Tôi ngồi một mình trong quán cà phê, quán thật vắng khách, hầu như tồn tại ở đây chỉ duy nhất là tôi và bà chủ quán, nếu không có tôi thì bà ấy chỉ một mình. Chắc bà ấy có thể ngủ một giấc thoải mái. Buổi trưa thế này chẳng có ai hứng thú vào quán ngắm cảnh cả, chỉ có tôi là hơi bất thường thôi.
Trưa nay buồn và chán quá, tôi đến bệnh viện rủ Trường Duy đi chơi, nhưng không gặp anh, cô y tá bảo anh đang bận với ca mổ, thế là tôi về và đi nhăng nhít một mình. Đi chơi thế này, nếu ai hỏi có vui không thì đó là câu hỏi vô duyên nhất trên đời.
Tôi tựa lưng vào thành ghế, khép hờ mắt nghe nhạc. Ngoài cửa bỗng có vài người đi vào, một người chợt dừng lại bên bàn tôi, giọng ngạc nhiên:
- Phượng đó phải không? Làm gì ngồi đây một mình vậy?
Tôi ngước mắt nhìn con người tò mò ấy và cũng cực kỳ ngạc nhiên. Vĩnh Tuyên! Thế mà lâu nay tôi cứ nghĩ anh biến mất khỏi thành phố này rồi.
Vĩnh Tuyên bỏ mặc mấy người bạn, tự nhiên kéo ghế ngồi đối diện với tôi, nhắc lại:
- Sao Phượng ngồi ở đây một mình vậy?
Tôi nhướng mắt:
- Thế ai muốn vào quán thì phải đi hai người à? Bộ anh chưa thấy ai đi chơi một mình bao giờ à?
- Nhưng ngày trước có bao giờ Phượng chịu đi một mình đâu.
- Lúc này Phượng thay đổ tư duy rồi.
- Vậy hả, kể cũng lạ.
- Lúc này anh Tuyên làm gì?
- Quay phim.
Tôi thốt lên:
- Tuyệt, sao anh xin việc hay vậy?
- Nhờ ông chú giới thiệu với ông giám đốc hãng phim, lương tạm đủ sống.
- Tuyệt quá nhỉ.
- Nghe nói như vậy là tôi biết rồi Phượng đang thất nghiệp phải không?
- Không được nói Phượng thất nghiệp mà phải nói Phượng chưa tìm được việc làm, nói như vậy cho đỡ quê.
Vĩnh Tuyên bật cười:
- Ừ, thì chưa tìm được việc làm, Phượng vẫn không khác trước bao nhiêu nhỉ?
Tôi không trả lời, im lặng nhìn người con trai trước mặt, con người một thời yêu tôi đến tội tình, không biết bây giờ anh đã có người yêu chưa nhỉ? Tôi thật sự muốn anh có tình cảm mới, nhưng hỏi thì khơi gợi quá, thôi im lặng.
Vĩnh Tuyên cũng ngồi yên, nhìn tôi một cách kín đáo, bao giờ cũng là cái nhìn như thế. Tôi cười vu vơ:
- Lúc này Phượng làm gì?
- Định lôi chuyện thất nghiệp của Phượng ra nói, bộ anh thích nói chuyện đó lắm hả?
- Không, không phải thích, tôi hỏi thật tình mà.
- Thì Phượng đang thất nghiệp.
- Nghĩa là chỉ ở nhà làm nội trợ.
- Đó cũng là một nghề vậy, nghề tay trái đấy nhé!
- Một người như Phượng mà chịu ở nhà nội trợ thì lạ thật.
- Nội trợ thì có gì là lạ, làm như chuyện đó kinh khủng lắm vậy, vui thấy mồ.
Vĩnh Tuyên lắc đầu:
- Tôi không tin, Phượng mà chịu thu mình ở nhà thì con gái trên đời này đi tu hết.
- Đừng nói thế anh Tuyên, coi chừng họ đi tu thật đấy.
- Đừng giỡn nữa Phượng, tôi hỏi nghiêm chỉnh. Chẳng lẽ Phượng bằng lòng với tình trạng của mình à, phí lắm.
Tôi thở dài:
- Thế anh nghĩ Phượng phải làm sao? Cả hai năm trời hết chạy nơi này đến nơi khác, chẳng ai thèm đoái hoài đưa cho một kịch bản, có lần một công ty chiếu cố nhận Phượng vào làm gì anh biết không? - Tôi nói luôn - Đọc thuyết minh phim.
- Rồi sao nữa?
- Phượng tự ái quá, đùng đùng bỏ về... Và thất nghiệp chứ làm sao.
Vĩnh Tuyên nhìn tôi với vẻ ái ngại, tôi thấy bực mình. Bộ tôi đáng tội nghiệp lắm hả, ghét nhất là cảm giác bị thương hại.
Tôi la lên:
- Anh đừng có nhìn Phượng như vậy, bộ Phượng tệ đến nỗi làm anh tội nghiệp lắm hở?
Vĩnh Tuyên lắc đầu:
- Phượng thì lúc nào cũng dễ tự ái, tôi không nghĩ như vậy đâu.
- Thế anh nghĩ gì?
- Không nghĩ gì hết.
- Quay phim có vui không anh?
- Làm đúng nghề của mình thì vui lắm chứ và phải nói hạnh phúc.
Vâng hạnh phúc là được làm những gì mình thích. Đơn giản vậy đó, vậy mà tôi lại bị tước mất cả cái điều đơn giản. Nghĩ đến những buổi sáng lủi thủi trong bếp, những cảm giác nặng nề phải chịu đựng, tôi càng thấy bất mãn tình trạng của mình. Tự nhiên nỗi tủi thân làm tôi muốn khóc. Và tôi khóc thật, nước mắt tự nhiên chảy ra như bị khơi trúng nỗi niềm sâu kín như có muốn kềm lại cũng không được. Mặt Vĩnh Tuyên đờ ra, những ngón tay xoắn vào nhau, anh ngồi yên nhìn tôi, đôi mắt như ngạc nhiên bối rối, rồi anh lắp bắp:
- Phượng khóc đó hả?
Một câu hỏi ngô nghê chưa từng thấy và tôi cũng vô duyên không kém. Không hiểu sao tôi yếu đuối đến như vậy, đối với tôi, nước mắt chỉ chảy khi tôi một mình. Còn trước mắt mọi người tôi muốn mình là người cứng rắn, bản lĩnh đã rời bỏ tôi đi đâu mất rồi. Tôi lau nước mắt, ngẩng mặt lên:
- Không có gì đâu anh Tuyên.
- Nhưng sao Phượng... tôi biết Phượng khổ tâm lắm phải không, từ đó giờ có bao giờ Phượng khóc trước mặt mọi người đâu.
Anh làm ơn đừng nói nữa cho tôi nhờ, anh không biết tôi đang quê đến thế nào đâu? Sau phút yếu mềm, tôi thấy giận mình, ngồi khóc trước mặt người khác, mà người đó lại là Vĩnh Tuyên thì lố bịch không chịu được. Tôi nghiêm nghị nhìn chỗ khác (cho đỡ quê), rồi tôi ráng cười:
- Anh Tuyên quay được mấy phim rồi, vui không, kể Phượng nghe với.
Vĩnh Tuyên hơi thoáng nhìn tôi, mặt đầy vẻ ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời:
- Tôi mới quay hai phim thôi, nhiều lúc cũng vui, nhưng cũng hơi cực.
Tôi háo hức:
- Cực thì cực miễn vui được rồi.
Rồi Vĩnh Tuyên kể lại những mẫu chuyện với bạn bè cùng trường và nói những gì mình thích. Cứ như thế chúng tôi ngồi trong quán đến tận chiều. Khi ra về Vĩnh Tuyên hỏi tôi:
- Nhà Phượng ở đâu nhỉ? Hôm nào rủ bạn đến được không?
- Được chứ.
Và tôi cho Vĩnh Tuyên địa chỉ, anh nói một câu lấp lửng:
- Hy vọng sẽ mang niềm vui đến cho Phượng vào một ngày gần nhất.
***
Lần gặp Vĩnh Tuyên trong quán làm tôi vui lên được vài ngày, sau đó lại rơi vào tâm trạng buồn chán. Không hiểu sao lúc này tôi cứ nhớ về những ngày đi học, những kỷ niệm sôi động với bạn bè... người ta nói tuổi trẻ là hoạt động, chỉ có người già mới nhớ lại kỷ niệm mà thôi. Trời ơi, bây giờ chỉ còn khao khát duy nhất là tìm được việc làm, tất nhiên là làm đúng nghề nghiệp, chứ không phải chui vào bếp nấu nướng, đó là tra tấn chứ vui thích gì.
Lúc này chuyện nấu nướng trở thành gánh nặng không chịu nổi, hôm nào mẹ chồng tôi nổi hứng bày biện thêm các món ăn thì ngày đó Trường Duy phải chịu nhận cơn thịnh nộ của tôi. Anh chỉ còn biết thở dài mà an ủi, nhưng bây giờ an ủi chẳng còn tác dụng gì nữa tôi nổi khùng rồi.
Sáng nay mẹ chồng tôi đi chợ về, nhìn giỏ thức ăn ngồn ngộn mà khiếp vía, còn đang lơ mơ thì bà phán một câu choáng váng:
- Trưa nay nhà mình có khách, con ráng chuẩn bị cho tươm tất một chút nhé, bây giờ mẹ phải đi công chuyện... Thật đi mà mẹ không yên tâm chút nào.
Hình như không tin tưởng mấy vào năng khiếu nấu nướng của tôi, bà dặn dò tỉ mỉ một lô công chuyện, tôi lẳng lặng nghe tức ứa nước mắt. Rồi bà đi vội vã. Chỉ còn lại một mình trong bếp, tôi gạt nước mắt rồi bắt đầu xếp các thứ rau cải ra bàn. Bỗng, từ dưới lớp rau sống, một vật gì lành lạnh, mềm mèm ngọ ngoạy, tôi giở lên xem.
- Á... á...
Tôi thét lên kinh hoàng quăng chiếc giỏ ra xa, mấy củ cải tuôn ra lăn lốc và mấy con ếch sống nhăn như vừa được giải phóng nhảy loạn xạ trên nền gạch. Có con bị vướng dây trên thành giỏ, giãy giụa loi choi, mấy con khác phóng tứ tung lên thành tủ làm nắp xoong rơi loảng xoảng, có con nhảy loạn cào cào trên bàn, một lô tiếng động rổn rảng kèm theo, rồi một con từ đâu không biết từ đâu nhảy phóc lên bám áo tôi, tôi càng sợ khiếp đảm và điên cuồng hất nó ra, nó phóng mình qua ghế giương giương mắt nhìn tôi.
Tôi đứng đờ người nhìn cảnh tượng khủng khiếp trước mặt, rồi bất chợt bổ nhào ra phòng khách, điện thoại gọi Trường Duy. Bên kia đầu dây, giọng anh thật trầm tĩnh âu yếm:
- Phượng đó hả, gọi anh có chuyện gì không cưng?
Trời ơi, đến nỗi này mà anh còn tỉnh queo như vậy à? Tôi đang rơi vào cảnh dầu sôi lửa bỏng thế này mà anh còn ung dung được ư? Tôi gào lên:
- Anh phải về nhà, về ngay lập tức nếu không em chết mất hu... hu...
Giọng Trường Duy hơi gấp gáp:
- Có chuyện gì vậy Phượng... nghe anh nói không?
Nhưng tôi đã gác máy. Tôi ngồi phịch xuống ghế, tim đập loạn xạ, bủn rủn cả người vì sợ.
Có tiếng xe ngoài cửa, Trường Duy hấp tấp đi vào, tóc rối tung, có lẽ anh phóng xe nhanh lắm. Anh lo lắng nhìn tôi:
- Có chuyện gì vậy em?
Tôi không trả lời, lôi anh vào bếp:
- Đấy anh nhìn đi, như thế cho mẹ hài lòng mà.
Thấy anh đứng nhìn, như chưa hết ngạc nhiên. Tôi la lên:
- Anh bắt mấy con ếch lại cho em.
Trường Duy như hiểu ra:
- Được rồi, em để đó cho anh.
Anh bắt đầu cởi áo, bây giờ tôi mới thấy anh hãy còn mặc áo bluose trên người, chắc lúc nãy gấp quá anh quên, nhưng bây giờ tôi không còn lòng dạ nào mà tức cười. Tôi đứng nhìn Trường Duy kiên nhẫn bắt từng con ếch buộc lại, anh lẩm bẩm:
- Sao mẹ lại mua ếch sống mà không nhờ người ta làm?
Tôi ngồi lên bàn, chống cằm nhìn căn bếp hoang tàn sau cơn đại hồng thuỷ. Chẳng còn tâm trí đâu mà dọn dẹp, tôi mải miết với suy nghĩ của mình.
- Sống thế này hoài có lẽ em sẽ bị điên, em chịu hết nổi rồi. Mình mua nhà riêng đi anh, em không thể cứ mất tự do thế này được.
Trường Duy im lặng nhìn tôi. Tôi khóc nức nở:
- Anh thấy đó, buổi sáng chỉ loay hoay trong bếp, có muốn đi đâu cũng không được, em làm sao chịu được chứ. Em cần có bạn bè và làm việc gì đó ngoài xã hội, chẳng lẽ cứ phải rúc ở trong nhà hoài sao?
- Nhưng ở nhà có ai ràng buộc em đâu, nếu em muốn cũng có thể đi chơi cơ mà.
- Nhưng em không thích, ở đây phải chui vào bếp cả ngày, còn có nhà riêng thì em tự do hơn anh không thấy sao?
Trường Duy nhỏ giọng:
- Em không thấy mình sống riêng là kỳ sao Phượng. Mai mốt nhỏ Lan có chồng, chẳng lẽ bỏ bố mẹ sống một mình được sao?
- Thì nó mang chồng về đây cũng được - Tôi dằn dỗi - Có vậy em mới biết anh nghĩ thế nào về em. Thôi anh cứ lo cho gia đình đi, bỏ mặc em sống thế nào cũng được. Em biết thân phận em lắm và sẽ chẳng đòi hỏi gì hết, từ bây giờ em vui buồn gì mặc em, em sẽ không nói gì nữa hết, em sẽ...
Trường Duy ngắt lời tôi, nét mặt nghiêm nghị:
- Em cũng biết là anh rất thương em, nhưng anh không thể chiều theo ý muốn kỳ quái của em được. Nếu mọi người trong gia đình đối xử không tốt với em thì anh sẽ làm mọi cách để bảo vệ em, chứ còn... Em cũng thừa biết mẹ anh để em tự do đến mức nào rồi, sao em không chịu suy nghĩ gì cả vậy.
À, bây giờ đến lượt cả anh áp bức tôi. Anh chẳng còn coi ý kiến tôi ra gì nữa, trong khi tôi thì thấy nó đi đến mức quan trọng rồi, thế này thì làm sao chịu nổi nữa, tôi hét lên:
- Bây giờ đến lượt anh độc tài với tôi nữa chứ gì, sao ngày trước anh không nói sớm hơn. Bây giờ tôi mới biết mình có một ông chồng vô tâm đến mức nào, chồng vậy mà cũng gọi là chồng đấy. Tôi sẽ về mách mẹ tôi biết anh là người độc tài nhất trên đời.
Trường Duy đứng khoanh tay, tựa người vào tủ, môi mím lại như đang giận. Lần đầu tiên tôi thấy anh có thái độ như vậy, không hiểu sao cử chỉ ấy càng làm tôi nổi khùng. Tôi đứng bật dậy hét lên:
- Thế là quá mức chịu đựng của tôi rồi - Và tôi chạy ào lên phòng, đóng sập cửa lại, tôi rơi mình xuống khóc nức nở.
Hình như mẹ chồng tôi về, tôi nín khóc lắng nghe, trong nhà hoàn toàn yên lặng rồi tiếng bà kêu lên ngạc nhiên:
- Ủa sao con về sớm vậy, còn con Phượng đâu?
- Phượng bị nhức đầu mẹ ạ.
- Vậy hả, bỏ đó mẹ làm đi, con lên lầu coi nó có sao không?
Giọng Trường Duy bình thản:
- Phượng ngủ rồi không sao đâu, mẹ để con phụ cho nhanh, trưa quá rồi.
- Ôi, nhằm gì, mẹ làm một chút là xong thôi, con lên đi.
Thật lâu Trường Duy mới lên phòng, không nhìn tôi, anh cũng ngồi yên một góc, im lặng hút thuốc, hết điếu này đến điếu khác, làm như mấy điếu thuốc đó mới là quan trọng, còn tôi với cơn giận đang ứ đầy thì chẳng có nghĩa lý gì với anh, thật là hết chịu nổi.
Tôi nhào tới giật điếu thuốc trên tay anh quăng ra ngoài cửa sổ. Trường Duy hơi khựng người, đôi mắt loé lên một tia giận, nhưng vẫn im lặng. Rõ ràng cử chỉ thách thức tôi, thế này thì làm sao mà chịu được, tôi chụp cả bao thuốc, hất chúng bay vèo ra ngoài. Giọng Trường Duy bặt đi vì giận:
- Em thật quá đáng.
- Thế còn anh thì sao, anh là người..
- Em nói nhỏ một chút, mẹ nghe được bây giờ.
- Tôi không im được nữa.
Trường Duy cố nén giận, anh dằn từng tiếng:
- Anh không muốn mẹ biết em gai góc như thế, hãy để một mìng anh hiểu hết em mà thôi.
Tôi khựng người đứng yên... Trường Duy vừa nói gì vậy? Thế ra tôi là người tồi tệ lắm hay sao? Tôi lặng lẽ đến đứng bên cửa sổ, lòng rối bời và hoang mang. Chẳng lẽ cuộc sống chán chường đã biến tôi thành con người hung dữ, đanh đá rồi sao?
Cảm thấy khổ sở, tôi khóc lặng lẽ một mình. Rồi Trường Duy đứng bên tôi, tay choàng ngang người:
- Nín đi Phượng, chuyện có gì đâu mà em dằn vặt mình nhiều vậy.
- Anh không cần nói đến em nữa, em hiểu ra sao rồi.
Thật bất ngờ, anh hôn lên mặt tôi:
- Anh thương em lắm, thấy em buồn anh không chịu nổi, nhưng anh cũng muốn em thấy rằng em hành động quá đáng. Nếu anh chỉ biết chìu chuộng em thì cuối cùng tính em sẽ ra sao?
- Chỉ cần anh mua nhà riêng cho hai đứa thì em không đòi hỏi gì nữa.
- Em có chắc như vậy không? Anh cho rằng em chưa hiểu hết em thôi.
Tôi bướng bỉnh:
- Em hứa với anh là có nhà riêng rồi em sẽ không cãi cọ với anh nữa, hứa danh dự.
Trường Duy nhẹ nhàng:
- Sống trong gia đình, em không lo lắng gì ngoài việc phụ làm bếp và cũng không ai bắt buộc em phải làm, vậy mà em còn thấy nặng nề. Nếu sống một mình làm sao em quán xuyến nổi hả Phượng.
- Lúc đó em sẽ có cách, chỉ cần em được tự do thôi.
- Một thứ tự do ảo tưởng. Nhưng được rồi, để em suy nghĩ lại một thời gian, sau đó anh sẽ chiều theo ý em. Thật ra thì chỗ ở đâu có quan trọng.
Tôi hớn hở ôm cổ anh:
- Anh nói thật chứ, anh sẽ chiều em chứ.
- Nếu điều đó làm em sung sướng.
- Tất nhiên là em thích nhiều lắm.
- Nhưng tạm thời em cứ sống ở đây thêm một thời gian xem sao.
Tôi suy nghĩ:
- Cũng được, nhưng anh chuẩn bị nhanh lên nhé.
Và tôi bật nhạc, kéo Trường Duy ra giữa phòng. Tôi xoay tròn người theo điệu nhạc valse, Trường Duy đứng yên nhìn tôi, cười với tôi như một đứa trẻ.
Hoàng Thu Dung
Trưa nay buồn và chán quá, tôi đến bệnh viện rủ Trường Duy đi chơi, nhưng không gặp anh, cô y tá bảo anh đang bận với ca mổ, thế là tôi về và đi nhăng nhít một mình. Đi chơi thế này, nếu ai hỏi có vui không thì đó là câu hỏi vô duyên nhất trên đời.
Tôi tựa lưng vào thành ghế, khép hờ mắt nghe nhạc. Ngoài cửa bỗng có vài người đi vào, một người chợt dừng lại bên bàn tôi, giọng ngạc nhiên:
- Phượng đó phải không? Làm gì ngồi đây một mình vậy?
Tôi ngước mắt nhìn con người tò mò ấy và cũng cực kỳ ngạc nhiên. Vĩnh Tuyên! Thế mà lâu nay tôi cứ nghĩ anh biến mất khỏi thành phố này rồi.
Vĩnh Tuyên bỏ mặc mấy người bạn, tự nhiên kéo ghế ngồi đối diện với tôi, nhắc lại:
- Sao Phượng ngồi ở đây một mình vậy?
Tôi nhướng mắt:
- Thế ai muốn vào quán thì phải đi hai người à? Bộ anh chưa thấy ai đi chơi một mình bao giờ à?
- Nhưng ngày trước có bao giờ Phượng chịu đi một mình đâu.
- Lúc này Phượng thay đổ tư duy rồi.
- Vậy hả, kể cũng lạ.
- Lúc này anh Tuyên làm gì?
- Quay phim.
Tôi thốt lên:
- Tuyệt, sao anh xin việc hay vậy?
- Nhờ ông chú giới thiệu với ông giám đốc hãng phim, lương tạm đủ sống.
- Tuyệt quá nhỉ.
- Nghe nói như vậy là tôi biết rồi Phượng đang thất nghiệp phải không?
- Không được nói Phượng thất nghiệp mà phải nói Phượng chưa tìm được việc làm, nói như vậy cho đỡ quê.
Vĩnh Tuyên bật cười:
- Ừ, thì chưa tìm được việc làm, Phượng vẫn không khác trước bao nhiêu nhỉ?
Tôi không trả lời, im lặng nhìn người con trai trước mặt, con người một thời yêu tôi đến tội tình, không biết bây giờ anh đã có người yêu chưa nhỉ? Tôi thật sự muốn anh có tình cảm mới, nhưng hỏi thì khơi gợi quá, thôi im lặng.
Vĩnh Tuyên cũng ngồi yên, nhìn tôi một cách kín đáo, bao giờ cũng là cái nhìn như thế. Tôi cười vu vơ:
- Lúc này Phượng làm gì?
- Định lôi chuyện thất nghiệp của Phượng ra nói, bộ anh thích nói chuyện đó lắm hả?
- Không, không phải thích, tôi hỏi thật tình mà.
- Thì Phượng đang thất nghiệp.
- Nghĩa là chỉ ở nhà làm nội trợ.
- Đó cũng là một nghề vậy, nghề tay trái đấy nhé!
- Một người như Phượng mà chịu ở nhà nội trợ thì lạ thật.
- Nội trợ thì có gì là lạ, làm như chuyện đó kinh khủng lắm vậy, vui thấy mồ.
Vĩnh Tuyên lắc đầu:
- Tôi không tin, Phượng mà chịu thu mình ở nhà thì con gái trên đời này đi tu hết.
- Đừng nói thế anh Tuyên, coi chừng họ đi tu thật đấy.
- Đừng giỡn nữa Phượng, tôi hỏi nghiêm chỉnh. Chẳng lẽ Phượng bằng lòng với tình trạng của mình à, phí lắm.
Tôi thở dài:
- Thế anh nghĩ Phượng phải làm sao? Cả hai năm trời hết chạy nơi này đến nơi khác, chẳng ai thèm đoái hoài đưa cho một kịch bản, có lần một công ty chiếu cố nhận Phượng vào làm gì anh biết không? - Tôi nói luôn - Đọc thuyết minh phim.
- Rồi sao nữa?
- Phượng tự ái quá, đùng đùng bỏ về... Và thất nghiệp chứ làm sao.
Vĩnh Tuyên nhìn tôi với vẻ ái ngại, tôi thấy bực mình. Bộ tôi đáng tội nghiệp lắm hả, ghét nhất là cảm giác bị thương hại.
Tôi la lên:
- Anh đừng có nhìn Phượng như vậy, bộ Phượng tệ đến nỗi làm anh tội nghiệp lắm hở?
Vĩnh Tuyên lắc đầu:
- Phượng thì lúc nào cũng dễ tự ái, tôi không nghĩ như vậy đâu.
- Thế anh nghĩ gì?
- Không nghĩ gì hết.
- Quay phim có vui không anh?
- Làm đúng nghề của mình thì vui lắm chứ và phải nói hạnh phúc.
Vâng hạnh phúc là được làm những gì mình thích. Đơn giản vậy đó, vậy mà tôi lại bị tước mất cả cái điều đơn giản. Nghĩ đến những buổi sáng lủi thủi trong bếp, những cảm giác nặng nề phải chịu đựng, tôi càng thấy bất mãn tình trạng của mình. Tự nhiên nỗi tủi thân làm tôi muốn khóc. Và tôi khóc thật, nước mắt tự nhiên chảy ra như bị khơi trúng nỗi niềm sâu kín như có muốn kềm lại cũng không được. Mặt Vĩnh Tuyên đờ ra, những ngón tay xoắn vào nhau, anh ngồi yên nhìn tôi, đôi mắt như ngạc nhiên bối rối, rồi anh lắp bắp:
- Phượng khóc đó hả?
Một câu hỏi ngô nghê chưa từng thấy và tôi cũng vô duyên không kém. Không hiểu sao tôi yếu đuối đến như vậy, đối với tôi, nước mắt chỉ chảy khi tôi một mình. Còn trước mắt mọi người tôi muốn mình là người cứng rắn, bản lĩnh đã rời bỏ tôi đi đâu mất rồi. Tôi lau nước mắt, ngẩng mặt lên:
- Không có gì đâu anh Tuyên.
- Nhưng sao Phượng... tôi biết Phượng khổ tâm lắm phải không, từ đó giờ có bao giờ Phượng khóc trước mặt mọi người đâu.
Anh làm ơn đừng nói nữa cho tôi nhờ, anh không biết tôi đang quê đến thế nào đâu? Sau phút yếu mềm, tôi thấy giận mình, ngồi khóc trước mặt người khác, mà người đó lại là Vĩnh Tuyên thì lố bịch không chịu được. Tôi nghiêm nghị nhìn chỗ khác (cho đỡ quê), rồi tôi ráng cười:
- Anh Tuyên quay được mấy phim rồi, vui không, kể Phượng nghe với.
Vĩnh Tuyên hơi thoáng nhìn tôi, mặt đầy vẻ ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời:
- Tôi mới quay hai phim thôi, nhiều lúc cũng vui, nhưng cũng hơi cực.
Tôi háo hức:
- Cực thì cực miễn vui được rồi.
Rồi Vĩnh Tuyên kể lại những mẫu chuyện với bạn bè cùng trường và nói những gì mình thích. Cứ như thế chúng tôi ngồi trong quán đến tận chiều. Khi ra về Vĩnh Tuyên hỏi tôi:
- Nhà Phượng ở đâu nhỉ? Hôm nào rủ bạn đến được không?
- Được chứ.
Và tôi cho Vĩnh Tuyên địa chỉ, anh nói một câu lấp lửng:
- Hy vọng sẽ mang niềm vui đến cho Phượng vào một ngày gần nhất.
***
Lần gặp Vĩnh Tuyên trong quán làm tôi vui lên được vài ngày, sau đó lại rơi vào tâm trạng buồn chán. Không hiểu sao lúc này tôi cứ nhớ về những ngày đi học, những kỷ niệm sôi động với bạn bè... người ta nói tuổi trẻ là hoạt động, chỉ có người già mới nhớ lại kỷ niệm mà thôi. Trời ơi, bây giờ chỉ còn khao khát duy nhất là tìm được việc làm, tất nhiên là làm đúng nghề nghiệp, chứ không phải chui vào bếp nấu nướng, đó là tra tấn chứ vui thích gì.
Lúc này chuyện nấu nướng trở thành gánh nặng không chịu nổi, hôm nào mẹ chồng tôi nổi hứng bày biện thêm các món ăn thì ngày đó Trường Duy phải chịu nhận cơn thịnh nộ của tôi. Anh chỉ còn biết thở dài mà an ủi, nhưng bây giờ an ủi chẳng còn tác dụng gì nữa tôi nổi khùng rồi.
Sáng nay mẹ chồng tôi đi chợ về, nhìn giỏ thức ăn ngồn ngộn mà khiếp vía, còn đang lơ mơ thì bà phán một câu choáng váng:
- Trưa nay nhà mình có khách, con ráng chuẩn bị cho tươm tất một chút nhé, bây giờ mẹ phải đi công chuyện... Thật đi mà mẹ không yên tâm chút nào.
Hình như không tin tưởng mấy vào năng khiếu nấu nướng của tôi, bà dặn dò tỉ mỉ một lô công chuyện, tôi lẳng lặng nghe tức ứa nước mắt. Rồi bà đi vội vã. Chỉ còn lại một mình trong bếp, tôi gạt nước mắt rồi bắt đầu xếp các thứ rau cải ra bàn. Bỗng, từ dưới lớp rau sống, một vật gì lành lạnh, mềm mèm ngọ ngoạy, tôi giở lên xem.
- Á... á...
Tôi thét lên kinh hoàng quăng chiếc giỏ ra xa, mấy củ cải tuôn ra lăn lốc và mấy con ếch sống nhăn như vừa được giải phóng nhảy loạn xạ trên nền gạch. Có con bị vướng dây trên thành giỏ, giãy giụa loi choi, mấy con khác phóng tứ tung lên thành tủ làm nắp xoong rơi loảng xoảng, có con nhảy loạn cào cào trên bàn, một lô tiếng động rổn rảng kèm theo, rồi một con từ đâu không biết từ đâu nhảy phóc lên bám áo tôi, tôi càng sợ khiếp đảm và điên cuồng hất nó ra, nó phóng mình qua ghế giương giương mắt nhìn tôi.
Tôi đứng đờ người nhìn cảnh tượng khủng khiếp trước mặt, rồi bất chợt bổ nhào ra phòng khách, điện thoại gọi Trường Duy. Bên kia đầu dây, giọng anh thật trầm tĩnh âu yếm:
- Phượng đó hả, gọi anh có chuyện gì không cưng?
Trời ơi, đến nỗi này mà anh còn tỉnh queo như vậy à? Tôi đang rơi vào cảnh dầu sôi lửa bỏng thế này mà anh còn ung dung được ư? Tôi gào lên:
- Anh phải về nhà, về ngay lập tức nếu không em chết mất hu... hu...
Giọng Trường Duy hơi gấp gáp:
- Có chuyện gì vậy Phượng... nghe anh nói không?
Nhưng tôi đã gác máy. Tôi ngồi phịch xuống ghế, tim đập loạn xạ, bủn rủn cả người vì sợ.
Có tiếng xe ngoài cửa, Trường Duy hấp tấp đi vào, tóc rối tung, có lẽ anh phóng xe nhanh lắm. Anh lo lắng nhìn tôi:
- Có chuyện gì vậy em?
Tôi không trả lời, lôi anh vào bếp:
- Đấy anh nhìn đi, như thế cho mẹ hài lòng mà.
Thấy anh đứng nhìn, như chưa hết ngạc nhiên. Tôi la lên:
- Anh bắt mấy con ếch lại cho em.
Trường Duy như hiểu ra:
- Được rồi, em để đó cho anh.
Anh bắt đầu cởi áo, bây giờ tôi mới thấy anh hãy còn mặc áo bluose trên người, chắc lúc nãy gấp quá anh quên, nhưng bây giờ tôi không còn lòng dạ nào mà tức cười. Tôi đứng nhìn Trường Duy kiên nhẫn bắt từng con ếch buộc lại, anh lẩm bẩm:
- Sao mẹ lại mua ếch sống mà không nhờ người ta làm?
Tôi ngồi lên bàn, chống cằm nhìn căn bếp hoang tàn sau cơn đại hồng thuỷ. Chẳng còn tâm trí đâu mà dọn dẹp, tôi mải miết với suy nghĩ của mình.
- Sống thế này hoài có lẽ em sẽ bị điên, em chịu hết nổi rồi. Mình mua nhà riêng đi anh, em không thể cứ mất tự do thế này được.
Trường Duy im lặng nhìn tôi. Tôi khóc nức nở:
- Anh thấy đó, buổi sáng chỉ loay hoay trong bếp, có muốn đi đâu cũng không được, em làm sao chịu được chứ. Em cần có bạn bè và làm việc gì đó ngoài xã hội, chẳng lẽ cứ phải rúc ở trong nhà hoài sao?
- Nhưng ở nhà có ai ràng buộc em đâu, nếu em muốn cũng có thể đi chơi cơ mà.
- Nhưng em không thích, ở đây phải chui vào bếp cả ngày, còn có nhà riêng thì em tự do hơn anh không thấy sao?
Trường Duy nhỏ giọng:
- Em không thấy mình sống riêng là kỳ sao Phượng. Mai mốt nhỏ Lan có chồng, chẳng lẽ bỏ bố mẹ sống một mình được sao?
- Thì nó mang chồng về đây cũng được - Tôi dằn dỗi - Có vậy em mới biết anh nghĩ thế nào về em. Thôi anh cứ lo cho gia đình đi, bỏ mặc em sống thế nào cũng được. Em biết thân phận em lắm và sẽ chẳng đòi hỏi gì hết, từ bây giờ em vui buồn gì mặc em, em sẽ không nói gì nữa hết, em sẽ...
Trường Duy ngắt lời tôi, nét mặt nghiêm nghị:
- Em cũng biết là anh rất thương em, nhưng anh không thể chiều theo ý muốn kỳ quái của em được. Nếu mọi người trong gia đình đối xử không tốt với em thì anh sẽ làm mọi cách để bảo vệ em, chứ còn... Em cũng thừa biết mẹ anh để em tự do đến mức nào rồi, sao em không chịu suy nghĩ gì cả vậy.
À, bây giờ đến lượt cả anh áp bức tôi. Anh chẳng còn coi ý kiến tôi ra gì nữa, trong khi tôi thì thấy nó đi đến mức quan trọng rồi, thế này thì làm sao chịu nổi nữa, tôi hét lên:
- Bây giờ đến lượt anh độc tài với tôi nữa chứ gì, sao ngày trước anh không nói sớm hơn. Bây giờ tôi mới biết mình có một ông chồng vô tâm đến mức nào, chồng vậy mà cũng gọi là chồng đấy. Tôi sẽ về mách mẹ tôi biết anh là người độc tài nhất trên đời.
Trường Duy đứng khoanh tay, tựa người vào tủ, môi mím lại như đang giận. Lần đầu tiên tôi thấy anh có thái độ như vậy, không hiểu sao cử chỉ ấy càng làm tôi nổi khùng. Tôi đứng bật dậy hét lên:
- Thế là quá mức chịu đựng của tôi rồi - Và tôi chạy ào lên phòng, đóng sập cửa lại, tôi rơi mình xuống khóc nức nở.
Hình như mẹ chồng tôi về, tôi nín khóc lắng nghe, trong nhà hoàn toàn yên lặng rồi tiếng bà kêu lên ngạc nhiên:
- Ủa sao con về sớm vậy, còn con Phượng đâu?
- Phượng bị nhức đầu mẹ ạ.
- Vậy hả, bỏ đó mẹ làm đi, con lên lầu coi nó có sao không?
Giọng Trường Duy bình thản:
- Phượng ngủ rồi không sao đâu, mẹ để con phụ cho nhanh, trưa quá rồi.
- Ôi, nhằm gì, mẹ làm một chút là xong thôi, con lên đi.
Thật lâu Trường Duy mới lên phòng, không nhìn tôi, anh cũng ngồi yên một góc, im lặng hút thuốc, hết điếu này đến điếu khác, làm như mấy điếu thuốc đó mới là quan trọng, còn tôi với cơn giận đang ứ đầy thì chẳng có nghĩa lý gì với anh, thật là hết chịu nổi.
Tôi nhào tới giật điếu thuốc trên tay anh quăng ra ngoài cửa sổ. Trường Duy hơi khựng người, đôi mắt loé lên một tia giận, nhưng vẫn im lặng. Rõ ràng cử chỉ thách thức tôi, thế này thì làm sao mà chịu được, tôi chụp cả bao thuốc, hất chúng bay vèo ra ngoài. Giọng Trường Duy bặt đi vì giận:
- Em thật quá đáng.
- Thế còn anh thì sao, anh là người..
- Em nói nhỏ một chút, mẹ nghe được bây giờ.
- Tôi không im được nữa.
Trường Duy cố nén giận, anh dằn từng tiếng:
- Anh không muốn mẹ biết em gai góc như thế, hãy để một mìng anh hiểu hết em mà thôi.
Tôi khựng người đứng yên... Trường Duy vừa nói gì vậy? Thế ra tôi là người tồi tệ lắm hay sao? Tôi lặng lẽ đến đứng bên cửa sổ, lòng rối bời và hoang mang. Chẳng lẽ cuộc sống chán chường đã biến tôi thành con người hung dữ, đanh đá rồi sao?
Cảm thấy khổ sở, tôi khóc lặng lẽ một mình. Rồi Trường Duy đứng bên tôi, tay choàng ngang người:
- Nín đi Phượng, chuyện có gì đâu mà em dằn vặt mình nhiều vậy.
- Anh không cần nói đến em nữa, em hiểu ra sao rồi.
Thật bất ngờ, anh hôn lên mặt tôi:
- Anh thương em lắm, thấy em buồn anh không chịu nổi, nhưng anh cũng muốn em thấy rằng em hành động quá đáng. Nếu anh chỉ biết chìu chuộng em thì cuối cùng tính em sẽ ra sao?
- Chỉ cần anh mua nhà riêng cho hai đứa thì em không đòi hỏi gì nữa.
- Em có chắc như vậy không? Anh cho rằng em chưa hiểu hết em thôi.
Tôi bướng bỉnh:
- Em hứa với anh là có nhà riêng rồi em sẽ không cãi cọ với anh nữa, hứa danh dự.
Trường Duy nhẹ nhàng:
- Sống trong gia đình, em không lo lắng gì ngoài việc phụ làm bếp và cũng không ai bắt buộc em phải làm, vậy mà em còn thấy nặng nề. Nếu sống một mình làm sao em quán xuyến nổi hả Phượng.
- Lúc đó em sẽ có cách, chỉ cần em được tự do thôi.
- Một thứ tự do ảo tưởng. Nhưng được rồi, để em suy nghĩ lại một thời gian, sau đó anh sẽ chiều theo ý em. Thật ra thì chỗ ở đâu có quan trọng.
Tôi hớn hở ôm cổ anh:
- Anh nói thật chứ, anh sẽ chiều em chứ.
- Nếu điều đó làm em sung sướng.
- Tất nhiên là em thích nhiều lắm.
- Nhưng tạm thời em cứ sống ở đây thêm một thời gian xem sao.
Tôi suy nghĩ:
- Cũng được, nhưng anh chuẩn bị nhanh lên nhé.
Và tôi bật nhạc, kéo Trường Duy ra giữa phòng. Tôi xoay tròn người theo điệu nhạc valse, Trường Duy đứng yên nhìn tôi, cười với tôi như một đứa trẻ.
Hoàng Thu Dung