hai mẹ con. Cô cũng không nghĩ mẹ mình có cuộc sống riêng tư nào khác, cho đến khi cô tận mắt nhìn thấy cuộc tình riêng của mẹ với ông chủ cũ.
Đêm nay khi cô về nhà, Quỳnh thấy ngoài cổng người ta đứng lố nhố nhìn vào nhà mình. Một linh cảm không hay làm tim cô như thót lại. Cô vội dựng bừa xe ở ngoài rồi lách qua cho chạy vào nhà.
Khi Quỳnh vừa vào đến cửa thì là lúc ông Nghị xốc bà Phượng trên tay, đi nhanh ra sân. Quỳnh còn kịp thấy bà Nghị đứng nép vào vách, vẻ sợ hãi cực độ. Cô nhào về phía ông Nghị, nói như hét:
- Mẹ con làm sao vậy bác Nghị? Mẹ làm sao thế? Trời ơi!
- Mẹ bị té. Con theo bác đưa mẹ vô bệnh viện đi.
Hai chữ bệnh viện làm Quỳnh như bị tê liệt. Cô cứ đứng sững nhìn mẹ. Phải đợi đến ông Nghị hét lên cô mới giật mình và chạy vội theo.
Đã một ngày qua mà bà Phượng vẫn chưa tỉnh. Quỳnh bỏ học, không cả ăn uống nổi. Suốt ngày cứ ngồi bám bên giường.
Trưa nay có một người hàng xóm nói với cô là bà Nghị bị bắt. Bà ta còn kể rằng ban đầu thấy ông Nghị đến trước sau đó mới đến bà Nghị. Và bà ta la lối ầm ĩ. Rõ ràng là một cuộc đánh ghen. Nghe xong, Quỳnh như đổ gục. Sự khám phá đó làm cô đau đớn. Không thể nào, dù cho đó là giấc mơ, cô lại nghĩ mẹ mình dan díu với ông chủ.
Buổi tối, khi ông Nghị đến, cô mời ông ra hành lang, vẻ mặt lạnh nhợt nhạt, cô thốt lên đầy vẻ căm phẫn:
- Người ta kể với con đó là một cuộc đánh ghen, con muốn biết sự thật. Ông chủ nói đi, đã xảy ra từ lúc nào?
- Từ nhiều năm nay - Giọng ông khàn khàn.
- Nhiều năm nay. Trời ơi!
- Thế mà con không biết gì cả - Quỳnh thì thào một mình, rồi cô cười buồn - Con không ngờ mẹ con có thể làm như vậy.
- Đừng lên án người lớn, Quỳnh ạ. Đó cũng là những con người có tình cảm riêng, thậm chí còn sâu sắc hơn cả tuổi trẻ như con.
Quỳnh lắc đầu, phản đối:
- Một người như ông chủ, có thiếu gì người, tại sao ông lại nhằm mẹ con mà đùa, để cho mẹ con ra nông nổi này.
Thay vì chống chế, bào chữa, ông Nghị nói với Quỳnh như thể cô cùng trang lứa:
- Bác có gia đình, nhưng người bác thật sự xem là vợ thì là mẹ con. Bà ấy biết dịu dàng lắng nghe, biết chăm sóc quan tâm, đó là người phụ nữ như bác mong muốn.
Quỳnh đứng im lắng nghe. Giờ đây, cô mới nhận ra mẹ cũng là một phụ nữ, biết khao khát tình cảm và trên hết mẹ vẫn còn rất trẻ, rất đẹp. Lần đầu tiên mình đứng ra để nhìn và nhận xét mẹ, như nhận xét một người khách quan, để thấy thông cảm hơn. Cô hỏi khẽ:
- Bác có thật lòng với mẹ con không?
- Giờ đây, lý trí khiến bác lo cho mẹ thằng Quốc trong tù, nhưng lòng dạ thì hướng về mẹ con. Nếu mất bà ấy, bác sụp đổ tinh thần. Còn mất mẹ thằng Quốc bác mất thể diện và nền tảng gia đình.
- Bác thấy cái nào quan trọng hơn?
Ông Nghị không trả lời được, mà Quỳnh thì cũng không cần nghe điều ấy. Giọng cô đầy oán giận:
- Nếu có chút tình với mẹ con thì bác đã không để bác gái hành hung mẹ.
- Bác đã không cho phép bà ấy làm điều đó, nhưng mọi chuyện diễn ra ngoài sự kiểm soát của bác. Chính bà ấy cũng không ngờ cái xô ngã của bà ấy lại gây ra chuyện trầm trọng như vậy.
"Nếu mẹ chết thì sao?" Quỳnh kêu gào thầm trong tâm trí. Nỗi lo sợ cuống cuồng bóp nghẹt tim cô. Cô sợ đến mức bắt mình nghĩ ngay qua chuyện khác, để không dám tưởng tượng tiếp nữa.
Nhưng mấy ngày sau, điều đó đã xảy ra, đã thật sự xảy ra.
Lúc đó là khoảng nửa đêm, có mặt ông Nghị trong phòng và không hiểu xui khiến thế nào mà Quốc đã tìm đến thăm.
Khi Quỳnh ôm mẹ mà khóc, thì chính anh ta gỡ cô ra khỏi người chết. Anh ta ôm lấy Quỳnh mà dỗ dành, bất kể cô có nghe hay không? Và anh ta cũng khóc một cách đau đớn:
- Giờ đây anh và em đều mất mẹ, dù mất theo cách khác nhau. Anh sẽ tìm mọi cách để mình là người cùng một gia đình. Bây giờ anh thấm thía lắm rồi Quỳnh ơi!
Nếu là trước đây, hẳn Quỳnh sẽ sung sướng lắm. Nhưng bây giờ chuyện đó thật vô nghĩa. Vô nghĩa đến mức nó không làm cô có chút suy nghĩ nào về nó.
Giờ đây, trước mắt cô là một sự mất mát không có gì đền bù cho nổi.
***
Quỳnh đặt giỏ đồ xuống, cô hất tóc ra sau, chậm chạp lấy chìa khóa định tra vào ổ khóa, thì cánh cửa chợt bật mở. Dương đứng ở khung cửa, anh nhìn kỹ cô rồi lắc đầu như không tin vào mắt mình.
- Không ngờ là em. Anh đang định về.
Quỳnh cúi nhìn xuống gạch, giọng mệt mỏi và dè dặt:
- Trước đây, em đã làm anh tự ái, em luôn chạy trốn anh, nhưng bây giờ em không chạy trốn nữa. Nếu anh không còn nghĩ về em như trước, thì em sẽ quay về và không bao giờ đến đây.
Dương không nói gì, anh cúi xuống xách giỏ đồ và đẩy rộng cửa.
- Em vô đi. Ngồi xuống đây, em có vẻ mệt đấy.
Anh đến tủ lạnh, khui lon nước đặt trước mặt cô. Quỳnh cầm lên uống một hơi, có vẻ như rất khát. Rồi cô đặt lon xuống, liếm môi:
- Hôm nay em đã thu dọn tất cả đồ đạc, một mình em làm từ sáng giờ, cuối tháng này em sẽ trả nhà cho người ta.
Dương nhìn cô chăm chú:
- Sao không gọi anh đến giúp?
- Em không muốn phiền anh.
- Từ đây về sau, em đừng bao giờ nói câu đó. Em có đói không?
- Dạ có. Từ sáng giờ, em chưa ăn gì cả.
- Em không nên như vậy. Con gái luôn cần một chỗ dựa, giờ đây em chỉ còn một mình, sức khỏe lại cần hơn. Đi ăn với anh.
- Em mệt quá, nhà anh có sữa không?
- Chờ hơi lâu nghe. Để anh nấu nước.
Trong khi Dương loay hoay trong bếp, Quỳnh ngã người tựa vào thành ghế, mệt đến mức muốn ngủ ngay. Nhưng đói quá, nên cô ráng thức. Cô yếu lả đến nỗi không buồn nhấc người đứng lên.
Dương đặt mì và sữa xuống bàn, thấy vẻ mặt mệt mỏi của cô, anh bước qua đỡ cô ngồi lên.
- Ráng ăn đi. Sau đó ngủ một đêm, em sẽ thấy đỡ hơn - Và anh ngồi xuống cạnh Quỳnh, quan sát cách ăn ngấu nghiến của cô.
Chờ cô ăn xong, anh đứng dậy thu dọn, rồi qua phòng ngủ dọn lại giường. Trông anh có vẻ một người chồng chu đáo, biết săn sóc, chứ không phải là cậu quý tử vừa mới đây hãy còn làm gia đình điên đầu.
Dọn giường xong, Dương trở ra ngoài định gọi Quỳnh, nhưng cô đã ngủ lịm trên ghế. Anh suy nghĩ một lát, rồi đưa cô vào giường. Sau đó anh qua đêm trên ghế salon, nơi Quỳnh vừa nằm lúc nãy.
Hoàng Thu Dung