Hôm nay Mỹ Oanh lên thăm tôi.

Gặp lại nó, tôi mừng vô cùng, tôi không ngớt nhìn MỸ Oanh, nó ốm và có vẽ trầm tỉnh hơn nửa. Nhìn Mỹ Oanh, tôi có cảm tưởng càng ngày nó càng khép kín, để lắng những hiểu biết về cuộc đời vào tâm tư vốn đã sâu sắc của nó.

Tôi ngồi bên nó, chẳng biết phải nói gì trứơc. Mỹ Oanh như 1 bửa tiệc linh đình làm tôi chóang ngợp không biết chọn món nào trước. Nó cũng có tâm trạng như tôi, chúng tôi cứ nhìn nhau, nói năng lộn xộn. Tôi nhìn nó, chớp mắt:

-Chắc mày phải ở đây với tao hết tuần quá Oanh, có nhiều chuyện quá, tao sợ mình nói không kịp.

Nó cười:

-Tao chỉ ở được 3 ngày thôi, tao đưa học trò đi thi mà.

-Vậy thì mày phải ở đây đến khi về, đồng ý?

Mỹ Oanh gật đầu:

-Đồng ý.

Tôi sắp xếp cho Mỹ Oanh ở phòng mà Mỹ Yến đã ở, buổi tối bé Quyên ngủ rồi tôi qua với nó, nó ngồi bó gối trên giường, tôi ngồi xuống bên cạnh, Mỹ Oanh nhìn tôi:

-Nảy giờ mày biết tao nghĩ đến ai không?

-Ai?

-Con Yến. Ơ trong phòng này, tao nhớ lại bi kịch của mày, nhớ tới nó, … mới đó mà đã mấy năm rồi, mau quá.

-Hồi đó mình còn trẻ, còn xốc nổi, mày có thấy mình mau già không Oanh?

-Có chứ, nhất là đối với tao, về giam mình trong 1 ngôi trường heo hút, mỗi năm nhìn tuổi đời của mình chồng chất, tao thấy mình già cỗi đi.

Tôi thở dài:

-Tao cũng vậy. Trãi qua 1 cơn sốc, tao thấy mình thành người phụ nữ từng trãi, già dặn, nhiều khi không tin mình đã già. 25 tuổi, gần nửa đời người rồi còn gì.

Mỹ Oanh nhìn tôi, thương mến:

-Càng ngày mày càng đẹp ra đó Nhi, đẹp hơn hồi đi học nửa. Mày được nuôi trong lồng kín nên cứ nõn nà, thấy mày như vậy tao cũng mừng.

Rồi nó ngước nhìn lên trần nhà:

-Đừng như tao, lăn lóc, thất tình… Đời là con số không.

Tôi nhìn Mỹ Oanh:

-Mày tính chờ thầy Nam đến chừng nào Oanh? Tao thấy tình cảm mày vô vọng quá, thầy đâu có biết, mà cũng chẳng có gì hứa hẹn cho mày hy vọng. Quên đi Oanh, lập gia đình đi.

Nó chớp mắt, môi mím lại:

-Tao biết thầy Nam chưa có gia đình, chừng nào thầy có vợ tao sẽ lấy chồng.

-Vậy mày tìm cách lo về thành phố đi, cứ cam phận ở trường huyện hoài sao?

-Một, hai năm nửa mới có tiêu chuẩn, tao đành chờ chứ biết làm sao.

-Thầy Nam mà biết tình cảm của mày, thầy sẽ thương mày lắm Oanh.

Nó hỏi lại:

-Thương yêu hay thương hại?

-Tao nghĩ là thương yêu, và tin tưởng. Ơ thế kỷ này, cả triệu cô gái mới có được 1 người như mày, làm sao thầy không quý cho được.

-Tại mày thương tao, mày nhìn cái gì cũng tốt đẹp, chứ thực tế lại khác.

Nó chợt đập tay tôi:

-Tí nửa tao quên. Mày biết lúc này Minh Quốc làm gì không?

-Làm ông chủ, ra dáng ông chủ lắm, nó mở cửa hiệu bán đồ phụ tùng, nghe nói khá lắm.

-Rồi nó không đi dạy hả?

-Không. Bị đưa đi huyện, nó chống quyết định rồi ở nhà luôn. thằng đó chịu xoay sở ghê.

-Hay quá há. Mày gặp nó ở đâu vậy?

-Mới hôm kia, tao đi chợ mua đồ, ai ngờ vô ngay tiệm của nó, nói chuyện cũng lâu lắm, nó hỏi thăm mày nửa.

-Vậy hả?

Mỹ Oanh nhìn tôi, rồi cười mỉm:

-Tao hỏi nó có gia đình chưa, nó nói chưa, tui tìm không ra người vừa ý. Nó nói mỗi lầm gặp 1 người là nó cứ so sánh với mày rồi đâm ra nản người ta, thế là vẫn còn “phòng không chiếc bóng’

-Vậy hả.

-Nhi, Minh Quốc nó biết chuyện của mày nửa.

Tôi ngồi thẳng lên, tròn mắt nhìn Mỹ Oanh:

-Làm sao nó biết?

-Tao không biết được, nóhỏi mày sống như vậy rồi có hạnh phúc không?

-Rồi mày trả lời làm sao?

-Tao nói mày hạnh phúc bình thường, nó không tin đó Nhi.

-Còn nửa. Chuyện này mới là ly kỳ. Mày biết MỸ yến bây giờ là gì của Minh Quốc không?

-Là gì?

-Thiếm dâu.

Tôi kinh ngạc:

-Là sao. Có nghĩa là…

-Là con Yến làm vợ của ông chú Minh Quốc, vợ ba hay vợ tư gì đó.

-Bộ chú của Minh Quốc còn trẽ lắm hả?

-Không còn trẻ, tuổi đáng cha nó, nhưng nghe nói ông ấy nhìn phong lưu lắm.

-Sao mày biết chuyện này vậy Oanh?

-Minh Quốc nói, chú nó mà, làm sao nó không biết được.

-Trời ơi, lạ quá.

-Trái đất tròn ghê há Nhi.

-Rồi Mỹ Yến biết Minh Quốc là cháu nó không?

-Chắc biết.

-Vậy mà lúc giao con cho tao, nó nói nó đi lấy chồng, cứ tưởng…

-Thì đó cũng là 1 kiểu lấy chồng, nhưng trốn chui, trốn nhủi. Minh Quốc nói ở trên này nó bị vợ lớn với mấy đứa con truy lùng quá, chịu không nổi mới trốn về dưới. Ong chú của nó vẫn lén lút về dưới sống, mua nhà cho nó ở đàng hoàng. Bà vợ lớn nghe nói cũng đang đi tìm nó.

-Bà ấy siêng quá há. Ong ta có nhiều vợ như vậy mà cũng chịu khó đi lùng, không mệt à?

-Siêng gì. Bà ta phải giữ của chứ. Mày phải phục con Yến giỏi chịu đòn kìa, mấy bà trước chịu không nổi rút lui hết. Không biết con Yến chịu nổi đến bao lâu.

Tôi ngồi yên, chuyện của nhỏ Yến cứ làm tôi bàng hoàng, không biết tình cảm của mình ra sao. Tội nghiệp thì không thể, nhưng bảo đáng đời lại cũng không. So với Mỹ Oanh, đời Mỹ Yến long đong quá.

Mỹ Oanh có vẻ đăm chiêu;

-Nhớ ngày đi học, tụi mình hồn nhiên quá Nhi, bây giờ ra đời mỗi đứa 1 số phận, nhìn lại thấy tiếc nuối tuổi học trò quá.

-Đến bây giờ mày mới tiếc hả? Còn tao ngay khi mới ra trường tao đã tiếc, vì lúc đó tao phải lấy chồng, tao biết mình chẳng có mấy ngày vui nửa.

Mỹ Oanh cầm tay tôi, đặt trên chân nó:

-Mày với anh Văn đã thật sự làm hòa với nhau chưa, anh ấy đối với mày ra sao?

-Nếu bảo hạnh phúc hoàn toàn thì không phải, mày biết đó, sau những đổ vở như vậy, không cách gì mình hàn gắn trọn vẹn. Nhưng cuộc đời dạy tao rằng, nếu cứ nhìn vào những vết rạn, mình chỉ làm khổ mình, và biết đâu lại vô tình gây 1 đổ vở khác. Cho nên tao cố không nghĩ tới nó. Vã lại, anh Văn quá tốt, quá chiều chuộng, tao không thể phụ lòng anh ấy. Thì cứ tạm coi là hạnh phúc.

Mỹ Oanh chợt hỏi:

-Bé Nga ở với bà nội nó có trở ngại gì không? Mày có tới thăm nó không?

Tôi lắc đầu:

-Ít lắm, con bé khó tính quá, nó không cho tao lại gần, hình như ngoài bà nội với ba nó, nó không ưa ai hết.

Tôi ngập ngừng:

-Nói ra sợ mày nghĩ tao có ác cảm với con bé nên lệch lạc, nhưng quả thực… hình như tính nó ít cởi mở, mới có tí tuổi mà đã khó khăn, tao sợ lớn lên nó không có bạn, và thật tình là… tao không ưa nó. Không cách gì thương được.

Mỹ Oanh nhìn tôi chăm chú:

-Tao biết, ngay cả tao cũng có ác cảm với con bé, huống hồ gì mày. Tao không ưa mẹ nó, thế là ghét lây cả nó. Không cần biết nó ra sao hết.

Được sự thông cảm thật là nhẹ, từ lâu rồi tôi thấy ghét bé Nga, nhưng tôi không dám có thái độ gì cả. Tôi đã cố làm quen với con bé, nhưng nó cứ đẩy tôi ra, và tôi không kiên nhẫn nửa.

Tôi thổ lộ hết với Mỹ Oanh;

-Tao biết thỉnh thoảng anh Văn cũng tới thăm con bé và mua quà cho nó. Tao không tiếc tiền, nhưng cảm thấy tức, thậm chí không muốn anh ấy tới thăm nó. Cứ nghĩ tình cảm của con tao bị chia sẽ là tao chịu không nổi. Và càng ngày tao càng ghét con bé kinh khủng. Chán quá Oanh ơi. Tao ít qua nhà mẹ chồng tao là vậy đó.

Mỹ Oanh gật đầu:

-Tao hiểu.

-Bây giờ lại thêm 1 rắc rối.

Nó nhìn tôi chăm chăm:

_Rắc rối gì?

-Lúc này mẹ chồng tao đau yếu luôn. chú Khang thì sắp có vợ, cứ để bé Nga ở đó thì không tiện. Tao sợ lắm.

-Mày sợ đem bé Nga về đây?

-Ừ.

-Nhưng anh Văn tính sao? Anh ấy có định đem con bé về không.

-Anh Văn sợ tao buồn, nhưng tình thế này ai cũng thấy là phải đem nó về đây. Chẳng lẽ anh Văn cứ đẩy trách nhiệm cho người khác.

-Tao biết, anh Văn khó mở miệng với mày lắm.

-Ờ, bây giờ chỉ còn mình tao thôi, nghĩa là tao phải,lên tiếng trước.

-Mà mày thì không muốn như vậy.

Tôi gật đầu khổ sở, nước mắt lăn dài trên mặt. Mỹ Oanh siết tay tôi:

-Sao mày cứ gặp chuyện khổ hoài thế này, tao buồn quá.

Tôi khóc tấm tức:

-Nghĩ tới chuyện ở chung nhà với con bé là tao thấy bực rồi, vậy mà phải quan tâm lo lắng cho nó. Làm sao tao đóng kịch hoài được, còn không quan tâm thì mang tiếng khắt khe với con chồng.

Mỹ Oanh tiếp lời tôi:

-Phải chi con bé ngoan ngoãn thì mình còn dể chịu. Đàng này nó cứ đẩy mình ra xa nó, tất cả tai tiếng gì mình cũng chịu.

Tôi nức nở:

-Tao phải làm sao bây giờ hả Oanh?

Mỹ Oanh không trả lời tôi, nó nhìn đăm đăm vào 1 điểm như nói chuyện 1 mình:

-Con Yến nó giữ hay giao con gì cũng đều làm mày khổ hết. Mỗi chuyện có cái khổ khác nhau. Tao thấy mai mốt mày còn khó khăn hơn đó Nhi. Nếu ngay từ đầu nó giao cho mày thì dể hơn bây giờ con bé lớn rồi, đã có khoảng cách rồi, khó gần lắm. Muốn hay không muốn gì thì cũng đã hình thành mầm móng mẹ ghẻ con chồng.

Nó rùng mình:

-Khi anh Văn sa ngã, anh ấy đâu có nghĩ hậu quả như vậy. Chỉ 1 phút không suy nghĩ mà đưa đến những rắc rối, đau khổ dài dài.

-Có cách gì từ chối con bé không Oanh?

-Khó lắm Nhi. Mày ở tình thế phải nhận thôi, không lẻ bảo anh Văn cho nó vào cô nhi viện.

Tôi lắc đầu:

-Chắc là không giải quyết như vậy rồi.

-Vậy thì mày phải cố gắng, biết đâu về sống chung mày sẽ thương được nó.

Tôi chớp mắt:

-Khó lắm.

Mỹ Oanh phân tích:

-Tao thấy mày không từ chối nuôi con bé được đâu, thôi thì mày cứ nhận nó về. Làm như vậy mọi người sẽ thấy mày cao thựơng, mai mốt có xung khắc họ cũng không trách mình.

Tôi nói tiếp:

-Và suốt đời mình cứ phải đóng kịch, cứ phải đè nén tình cảm để giả bộ yêu thương.

Mỹ Oanh im lặng, tôi cay đắng:

-Nhiều lúc tao muốn cắt đứt với anh Văn cho rồi, sống mà thấy chứng tích phản bội sờ sờ trong gia đình, như phải chịu 1 vết sẹo trên người vậy, còn tệ hại hơn nửa.

-Đừng nghĩ quẫn Nhi, anh Văn cũng đáng thương vậy, mày bỏ như vậy tội nghiệp ảnh, mà mày cũng khổ. Thôi thì cứ tưởng tượng mỗi ngày mình phải uống 1 chén thuốc đắng đi.

Tôi thẫn thờ:

-Người khác bệnh mà bắt mình phải uống thuốc thì đau lắm, tức tưởi lắm.

Mỹ Oanh nhìn tôi thương hại, 2 đứa ngồi yên, rồi tôi đứng dậy:

-Mày ngủ đi, khuya rồi.

-Mày cũng phải ngủ, đừng nghĩ bậy nghe Nhi.

XxX

Bé Nga ở nhà tôi hơn 1 năm rồi, vậy mà nó chưa hòa hợp được với ai, và tôi cũng không có cách gì đến gần thân thiện nó được. Tôi chưa thấy đứa trẻ nào khó tính như nó cả.

Khi Đình Văn đi làm, nó lẩn quẩn 1 mình với mấy món đồ chơi, đến lúc anh về nó bám lấy anh không rời 1 bước. Đình Văn phải lo cho nó từng li từng tí, anh chẳng còn mấy thời gian để chơi với bé Quyên nửa.

Dần dà, nó chịu chơi với bé Quyên, nhưng như vậy chỉ làm cho tôi và dì Tư bực bội. Nó hay giành lấy đồ chơi, xô ngả hoặc cắn bé Quyên, tôi không chịu được cảnh con mình bị ăn hiếp như vậy. Bé Nga nhỏ hơn con tôi 2 tuổi nhưng nó tỏ ra khôn ngoan, đanh đá kỳ lạ. Bé Quyên khờ khạo của tôi làm sao khỏi bị lấn lướt.

Chiều nay tôi vừa xem sách vừa trông chừng 2 đứa trẻ. Tôi giật mình vì tiếng bé Quyên khóc òa lên, tôi bước tơi ôm nó vào lòng:

-Sao con khóc vậy?

-Bé Nga lấy búp bê của con.

Tôi nhìn bé Nga, con bé ôm khư khư 2 con búp bê, tôi nhỏ nhẹ:

-Sao con không chia cho chị Quyên 1 con với, 1 mình con chơi sao cho hết?

-Ai biểu nó lấy con ngỗng của con.

Tôi quay sang bé Quyên:

-Sao con lấy con ngỗng của em?

-Con trả rồi mà. Nó khóc thút thít.

Tôi nhìn bé Nga:

-Chị Quyên trả con ngỗng của con rồi, con chia cho chị Quyên búp bê đi.

Nó ôm khư khư:

-Con không trả đâu.

-Sao vậy?

-Búp bê của nó đẹp hơn của con.

Tôi sửa lại:

-Con phải gọi là chị Quyên, không được gọi là nó, nghe chưa, như vậy là con hỗn với chị.

Con bé ngoảnh đầu 1 bên, cái miệng nhọn ra ngúng nguẩy.

Bé Quyên níu tay tôi:

-Mẹ lấy búp bê cho con đi.

Tôi nắm tay bé Nga:

Nếu con thích búp bê của chị Quyên thì con đưa búp bê của con cho chị Quyên chơi đi.

Con bé lì lợm đứng yên, tôi thở hắt cố nén bực bội, dì Tư vẫn đứng đó nảy giờ chợt bước tới, giật phắt con búp bê trên tay bé Nga đưa cho con tôi. Con bé nằm lăn ra giẫy kho1c, bé Quyên sợ sệt không dám cầm búp bê, tôi đở bé Nga lên:

-Thôi, con nín đi, ngày mai mẹ mua cho con đồ chơi mới, con chịu không?

Con bé gạt tay tôi ra vẫn kêu gào, tôi mím môi nhìn nó, cô1 nén giận, dì Tư kéo tay tôi;

-Kệ nó cô, để cho nó khóc, khóc cho nở phổi, con nít gì mà hung dữ, mẹ nào con nấy.

Tôi mệt mõi lấy búp bế của bé Quyên đưa cho bé Nga, cho yên chuyện:

-Thôi, con chơi hết đi, bây giờ con nín được chưa?

Con bé ôm 2 con búp bê, mặt ngúng nguẩy, miệng nó lầm bầm cái gì đó. Tôi thấy con tôi mở to mắt nhìn búp bê, xót ruột, nhưng thà là như vậy, tôi ôm nó vào lòng:

-Bây giờ con chơi cái khác nghe, mai mẹ mua búp bê khác cho con.

Nó dang tay ôm cổ tôi, lắc đầu;

-Thôi con không chơi nửa đâu.

Đến chiều Đình Văn về, bé Nga chạy ào vào lòng anh, nó mách:

-Hồi chiều con Quyên lấy búp bê của con đó ba.

-Vậy hả.

Bé Quyên cũng chạy đến, Đình Văn ôm 2 đứa vào lòng, bé Nga ganh tị đẩy bé Quyên ra:

-Không cho mày chơi với ba tao.

-Ba tao.

-Ba tao.

Đình Văn dịu dàng:

-Ba của 2 đứa. Trưa nay 2 con có ngủ không nè?

Chúng nó lau nhau:

-Con có ngủ, con ngủ lâu lắm.

-Giỏi quá. Mai đi làm về ba mua bánh cho 2 con, chịu không?

Bé Nga kéo tay Đình Văn:

-Hồi nảy nó lấy búp bê của con đó ba, nó lấy con ngỗng của con nửa.

Bé Quyên đứng yên, Đình Văn nhìn con bé:

-Sao con giành chơi với em vậy?

Nó nhỏ nhẹ:

-Con không có giành, bé Nga lấy búp bê của con mà.

-Ờ. Vậy hả. Mai mốt Nga đừng giành chơi nửa nghe. Chị em phải nhường nhịn nhau, hiểu chưa?

Anh buông 2 đứa nhỏ ra, bước lại ngồi gần tôi, nhìn nhìn tôi:

-Sao mặt em buồn quá vậy, có chuyện gì không?

Tôi lắc đầu, cố tự nhiên:

-Không.

Đình Văn nắm tay tôi, vuốt nhè nhẹ, như động viên an ủi tôi. Tôi rút tay lại đứng bật dậy, bật ra:

-Anh đi chơi với con anh đi.

Anh níu tôi lại, van vỉ:

-Nhi.

Tôi thấy mềm lòng, cố xua tan cảm giác bực tức, tôi lại ngồi xuống bên anh.

-Có chuyện gì không em? Hình như em bực chuyện gì phải không?

-Không. Không có gì đâu, anh đừng lo.

Anh hôn nhẹ lên mặt tôi như 1 lời xin lổi. Tôi đã quá quen với tâm trạng này rồi. Mỗi lần đi làm về, bao giờ anh cũng quan sát nét mặt tôi. Nếu hôm nào tôi cười đón anh anh thở nhẹ như trút 1 nổi lo, và hôm nào mặt tôi đăm đăm thì anh như trân mình chờ đón chuyện phiền toái. Anh ẩn nhẩn đến tội nghiệp. Tôikhông nở gây hấn với anh, và tôi phải đè nén tình cảm của mình, nhưng đâu phải bao giờ tôi cũng giỏi kềm chế, và sự yên ấm giả tạo cũng có lúc bị lung lay.

Tôi chán nản tự hỏi mình phải chịu cảnh sống này đến bao giờ?

XxX

Sáng nay tôi nhận thư mẹ và Mỹ Oanh, mẹ báo tin gia đình tôi đã định cư ở Uc, tôi mừng và yên tâm hơn.

Tôi ngắm những tấm hình mẹ gửi về. Tấm chụp nhỏ Phượng Lam đứng bên hàng rào, nó có vẻ thiếu nữ và giống tôi lạ lùng. Nó bảo rất thích và tự hào giống bà chị dịu dàng của nó. Tôi sung sướng cười 1 mình.

Hình của Vũ Phi càng làm tôi ngạc nhiên, nó không còn là đứa con trai nhút nhát mà tôi hay cú đầu như lúc còn bé. Trong ảnh là 1 thanh niên cao dong dõng, có vẻ nghiêm nghị, tôi ngở như thằng bé đã trở thành người nào khác đi.

Rồi tôi nhìn tấm hình chụp chung gia đình, chụp cảnh trong ngôi nhà gia đình tôi đang ở. Ba mẹ tôi như có già đi, nhưng vẫn khỏe và có vẽ mãn nguyện. Tôi thở dài, nếu tôi không có chồng, có lẻ bây giờ tôi ở tận trời tây, trong ngôi nhà xinh xắn kia, và tôi chẳng phải sống trong cảnh bẽ bàng thế này.

Tôi so sánh ngôi nhà trong hình với nhà tôi xưa kia, tôi không thấy sự chênh lệch nào cả. Ơ đó cuộc sống của ba mẹ chắc cũng chẳng giàu sang hơn. Tôi thấy nuối tiếc, nếu bây giờ gia đình tôi còn ở đây, lúc buồn tôi có thể trở về nhà mình ở, như lúc này chẳng hạn.

Tôi thoáng nghĩ đến 1 nơi để trốn chạy, giá mà ba mẹ còn ở đây… Tôi sẽ về ở với ba mẹ.

Tôi sẽ để cho Đình Văn thoải mái lo cho đứa con riêng.

Tôi lắc đầu xua đuổi tư tưởng nổi loạn, rồi đọc thư Mỹ Oanh. Nó bảo cuộc sống của nó vẫn vậy, và khuyên tôi nên vun đắp hạnh phúc gia đình, nó bảo tôi diễm phúc có được người chồng như Đình Văn, vì vậy hãy cố mà vị tha, hòa hợp với bé Nga.

Thư của MỸ Oanh như dập tắt tư tưởng đạp đổ vừa manh nha trong đầu tôi. Xoa dịu những chán nản bực tức cứ triền miên trong lòng. Tôi thấy hối hận với những cơn giận bất thường và tôi tự hứa sẽ dịu dàng với anh hơn.

Buổi chiều tôi mặc đồ đẹp cho bé Nga và bé Quyên, tôi trang điểm chờ Đình VĂn về. Anh ngắm nghía tôi, thán phục lẫn ngạc nhiên:

-Hôm nay em đẹp quá, đẹp lạ lùng, nhưng em định đi đâu vậy?

Tôi đặt tay lên vai anh, âu yếm:

-Chiều nay mình đi chơi đi anh, em muốn dẫn 2 đứa nhỏ ra công viên, sau đó mình đi ăn.

Đình Văn gật đâu, có vẻ sung sướng:

-Chờ anh 1 tí nghe cưng.

Hai đứa bé được đi chơi ríu rít cười đùa, tôi cũng vui vẽ nói chuyện huyên thuyên với Đình Văn. Chúng tôi ngồi trên bãi cỏ, nhìn bé Quyên và bé Nga chạy tới chạy lui đùa giỡn. Chợt bé Nga chạy đến vòi vĩnh:

-Ba mua bong bóng cho con đi ba.

Đình Văn gọi người bán bong bóng tới, bảo chúng nó chọn. Bé Quyên đòi chiếc bong bóng màu xanh, bé Nga chọn chiếc màu đỏ, chúng nó lại tiếp tục chạy lăng xăng trên thảm cỏ, tay cầm chiếc bong bóng bay phất phơ.

Rồi tôi thấy 2 đứa bé dừng lại, bé Nga hình như chán đồ chơi của mình, nó bảo bé Quyên:

-Mà đôỉ với tao đi.

Con bé lắc đầu:

-Thôi chị không đổi đâu. Bong bóng của chị đẹp hơn.

Bé Nga chạy lại níu tay Đình Văn:

-Ba, kêu bé Quyên đổi bong bóng cho con đi, con không thích màu này.

-Sao vậy? Hồi nảy con đòi mà.

-Nhưng bây giờ con không thích nửa.

-Không được, bong bóng này là của chị Quyên, con đâu có đòi được.

Con bé giập chân, khóc nhừa nhựa, vừa khóc vừa mè nheo:

-Con không chịu đâu, con thích bong bóng màu xanh.

Tôi ngồi yên, theo dõi cách xử trí của anh.

Anh dỗ dành:

-Thôi, để ba mua bong bóng khác cho con nghe.

Rồi anh đưa mắt tìm kiếm, nhưng ngừoi bán bong bóng đã đi mất, anh đành thuyết phục;

-Thôi, con nín đi, 1 lát nửa ba mua cho con cái khác, bây giờ đâu có ai bán, con chơi chiếc của con đi.

-Không, con không chịu đâu. Ba kêu bé Quyên đổi với con đi.

-Không được, cái đó của chị Quyên mà, tại con đòi con nhớ không?

Nó giậm chân bành bạch:

-Con muốn bong bóng xanh mà… đổi đi…hu…hu…

Đình Văn đành quay qua bé Quyên nảy giờ vẫn đứng đó, mở to mắt nhìn bé Nga. Anh dỗ nó:

-Con đổi với em nghe, con chơi bong bóng đỏ, đổi cho em bong bóng của con đi, ba thương.

Tôi mím môi, bất mãn.

Bé Quyên lắc đầu:

-Thôi, con thích bong bóng xanh à.

Bé Nga vẫn khóc nheo nhéo, Đình Văn có vẻ nóng lòng, anh kiên nhẫn;

-Con làm chị con nhường em đi, ba thương, mai ba mua đồ chơi mới cho con, chịu không?

Rồi anh lấy chiếc bong bóng trong tay bé Quyên đổi cho bé Nga, con bé ngấn ngấn nước mắt.

Tôi nuốt nước miếng, bậm môi:

-Anh làm gì vậy?

-Giải quyết như vậy cho êm, để nó khóc ầm ỉ ngoài đường kỳ cục lắm em.

-Bé Quyên nó không thích màu đỏ.

-Nhưng nó đã chịu đổi rồi, nhừơng nhịn 1 chút có sao đâu em.

Tôi chua chát:

-Nghĩa là ai ngu thì phải chịu thiệt thòi chứ gì.

-Em nói gì vậy Nhi.

-Tôi nói anh không biết cách xử sự.

-Chuyện có gì đâu mà em làm dữ vậy. Thôi, để anh đổi lại nghe, chịu không?

-Khỏi cần, con tôikhông hẹp hòi như vậy đâu. Có điều tôi đã thấy sự công bằng của anh rồi.

Tôi cầm chiếc bong bóng trên tay bé Quyên, vất xuống thảm cỏ, con bé sợ hãi nhìn tôi, tôi ôm nó vào lòng;

-Mai mốt con nhớ tránh xa ba nghe con.

Đình văn run giọng:

-Em nói gì vậy Nhi, chuyện có gì đâu mà em làm như vậy. Bé Quyên không phải là con anh hả?

Tôi run lên, máu nóng bốc lên đầu:

-Trước đây thì có thể, nhưng bây giờ thì không.

Bé Nga nhìn chúng tôi lo sợ, nó nép vào Đình Văn, anh ôm nó trong lòng, cử chỉ đó càng làm tôi thêm tức, tôi nói bừa:

-Anh thương con anh thì anh lo riêng cho nó đi, nhưng mà nhớ đừng có cư xử tệ với con tôi như vậy.

-Chẳng lẻ vì chuyện nhỏ nhặt mà mình cãi nhau ngoài đường hả Nhi.

Tôi im lặng, ngực phập phồng vì cơn xúc động. Chúng tôi ngồi bên nhau, bé Quyên trong lòng tôi, bé Nga nép vào anh – ranh giới như đã định hình.

Đình Văn nói nhỏ:

-Mai mốt anh sẽ cố tránh cho em tình trạng này, mình sẽ không đi chơi thế này nửa, em chịu không?

Tôi hiểu lời nói của anh theo ý nghỉ của tôi, tự ái bốc lên, tôi ngẩng mặt:

-Sẽ không bao giờ tôi đi chơi với anh đâu, anh đừng lo.

Rồi tôi đứng dậy, dắt bé Quyên bỏ đi, Đình Văn sững sờ, anh gọi nhỏ:

-Em làm gì vậy Nhi. Em nên nhớ đây là ngoài đường.

Tôi quay lại:

-Nếu anh biết xấu hổ thì đừng đi theo tôi, tôi không về chung với anh đâu.

-Đứng lại, Nhi.

Vài cặp mắt tò mò nhìn chúng tôi, tôi bồng bé Quyên đi nhanh. Đình Văn cũng không đuổi theo.

Tôi gọi xích lô về, nhưng giữa đường tôi đổi ý, tôi bảo đến bến nhà rồng. Tôi đang tức và không muốn về nhà lúc này. Đó không phải là tổ ấm của tôi nửa, tổ rắn thì có.

Tôi dẫn bé Quyên đi thơ thẩn bên bờ sông, gió đêm mát rượi làm dịu cơn căng thẳng. Tôi yên lặng suy nghĩ về diễn biến lúc nảy. Rồi nghĩ đến việc Đình Văn không đuổi theo, lại thấy tức nghẹn. Vậy là rỏ rồi.

Anh đâu có sợ tôi buồn hay giận, anh đâu cần mẹ con tôi nửa, gì thì bây giờ anh cũng đã có con của anh để thương yêu chơi đùa, cần gì đến mẹ con tôi.

Tôi nhớ lại từng diễn biến, thật ra Đình Văn không làm gì quá đáng, trường hợp tôi có lẻ tôi cũng làm vậy. Nhưng sao tôi thấy tức, tức lạ lùng … Tôi hiểu rằng nếu bé Nga là con tôi, tôi sẽ không suy nghĩ gì cả.

Tất cả những hành động bộc phát của tôi chỉ là kết quả của những cơn giận ngấm ngầm, những bất mãn, ganh tị triền miên mà tôi không thể nói ra được, không thể bộc lộ ra được. Làm sao tôi không giận cho được khi mỗi chiều về Đình Văn săn sóc bé Nga, cho nó ăn, cho nó ngủ, còn con bé thì bám riết lấy anh, nó từ chối mọi chăm sóc của tôi hay dì Tư, như thể chúng tôi là mụ phù thủy đe dọa nó. Như thể Đình Văn là cha của mình nó, là thế giới của riêng nó. Và như vậy bắt buộc anh phải đáp lại những đòi hỏi thơ ngây của nó.

Mỹ Yến đã biến mất trong đời tôi, nhưng để bé Nga lại làm lá chắn giữa tôi với Đình Văn. Tôi khổ hơn cả lúc nó giữ con bé.

Bé Quyên chợt níu tay tôi, thỏ thẻ:

-Mẹ ơi, con muốn đi ngủ, con đói bụng nửa.

Tôi nhìn đồng hồ, đã hơn 10 giờ, nhanh vậy sao? Chợt nhớ ra bé Quyên đã chưa ăn gì từ chiều, tôi cúi xuống hỏi:

-Con đói lắm hả?

-Dạ.

-Sao con không bảo mẹ mua bánh?

Tôi ghì nó, hôn tới tấp vào mặt nó, con tôi hiền lành quá, dễ thương quá.

Tôi cho nó ăn cháo, rồi mua thêm chiếc bánh su kem, con bé nhai ngấu nghiến, hết sạch.

Tôi gọi xích lô về, bé Quyên ngủ trên vai tôi.



Đèn trong phòng khách còn sáng, tôi đẩy cửa, nhẹ nhàng bước vào nhà.

Đình Văn ngồi trong ghế bành, thấy tôi, anh đứng dậy;

-Em đi đâu vậy Nhi?

Tôi không trả lời, đi thẳng về phòng, tôi nhẹ tay để bé Quyên xuống giường, con bé vẫn ngủ ngon lành.

Đình Văn đứng bên tôi:

-Em đi đâu vậy?

Tôi không đáp lại, lặng lẽ đi thay đồ, anh giữ tay tôi lại, gằn giọng:

Anh hỏi em đi đâu?

Đi chơi.

Tại sao em đang đi với anh em lại tách ra, em làm gì vậy?

Tôi mím môi quay lại:

-Để cho cha con anh được tự do.

-Trời ơi.

Tôi bỏ đi ra, Đình văn kéo tay tôi:

-Ai đòi đi chơi hả Nhi, em nói đi.

Tôi vẫn hờn giận:

-Dĩ nhiên là không phải anh.

-Nói vậy mà em nghe được à.

Tôi không trả lời, Đình Văn lắc tay tôi:

-Em vô lý lắm, chuyện chỉ có bao nhiêu đó mà em cũng làm ầm ngoài đường, em không cần biết anh xấu hổ ra sao, em làm như vậy có đúng không?

Tôi biết mình có lổi, nhưng cứ ấm ức, tôi bỏ đi, anh lẻo đẻo theo sau:

-Khuya rồi, em đi đâu vậy?

-Đi chơi.

Đình Văn đứng ngang cửa:

-Vô ngủ, không đi đâu hết.

Tôi cố đẩy anh qua 1 bên. Đình Văn đứng yên lì lợm, tôi giậm chân, cắn anh 1 cái, anh tỉnh bơ, rồi anh bồng tôi lên:

-Lúc giận em dễ thương quá, anh bực em không được.

Cơn giận của tôi bay đi mất, nhường chổ cho cảm giác hạnh phúc tôi đã chịu thua sức quyến rủ của anh.

Tôi hờn dỗi:

-Em đi đâu mặc em, anh quan tâm làm gì.

Đình Văn nheo mắt:

-Anh sợ em đi lạc.

Tôi dụi mặt trong ngực anh:

-Không có giỡn với anh đâu.

Anh đẩy tôi nằm xuống, khuôn mặt kề bên mặt tôi:

-Tại sao tự nhiên em bỏ đi riêng, và em đi đâu?

-Đi ra bờ sông.

-Em làm gì ngoài đó?

-Chơi.

-Vui không?

-Vui, rất vui.

-Rất vui, giỏi lắm, còn anh thì phát điên lên. Về nhà không có em, anh đi tìm em ba bốn lần không được, em muốn giết anh hả? Cứ làm thế này chắc anh bị đứng tim vì em quá. Em giận anh điều gì?

Tôi quay mặt đi, không trả lời.

Đình Văn nghiêng mặt nhìn vào mắt tôi:

-Nói đi Nhi, anh năn nỉ.

-Tại sao anh đối xử không công bằng với con anh, anh thương bé Nga lắm phải không? Nói thật đi, đừng sợ em buồn.

-Anh thương em nhất, và sau đó là thương 2 đứa nhỏ như nhau.

Em không tin, nói ra thì anh bảo em ích kỷ, nhưng anh nhìn lại đi, anh đã đối xử chênh lệch ra sao? Chưa bao giờ anh săn sóc bé Quyên tỉ mỉ nhuư vậy, còn đối với bé Nga, anh chăm chút đến thế nào. Cứ bảo là em ích kỷ đi, em chấp nhận nhưng em không thể im lặng nửa.

Đình Văn ngồi lên, lặng lẽ suy nghĩ, rồi anh nhẹ nhàng:

-Anh biết, em bất mãn như vậy là đúng, nhưng anh làm sao khác được hả Nhi? Trong khi dì Tư và em không làm chuyện đó, anh phải làm thôi.

-Anh làm em có cảm tửơng bé Quyên không phải là con anh nửa? Tất cả thời gian rãnh anh dành cho bé Nga, con bé thì cứ đeo lấy anh, nó không cần em hay dì Tư săn sóc nửa. Trong nhà hình thành 2 nhóm vậy đó, em chịu sao nổi.

Anh vuốt tóc tôi, dịu dàng:

-Mai mốt anh sẽ ý tứ hơn, em đừng giận nửa, anh sẽ không để tình trạng như vậy đâu. Em phải hiểu là đối với anh, không có ai hơn được em và bé Quyên. Còn đối với bé Nga, nó cần có 1 ngừơi thân chăm sóc, anh phải có trách nhiệm với đứa con mình tạo ra, thông cảm cho anh nghe em.

Tôi biết nói gì bây giờ? Con người luôn bị hoàn cảnh chi phối, anh phải hành động theo hoàn cảnh. Cũng như tôi bị đặt trong tình thế bế tắc. Thôi cứ thả trôi cho số trời.

Hoàng Thu Dung
Tiểu thuyết | Nhận xét(0) | Trích dẫn(0) | Đọc(4330)
Viết nhận xét
Hình vui
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
Mở HTML
Mở UBB
Mở hình vui
Ẩn giấu
Hãy nhớ
Tên gọi   Mật khẩu   Khách không cần mật khẩu
Địa chỉ web   Email   [Đăng ký]