Chuyện bọn tôi trống học hôm thứ bảy để lại hậu quả thật là kinh khủng.
Sáng nay chào cờ xong, bọn tôi lên lớp. Giờ kế là giờ của thầy chủ nhiệm. Khi thầy Nam bước vào, cả lớp đứng dậy chào như thường lệ. Thầy đứng ở bàn giáo viên, im lặng nhìn xuống lớp thật lâu. Chúng tôi thì thầm:
Sao thầy không cho ngồi xuống, mỏi chân quá.
Hình như thầy giận.
Nhỏ lớp trưởng nạt khẻ:
Im đi bây.
Không khí thật căng thẳng, bọn tôi sốt ruột chờ đợi, theo dõi từng cử chỉ của thầy. Rồi thầy nghiêm nghị:
Các em ngồi xuống. Hôm thứ bảy em nào cúp tiết, mời em đó đứng lên.
Bọn tôi sững sờ, ngồi chết lặng.
Tôi nhắc lại, những em nào bỏ học ngày thứ bảy đứng lên.
Chúng tôi quay lại nhìn nhau, rồi miễn cưỡng đứng dậy. Thầy Nam nhìn mặt từng tên, gần nửa lớp. Hình như con số quá đông làm thầy tức giận, tôi thấy mặt thầy đỏ gấc. Bọn tôi nhìn thầy lấm lét:
Thầy Nam nhìn nhỏ Nga:
Các em bỏ học để làm gì?
Nga nhìn qua Mỹ Oanh, con nhỏ cúi gầm xuống. Thầy Nam lại nhìn qua nhỏ Thanh Tuyền:
Tôi hỏi lại, các em bỏ học để làm gì?
Nhỏ Tuyền lí nhí:
Thưa thầy, tụi em …
Giọng con nhỏ lạc đi, nhỏ dần rồi im bặt, có Chúa mới nghe được nó nói gì. Thầy Nam cố kiềm chế:
Các em cứ nói mạnh dạn đi.
Thưa thầy, tụi em qua vườn Mỹ Oanh chơi.
A …
Thầy Nam bật lên ngạc nhiên, trong lớp bọn nó xì xào bàn tán. Thầy chợt đập bàn cái rầm:
Các em im lặng.
Im lặng như tờ, nghe cả tiếng đánh rơi cây viết. Minh Quốc vội vàng cúi xuống lượm.
Em nào cầm đầu?
Lại im lặng.
Thầy Nam gằn giọng:
Em nào cầm đầu các em?
Tôi hồi hộp, tay chân run lên. Thầy Nam đi lại chỗ nhỏ Ly Phương:
Em nào rủ em đi?
Ly Phương lặp bắp nói 1 hơi:
Thưa thầy … tụi con đi chung.
Tiếng “con” làm tụi nó cười cái rần. Thầy Nam cau mặt lại:
- Nếu các em đã làm thì tại sao không dám tự nhận. Tôi hy vọng các em dũng cảm hơn.
Rồi thầy đi lên bàn giáo viên, nhìn xuống:
Tôi chờ các em tự giác.
Bọn trong lớp xì xào:
Ai rủ vậy?
Đứa nào cầm đầu chắc chết.
Nhận đại đi cho rồi.
Tôi nghe cổ họng khô khốc, vừa quê vừa sợ, đầu óc rối loạn. Rồi tôi mím môi, ngẩng đầu lên:
Thưa thầy, em rũ.
Cả lớp kinh ngạc, hơn 40 cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Thầy Nam cũng bất ngờ, rồi thầy giận dữ. Hình như thầy không ngờ là tôi cầm đầu, mà lại bỏ chính giờ học của thầy.
- Em có biết xấu hổ không Phượng Nhi? Tôi không ngờ 1 học sinh như em lại trốn học. Tôi không ngờ em có thể hành động như vậy, ít ra em cũng phải biết suy nghĩ chứ.
Tôi mở lớn mắt nhìn thầy Nam, đây là lần đầu tiên tôi thấy nổi giận, giận đến độ không kềm chế được, tôi ứa nước mắt, cảm thấy bị xúc phạm vô cùng
Thầy Nam bảo 10 tên trốn học ngồi xuống rồi tiếp tục trút cơn thịnh nộ vào tôi. Cả lớp im như thóc. Chợt Minh Quốc đứng dậy:
Thưa thầy, hôm đó em rũ chứ không phải Phượng Nhi.
Lời tuyên bố như 1 tiếng sấm nổ, tôi quay phắt về phía Minh Quốc, bên con trai có tiếng cười thông cảm, tụi con gái nhìn Minh Quốc thú vị. Thầy Nam im lặng thật lâu :
Vậy tại sao em không đứng lên ngay từ đầu?
Chàng Đông Kisốt của tôi gãi gãi đầu, im lặng. Thầy Nam nhìn nhỏ lớp trưởng:
Em cho thầy biết, bạn Quốc có bỏ học hôm thứ bảy không?
Nhỏ Trang lúng túng, rồi thật thà:
Thưa thầy không.
Thầy Nam phẩy tay 1 cái:
- Em ngồi xuống. Còn Minh Quốc, thầy thấy em không nên có tinh thần mã thượng như vậy trong trường hợp này, ngồi xuống.
Thầy nam im lặng 1 lát, hình như vẫn chưa hết giận:
- Tôi muốn Phượng Nhi tự suy nghĩ về hành động của mình, tôi không cần em phải làm kiểm điểm khi mà em không hề ý thức thế nào là kỷ luật, hy vọng là em còn biết nghĩ về hành động của mình, các em đâu còn nhỏ nữa.
Lần đầu tiên tôi bị xúc phạm giữa lớp như thế này, 1 cảm giác xấu hổ tủi thân làm tôi thấy muốn khóc, tôi gục mặt xuống bàn, khóc nức nở. Mỹ Yến nói nhỏ:
Nín đi, Nhi, khóc kỳ lắm.
Kệ tao
Thầy nhìn mày kìa.
Kệ thầy.
Bên trái tôi, Mỹ Oanh cũng lúng túng:
Nín đi Nhi.
Mặc cho bọn nó dỗ dành, tôi khóc tức tưởi, nước mắt nước mũi chảy tùm lum. Tôi thò tay vào cặp rút khăn tay ra lau, chiếc khăn tay ướt sạch.
Hình như thầy Nam nói cái gì đó, tôi không thèm nghe.
Rồi cả lớp bắt đầu học, tôi vẫn gục mặt xuống bàn, những ý nghĩ bừng bừng trong đầu, nếu bây giờ tôi nhảy xuống lầu thì thầy Nam sẽ bị hối hận dày vò, thầy sẽ không bao giờ mắng nhiếc tôi nữa. Rồi nghĩ đến chuyện bị mắng, tôi lại nhớ Đình Văn, nhớ cái lắc đầu chê trách … Tôi cảm thấy mình là đồ bỏ đi rồi, ai cũng có thể nặng nhẹ tôi được cả, nước mắt lại trào ra, ướt cả mặt thật khó chịu. tôi hơi ngẩng qua Mỹ Yến:
Cho tao mượn cái khăn.
Con nhỏ phì cười rồi bụm miệng lại, nó loay hoay lấy khăn đưa cho tôi, môi cố mím lại để khỏi cười. Tôi không hiểu sao nó có thể cười được lúc này. Tôi nghiêm nghị nhìn nó rồi cúi xuống lau mặt. Tôi tiếp tục với ý nghĩ thương thân giận đời, chưa lúc nào cảm giác thương thân lại xâm chiếm tôi mãnh liệt như bây giờ, trong đầu tôi nung nấu ý nghĩ trả thù, cụ thể nhắm vào ai thì tôi chưa biết, nhưng chắc chắn nếu tôi có gì thì họ sẽ ân hận suốt đời, rồi thầy Nam sẽ thấy tôi không phải là đồ bỏ đi, và mấy đứa trong lớp đang cười tôi trốn học phải nghĩ lại … Cứ suy nghĩ, rồi khóc, rồi lại suy nghĩ… chiếc khăn của Mỹ Yến ướt nhem từ hồi nào không hay, khi tôi nhận ra thì không còn xài được nữa. Tôi quay qua Mỹ Oanh:
- Mày có đem khăn theo không?
Nó cười đưa khăn cho tôi. Mỹ Yến vòng qua sau lưng tôi bấm nhỏ Oanh, 2 đứa nhìn nhau, miệng chúm chím. Tôi nhìn Mỹ Oanh, con nhỏ cuối xuống tập, bậm môi lại, rõ ràng nó cố nín cười. Tôi không hiểu được có gì đáng cười ở đây.
Tôi lặng lẽ lau nước mắt. Mỹ Oanh nói nhỏ:
Mày đừng khóc nữa Nhi, nãy giờ ướt 3 cái khăn rồi.
Nhỏ Yến ré lên cười hăng hắc, Mỹ Oanh cố nín, rồi cũng đi chung xuồng với nhỏ Yến. Tôi hơi quê:
- Mấy con nhỏ vô duyên, tao khóc kệ tao.
- Mày khóc dai quá Nhi, ướt 1 lúc 3 cái khăn, tao không hiểu ở đâu mày có nhiều nước mắt dữ vậy.
Mỹ Yến thì thầm:
- Bây giờ học được chưa, thầy nhìn mày kìa.
Tôi nhìn lên bảng, thầy Nam đang hướng mắt về phía tôi, khuôn mặt bình thản. Tôi lục tục mở tập ra, im lìm viết bài.
Hết tiết học, thầy Nam bước xuống chỗ tôi:
- Cuối tiết 5 em lên văn phòng gặp thầy.
Khi thầy ra ngoài rồi, tụi nó xúm lại an ủi tôi:
Đừng buồn nữa Nhi, thầy nói vậy chứ không có sao đâu.
Lâu lâu mới bỏ học 1 lần chứ bộ.
Công nhận Phượng Nhi khóc dai ghê
Bên con gái mỗi đứa 1 tiếng, tôi không biết trả lời làm sao. Chợt Đạt nước tương đập bàn la lên:
- Nãy giờ Phượng Nhi khóc làm thằng Quốc nó đau lòng hết sức. Nhi an ủi nó 1 tiếng đi Nhi.
Quốc lầm lì:
- Im mày, thằng vô duyên.
Bên con trai vỗ bàn la hét loạn xạ, chúng nó trêu chọc tôi với Minh Quốc 1 cách khoái chí, Quốc lầm bầm bỏ đi ra ngoài, cả 1 đám hò hét kéo ra hành lang. Tiếng cười cộng với tiếng pháo nổn goài đường làm tôi náo nức. Và không biết từ lúc nào tôi hòa vào đám bạn cười đùa chí chóe. Oi, đời vui quá, không buồn được.
Hết tiết 5 tôi lên phòng giáo viên. Thầy Nam đang ngồi 1 mình ở dãy bàn cuối phòng. Hình như thầy đang chấm bài. Tôi do dự rồi mạnh dạn bước vào.
- Em ngồi xuống đây.
Tôi ngồi đối diện với thầy, cặp để trên bàn. Tự nhiên thấy 2 tay hết sức thừa thãi, tôi mân mê chiếc quai cặp.
Thầy Nam gỏ gỏ cây viết trên quyển tập:
Từ đầu năm đến giờ em trốn học mấy lần rồi Phượng Nhi? Ngoài giờ thầy ra em còn bỏ giờ nào nữa không?
Thưa thầy không, đây là lần đầu em cúp tiết, dạ mới có 1 lần.
Thầy nam nhíu mày:
Có nghĩa là em không thích học môn anh văn?
Dạ không phải.
Vậy thì tại sao em bỏ giờ?
Thưa thầy, em nghĩ là thi rồi không có học. Với lại … dạ tụi em đi vườn Mỹ Oanh xa quá nên về không kịp.
Em có biết nhà trường cấm nghỉ học trước 24 tết không?
Tôi lí nhí:
Dạ biết.
Biết tại sao em còn nghỉ, lại còn rủ rê bạn bè nữa, gần nửa lớp bỏ học, thầy không chấp nhận được.
Tôi buộc miệng:
- Thưa thầy, vì nếu đi vường mà ít quá thì không vui.
Thầy Nam bật cười, rồi nét mặt lại nghiệm nghị, thầy nhìn chăm chăm cây viết trên tay, không quan tâm tới tôi, hình như thầy suy nghĩ chuyện gì đó. Tôi lén nhìn thầy, không hiểu sao tôi không sợ thầy Nam, chỉ thấy mến và nể, có lẽ vì tôi biết thầy chỉ lớn hơn chúng tôi vài tuổi, dù thầy có nghiêm khắc mấy đi nữa thì bọn tôi cũng không vì vậy mà xa cách. Như lúc này đây, tôi cảm thấy gần gũi thầy Nam lạ lùng.
Tự nhiên tôi chợt nhớ tới Đình Văn, tôi chưa khi nào thấy gần gũi được ông ấy, giá mà Đình Văn cũng giống như thầy Nam…
Thấy tôi nhìn, thầy mĩm cười:
Em đang nghĩ tôi là 1 ông thầy khó tính phải không?
Dạ đâu có, lớp em nói thầy dễ.
Tôi muốn biết suy nghĩ của em.
Dạ, em không nói được.
Tại sao?
Dạ tại em nói lung tung lắm, sợ thầy phạt em.
Em thấy có khi nào tôi phạt ai trong lớp chưa? Ngay cả khi em trốn học tôi vẫn không phạt kia mà.
Thầy không phạt nhưng thầy nói nghe còn nhức đầu hơn nữa.
Tôi bắt đầu phụng phịu.
Bây giờ em định khiếu nại tôi phải không?
Ai biểu thầy la em làm chi.
Thầy Nam dịu giọng:
Phượng Nhi có hứa với thầy là mai mốt không cúp giờ nữa không?
Dạ hứa.
Em làm thầy bất ngờ về em quá. 1 học sinh như em mà nói quậy phá thì không ai tin được. Thôi trưa rồi, em về đi.
Thầy đột ngột đứng dậy, sắp xếp giấy tờ. Tôi cũng miễn cưỡng đứng lên.
Thưa thầy em về.
Nếu bảo mỗi lần bị gọi lên văn phòng là phải “uống trà đắng” như thế này, có lẽ tôu sẽ rất thích được uống trà. Tôi cảm thấy 1 niềm vui nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng, tôi không hiểu tại sao.
* *
*
Ngày liên hoan cuối năm của lớp tôi rất vui, và xảy ra 1 chuyện làm tôi bồi hồi suốt cả ngày.
Khi tôi về đến ngã tư, Minh Quốc ở đâu chạy song song bên tôi:
- Phượng Nhi.
Tôi quay lại nhìn Quốc, rất ngạc nhiên, học chung với nhau 3 năm, Quốc chưa hề nói chuyện với tôi 1 lần, thế mà bây giờ … Đông Kisôt này bao giờ cũng làm những chuyện bất ngờ.
Gì vậy Quốc?
Nãy giờ tôi … tôi … đi phía sau Nhi, tôi đưa Nhi về.
Chi vậy? - Tôi buộc miệng hỏi, rồi kịp nhận ra mình vô duyên quá, tôi nói đỡ:
Cám ơn Quốc nghe.
Nhi ơi ! Tôi … tết này Nhi có đi đâu không?
Không, Nhi ở nhà chứ ít đi đâu lắm.
Minh Quốc lúng túng:
Tôi đến nhà Nhi chơi được không?
Nếu rãnh mấy bạn tối chơi Nhi mừng lắm.
Vậy rồi … ba má Nhi có rầy không?
Tôi lắc đầu:
Không có đâu, bạn bè đến chơi có gì đâu mà rầy.
Đông Kisôt bỗng thở phào 1 cái, mặt rạng rỡ hẳn lên:
Vậy tết tôi đến nhà Nhi chơi nghe.
Tôi gật đầu, Minh Quốc bỗng ngừng lại:
Nhi chờ tôi 1 chút.
Tôi cũng thắng xe lại, tò mò nhìn Minh Quốc hấp tấp lật tập tìm cái gì đó, rồi Quốc đưa cho tôi 1 tấm thiệp:
Tặng Nhi nè, về nhà đọc, và … Nhi đừng cho ai coi nghe.
Rồi chàng Đông Kisôt quay đầu xe, đi thẳng. Tôi đứng ngẩn ngơ 1 lát , bỗng hiểu ra 1 điều: Minh Quốc phải lòng tôi rồi.
Về nhà tôi đóng cửa phòng, mở tấm thiệp, 1 lá thư rớt ra, tôi hồi hộp đọc.
“Thân gởi Phượng Nhi !
Mấy lần Quốc viết thư cho Nhi rồi, nhưng cứ không dám đưa, Quốc sợ Phượng Nhi từ chối thì buồn lắm.
Mây trời lững lờ bay
Nhắn về cõi lòng ai…
Phượng Nhi có hiểu không?
Mỗi lần vào lớp, chỉ cần nhìn thấy Phượng Nhi thôi Quốc cũng đủ vui, sau này nghỉ học, Quốc sẽ nhớ hoài cô bạn gái có 2 bím tóc thơ ngây, nhớ nụ cười duyên dáng, nhớ dáng điệu thùy mị mà nghịch ngầm, nhớ mỗi lần Phượng Nhi hát trước lớp … Quá nhiều nỗi nhớ khiến Quốc nghĩ rằng hình bóng Phượng Nhi sẽ đi theo Quốc suốt đời.
Phượng Nhi rất dễ thương.
Tình cảm yêu thương đầu đời dành hết cho Phượng Nhi đó. Đừng từ chối Quốc nghe Phượng Nhi …”
Tôi đọc lại lần nữa, rồi lần nữa. Minh Quốc viết thư hay quá, chân thực quá. Tôi cảm thấy như đang đọc thư của gã con trai nào đó khác hơn Minh Quốc mà tôi đã biết. Vào lớp tôi chỉ thấy ở Quốc 1 tính cách hời hợt, lóc nhóc, hay đùa tếu cho bạn bè cười mà thôi. Rồi tôi nhớ lại thái độ của Quốc những ngày gần đây, nhớ lúc Quốc bênh vực tôi, nhớ những ánh mắt sâu thăm thẳm tôi chợt vô tình bắt gặp … Hình như từ lúc nào đó Quốc trở nên nghiêm chỉnh hơn, trầm lặng hơn. Tình yêu làm cho người ta suy tư … Giở đây tôi hiểu vì sao bọn con trai trong lớp ghép đôi tôi với Minh Quốc rồi.
Tôi cảm thấy vui vui.
Thế là từ đây tôi không thể xem Minh Quốc bình thường được nữa, và tất nhiên không thể kể với bọn tứ quái, bởi vì tôi tôn trọng Minh Quốc.
Tôi ngắm nghía tấm thiệp, bó hoa hồng tượng trưng cho tình yêu. Không phải vô cớ khi Quốc mượng bông hồng tỏ tình. Quốc tế nhị quá, sâu lắng quá. Lớp tôi có ai nhận ra con người thật của Quốc không nhỉ?
Tôi cẩn thận cất lá thư dưới chồng sách. Lần đầu tiên trong nhật ký của tôi có tên Minh Quốc.
* *
*
Hình như người ta sợ cái gì thì trời bắt người ta chịu cái đó.
Những ngày gần tết tôi thầm lo Đình Văn chạm trán với Minh Quốc, với đám bạn tôi, và mọi chuyện đã diễn ra y như thế. Thật quá đỗi ngao ngán!
Cả mồng 1 tôi theo mẹ đi thập tự, sáng mồng 2 tôi định trốn đi chơi nhưng phải lo phụ mẹ cúng kiến, rồi bác Tư và Đình Văn từ thành phố xuống, những dự đính của tôi đành bay lơ lững theo mây khói.
Khi ăn xong thì đã 10 giờ trưa, mẹ và bác Tư lên phòng, ba với bác Tư trai đánh cờ trên lầu, Phượng Lam và Vũ Phi đi chơi, tôi ở lại chịu trận, tự nhiên tôi tức Đình Văn kinh khủng.
Tôi ngồi đối diện với Đình Văn, dằn dỗi. Ong ta nhìn tôi chăm chú:
Chuyện gì vậy Phượng Nhi?
Không có chuyện gì hết.
Có, nhìn mặt em là biết ngay. Em muốn đi chơi phải không?
Sao anh biết?
Đình Văn không trả lời, tôi nhắc lại:
Sao anh biết?
Vì em thường thích đi chơi, nhất là bây giờ đang tết, buộc chân ở nhà em có vẽ khổ sở quá.
Tôi tò mò:
Bộ anh Văn không thích đi chơi hả?
Đình Văn lắc đầu, tôi ngạc nhiên:
Sao lạ vậy?
Anh không thích đám đông.
Tại anh không biết, chứ đi chơi vui lắm, càng đông càng vui.
Vậy hả?
Tôi hưng phấn:
Dạ, hôm thứ bảy tuần trước tụi em kéo nguyên đám đi vườn nhỏ bạn chơi, vui dễ sợ luôn, tụi em …
Có tiếng gọi léo nhéo ngoài cổng “Nhi ơi, Nhi”, tôi im bặt, vội chạy ra, 1 đám bạn đứng lố nhố trong s6an, ríu rít:
Đi chơi đi, trời ơi, ngoài đường đông dễ sợ.
Tụi mình sợ Nhi không có ở nhà chớ.
Nhi thay đồ lẹ rồi đi, hẹn rồi mà giờ này còn ở đây.
Tôi chưa kịp trả lời, Đình Văn đã đứng ở cửa:
Nhi mời bạn vô nhà đi, mấy em vô nhà chơi.
Bọn nó nhìn Đình Văn, tò mò, tôi vội giới thiệu:
Đây là anh Văn, con bác mình, còn mấy bạn này học chung lớp em.
Chúng nó vui vẽ:
Chào anh Văn.
Chào anh.
Đình Văn cũng cười lịch sự. Rồi chúng nó kéo vào nhà, giởn ríu ra ríu rít. Tôi lôi bánh mức trong tủ ra, Đình Văn ra nhà sau pha trà tự nhiên như thể đã ở nhà tôi mấy chục năm nay ấy, lại còn ngồi tiếp bạn với tôi nữa, mà lại nói rất vui vẽ. Chúng nó có vẽ thích Đình Văn lắm. Tôi ngồi yên quan sát, hình như bọn nó không ai nghi ngờ gì cả, lạy trời cho bọn nó cứ mãi vô tư.
Chỉ có 1 người không vô tư, đó là Minh Quốc. Tôi thấy Quốc kín đáo nhìn Đình Văn, trong mắt như có 1 dấu hỏi đầy khoắc khoải, thái độ của Quốc hơi lặng lẽ u uất. Tôi không biết xử sự ra sao cho phải, đành ngồi im mà thở ngắn than dài, sao tôi hay rơi vào trường hợp khó xử thế này không biết, tức muốn chết được, và dĩ nhiên cơn tức ấy trút vào Đình Văn.
Chưa hết, khi bọn nó rũ đi chơi, tôi lên xin phép, mẹ phán cho 1 câu tối sầm mặt mũi:
Con ở nhà chơi với anh Văn, bạn bè thì ngày mai đi cũng được.
Tôi đành quay trở xuống, miệng méo xệch, nước mắt ứa ra từng giọt tôi ngồi bệt dưới góc cầu thang, tức tối. Hình như chờ tôi hơi lâu nên Đình Văn đi tìm, thấy tôi Đình Văn ngạc nhiên:
Sao tự nhiên em bỏ vô đây ngồi vậy, bạn em chờ kìa.
Kệ tôi.
Chuyện gì vậy?
Không có chuyện gì hết.
Sao em bỏ vô đây, giận anh hả?
Không kiềm được, tôi òa lên khóc tức tưởi:
Tôi không giận ai hết, kệ tôi.
Đình Văn quýnh quán:
- Cái gì, nói anh nghe đi.
- Tại anh mà mẹ tôi không cho đi chơi đó, ai mượn anh xuống đây chi vậy? Sao nhà anh anh không ở mà xuống đây? Bộ anh hết chỗ đi rồi hả?
Tôi vung tay, thất vọng và càng khóc như mưa. Đình Văn mím môi:
- Em nín đi, thay đồ rồi đi chơi đi, để anh xin mẹ em cho.
-Dễ gì mẹ tôi cho, mẹ tôi nói phải ở nhà chơi với anh, tôi đã nói là tại anh mà.
Đình Văn suy nghĩ 1 lát, rồi đột ngột kéo tôi đứng dậy và rút khăn lau nước mắt cho tôi, ra lệnh:
- Bây giờ em có đi chơi thì không vui gì đâu, vậy thì ở nhà đi, nín khóc ngay và ra ngoài chơi, đừng để bạn bè chớ lâu quá. Anh nói có nghe không?
Tôi hơi sợ Đình Văn, ngoan ngoãn ra ngoài, bọn nó ngạc nhiên:
Ua, sao chưa thay đồ?
Tôi gượng cười:
Một lát Nhi phải đi chùa với mẹ, thôi mấy bạn đi trước đi.
Mỹ Oanh sụ mặt:
- Không có Nhi đi buồn thấy mồ, thôi mình về.
Lời tuyên bố của Mỹ Oanh làm bọn nó cụt hứng, bị lây tư tưởng chán nãn. Vài tên khác ngã lòng.
Thôi tao cũng về luôn.
Còn lại nhóm của nhỏ đại tá rũ nhau đi tới nhà thầy Nam, bọn tôi chia tay buồn thiu. Minh Quốc nấn ná đi sau.
Nhi có khách riêng phải không?
Không phải, anh ấy là anh bà con của Nhi.
Minh Quốc không hỏi gì nữa, nhưng hình như không tin. Tôi không sợ Minh Quốc buồn, mà sợ điều khác, sợ bạn bè trong lớp biết tôi có bồ, tôi sẽ phải giải thích sao đây?
Càng gần đến mùa thi nhóm tứ quái tôi càng tụ họp nhau hơn. Dù không ai nói ra nhưng mỗi đức đều mang trong lòng sự lo sợ, nuối tiếc. Chúng tôi muốn sống hế mình, tận hưởng hết mình những ngày tháng học trò. Và riêng tôi, xen lẫn nỗi buồn là nỗi lo sợ, bởi vì ba mẹ tôi đã xem Đình Văn như con rễ, mọi người không cần biết tôi có đồng ý hay không, và bởi vì không ai hỏi đến tôi nên tôi đành im lặng. Chuyện ấy như 1 mối đ dọa mơ hồ trong tôi. Thỉnh thoảng giữa cơn đùa vui, tôi thấy 1 thoáng buồn.
Sáng chủ nhật tôi diện thật “chiến” và đem tập vô trường. Nhóm tứ quái đã hẹn nhau 8 giờ, nói học chứ kỳ thực 4 đứa giỡn ầm ĩ. Tôi lôi trong cặp ra 1 bịch ổi và gói muối, tôi cẩn thận đem cả dao gọt ổi. 4 đứa liên hoan trong phòng trống ở góc hành lang, cười đùa thoả thích, rồi cả bọn vò đầu nhau rượt đuổi nhau chạy vòng trong lớp, chúng tôi kéo bàn ken két điếc cả tai, quên mất ở dưới có 1 lớp học thêm. Chưa khi nào 4 đứa tôi giỡn dữ dội như hôm nay, giỡn cho đến khi mệt không nói nỗi mới thôi.
Nhỏ Thùy Lan đứng bên cửa sổ chợt ngoắc bọn tôi, chỉ xuống đường:
Thấy gì không?
Gì đâu?
Ong bán khô kìa, hấp dẫn quá.
Cử đại biểu xuống dưới mua đi bây.
Ai xuống?
Đứa nào cũng rụt cổ:
Thôi xuống dưới xa quá, tao mệt muốn đứt hơi.
Thôi nhịn đi.
Đâu có được, khô đó ngon lắm.
Tôi đề nghị:
Bây giờ bắt thăm đi, trúng đứa nào đứa đó đi.
Thế là xé giấy xếp 4 cái thăm, tôi bắt nhằm tờ giấy “đi” thật xui xẻo. Chúng nó reo ầm lên:
Phượng Nhi đi là phải rồi, nó là chúa bày đầu.
Tôi liếm môi:
Tao sẽ đi lâu cho 3 đứa bây chờ mõi cổ luôn.
Nhanh đi con khỉ non, ổng bỏ đi bây giờ.
Tôi đi thủng thẳng, nhởn nhơ trêu tức chúng nó, ra đến cửa tôi quay lại:
Tụi bây kêu ổng lại đi, chờ tao xuống.
Làm sao ổng nghe được.
Thì bọn mày hét lên, có bao nhiêu sức cứ rống lên.
Nhỏ Thùy Lan nắm vai tôi đẩy mạnh ra cửa:
- Đi nhanh lên con khỉ.
Tôi theo đà của Thùy Lan chạy ào ra ngoài. Đến cầu thang tôi đâm sầm vào 1 người đang đi lên. Tôi loạng choạng, người ấy giữ tôi khỏi ngã rồi lên tiếng: “chạy đi đâu vậy Phượng Nhi?”
Tôi định thần lại, thầy Nam đang đứng trước mặt tôi. Tôi ngạc nhiên đến mức không biết trả lời thế nào, thầy hỏi lại:
Em đi đâu vậy? Hôm nay chủ nhật mà.
Dạ, tụi em vô học bài.
Thầy Nam nhướng mắt:
- Học? Vậy mà tôi định lên nhắc các em ngồi yên đó chứ, các em làm ồn quá tôi dạy không được.
Tôi dứng yên, lúng túng không biết phải nói cái gì, cũng không thể bỏ đi, vì thầy Nam vẫn còn đứng đó. Thầy nhìn đâu đâu trên ngọn cây, chẳng thèm quan tâm tới tôi. Thầy là hay như vậy lắm, vừa gần vừa xa vời sao ấy.
Tôi bắc đầu sốt ruột, bọn nó đang chờ tôi mua khô lên, không khéo thì ông bán khô bỏ đi mất.
Thầy Nam chợt hỏi tôi, giọng hết sức bình thản:
Em sắp đám cưới hả Phượng Nhi?
Tôi hết hồn:
-Dạ, sao thầy biết?
- Thầy có nghe Mỹ Yến nói, vậy là em không thi đại học à?
Tôi lắc đầu nhiệt tình:
Không có đâu thầy ơi, em không có đám cưới.
Vậy à.
Dạ.
Gần thi rồi, em cố gắng học nghe Nhi, nên bớt đi chơi lại, qua mùa thi vẫn còn dịp để các em đi chơi mà, tin tôi đi.
Dạ.
Hình như em làm đơn thi sư phạm phải không?
Dạ.
Vậy mà tôi hy vọng em thi sinh ngữ
Em học dỡ ngoại ngữ lắm thầy.
Không, tôi thấy em học khá.
Rồi thầy nhìn tôi cười cởi mở:
Có thể sau này em sẽ là đồng nghiệp với tôi.
Oi, em không dám nghĩ vậy đâu.
Mỹ Yến bỗng đi ra, nhỏ nhìn lướt qua tôi và thầy Nam, hình như trong mắt nhỏ có 1 tia nghi ngờ gì đó. thầy Nam lên tiếng:
Em cũng đi học ngày chủ nhật hả Yến?
Nhỏ cười bẻn lẻn:
Dạ.
Nhỏ bặm môi, mắt chớp chớp và đầu nghiêng nghiêng, hình như mỗi lần đứng trước mặt thầy Nam là nó bắt đầu điệu, tôi thấy thầy Nam nhìn nhỏ rồi mĩm cười
Tôi nhìn qua thầy Nam:
Thưa thầy em đi
Rồi tôi lóc cóc nhảy xuống những bậc thang, nhỏ Yến hỏi với theo:
Nhi đi đâu vậy?
Mua khô chứ đi đâu.
Đã biết rồi còn hỏi, nhỏ này sao màu mè thế không biết !
Khi tôi trở lên, thầy Nam và nhỏ Yến không còn ở đó. Tôi vô lớp, Thùy Lan và Mỹ Oanh vỗ tay í ới, chỉ có nhỏ Yến đứng bên cửa sổ nhìn trời (chắc là trong đám mây có hình thầy Nam?), nhỏ kéo tôi lại cửa sổ:
Hồi nãy thầy Nam nói gì với mày vậy?
Thầy nói tụi mình làm ồn thầy dạy không được.
Chỉ có bao nhiêu đó thôi hả? Sao đứng đó lâu quá vậy?
Thầy hỏi tao thi cái gì, rồi khen tụi mình siêng học.
Tôi sốt ruột kéo tay nó:
Đi ăn khô, bộ mày không thích ăn hả? Khô ngon lắm.
Nhỏ miễn cưỡng đi theo tôi lại góc lớp, 3 đứa tôi ăn với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ, chỉ có Mỹ Yến lơ đãng nhấm từng miếng nhỏ, chắc tâm trí nó để ở phòng học phía dưới. Tội nghiệp nhỏ, khô ngon thế này mà không biết thưởng thức.
Hoàng Thu Dung
Sáng nay chào cờ xong, bọn tôi lên lớp. Giờ kế là giờ của thầy chủ nhiệm. Khi thầy Nam bước vào, cả lớp đứng dậy chào như thường lệ. Thầy đứng ở bàn giáo viên, im lặng nhìn xuống lớp thật lâu. Chúng tôi thì thầm:
Sao thầy không cho ngồi xuống, mỏi chân quá.
Hình như thầy giận.
Nhỏ lớp trưởng nạt khẻ:
Im đi bây.
Không khí thật căng thẳng, bọn tôi sốt ruột chờ đợi, theo dõi từng cử chỉ của thầy. Rồi thầy nghiêm nghị:
Các em ngồi xuống. Hôm thứ bảy em nào cúp tiết, mời em đó đứng lên.
Bọn tôi sững sờ, ngồi chết lặng.
Tôi nhắc lại, những em nào bỏ học ngày thứ bảy đứng lên.
Chúng tôi quay lại nhìn nhau, rồi miễn cưỡng đứng dậy. Thầy Nam nhìn mặt từng tên, gần nửa lớp. Hình như con số quá đông làm thầy tức giận, tôi thấy mặt thầy đỏ gấc. Bọn tôi nhìn thầy lấm lét:
Thầy Nam nhìn nhỏ Nga:
Các em bỏ học để làm gì?
Nga nhìn qua Mỹ Oanh, con nhỏ cúi gầm xuống. Thầy Nam lại nhìn qua nhỏ Thanh Tuyền:
Tôi hỏi lại, các em bỏ học để làm gì?
Nhỏ Tuyền lí nhí:
Thưa thầy, tụi em …
Giọng con nhỏ lạc đi, nhỏ dần rồi im bặt, có Chúa mới nghe được nó nói gì. Thầy Nam cố kiềm chế:
Các em cứ nói mạnh dạn đi.
Thưa thầy, tụi em qua vườn Mỹ Oanh chơi.
A …
Thầy Nam bật lên ngạc nhiên, trong lớp bọn nó xì xào bàn tán. Thầy chợt đập bàn cái rầm:
Các em im lặng.
Im lặng như tờ, nghe cả tiếng đánh rơi cây viết. Minh Quốc vội vàng cúi xuống lượm.
Em nào cầm đầu?
Lại im lặng.
Thầy Nam gằn giọng:
Em nào cầm đầu các em?
Tôi hồi hộp, tay chân run lên. Thầy Nam đi lại chỗ nhỏ Ly Phương:
Em nào rủ em đi?
Ly Phương lặp bắp nói 1 hơi:
Thưa thầy … tụi con đi chung.
Tiếng “con” làm tụi nó cười cái rần. Thầy Nam cau mặt lại:
- Nếu các em đã làm thì tại sao không dám tự nhận. Tôi hy vọng các em dũng cảm hơn.
Rồi thầy đi lên bàn giáo viên, nhìn xuống:
Tôi chờ các em tự giác.
Bọn trong lớp xì xào:
Ai rủ vậy?
Đứa nào cầm đầu chắc chết.
Nhận đại đi cho rồi.
Tôi nghe cổ họng khô khốc, vừa quê vừa sợ, đầu óc rối loạn. Rồi tôi mím môi, ngẩng đầu lên:
Thưa thầy, em rũ.
Cả lớp kinh ngạc, hơn 40 cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Thầy Nam cũng bất ngờ, rồi thầy giận dữ. Hình như thầy không ngờ là tôi cầm đầu, mà lại bỏ chính giờ học của thầy.
- Em có biết xấu hổ không Phượng Nhi? Tôi không ngờ 1 học sinh như em lại trốn học. Tôi không ngờ em có thể hành động như vậy, ít ra em cũng phải biết suy nghĩ chứ.
Tôi mở lớn mắt nhìn thầy Nam, đây là lần đầu tiên tôi thấy nổi giận, giận đến độ không kềm chế được, tôi ứa nước mắt, cảm thấy bị xúc phạm vô cùng
Thầy Nam bảo 10 tên trốn học ngồi xuống rồi tiếp tục trút cơn thịnh nộ vào tôi. Cả lớp im như thóc. Chợt Minh Quốc đứng dậy:
Thưa thầy, hôm đó em rũ chứ không phải Phượng Nhi.
Lời tuyên bố như 1 tiếng sấm nổ, tôi quay phắt về phía Minh Quốc, bên con trai có tiếng cười thông cảm, tụi con gái nhìn Minh Quốc thú vị. Thầy Nam im lặng thật lâu :
Vậy tại sao em không đứng lên ngay từ đầu?
Chàng Đông Kisốt của tôi gãi gãi đầu, im lặng. Thầy Nam nhìn nhỏ lớp trưởng:
Em cho thầy biết, bạn Quốc có bỏ học hôm thứ bảy không?
Nhỏ Trang lúng túng, rồi thật thà:
Thưa thầy không.
Thầy Nam phẩy tay 1 cái:
- Em ngồi xuống. Còn Minh Quốc, thầy thấy em không nên có tinh thần mã thượng như vậy trong trường hợp này, ngồi xuống.
Thầy nam im lặng 1 lát, hình như vẫn chưa hết giận:
- Tôi muốn Phượng Nhi tự suy nghĩ về hành động của mình, tôi không cần em phải làm kiểm điểm khi mà em không hề ý thức thế nào là kỷ luật, hy vọng là em còn biết nghĩ về hành động của mình, các em đâu còn nhỏ nữa.
Lần đầu tiên tôi bị xúc phạm giữa lớp như thế này, 1 cảm giác xấu hổ tủi thân làm tôi thấy muốn khóc, tôi gục mặt xuống bàn, khóc nức nở. Mỹ Yến nói nhỏ:
Nín đi, Nhi, khóc kỳ lắm.
Kệ tao
Thầy nhìn mày kìa.
Kệ thầy.
Bên trái tôi, Mỹ Oanh cũng lúng túng:
Nín đi Nhi.
Mặc cho bọn nó dỗ dành, tôi khóc tức tưởi, nước mắt nước mũi chảy tùm lum. Tôi thò tay vào cặp rút khăn tay ra lau, chiếc khăn tay ướt sạch.
Hình như thầy Nam nói cái gì đó, tôi không thèm nghe.
Rồi cả lớp bắt đầu học, tôi vẫn gục mặt xuống bàn, những ý nghĩ bừng bừng trong đầu, nếu bây giờ tôi nhảy xuống lầu thì thầy Nam sẽ bị hối hận dày vò, thầy sẽ không bao giờ mắng nhiếc tôi nữa. Rồi nghĩ đến chuyện bị mắng, tôi lại nhớ Đình Văn, nhớ cái lắc đầu chê trách … Tôi cảm thấy mình là đồ bỏ đi rồi, ai cũng có thể nặng nhẹ tôi được cả, nước mắt lại trào ra, ướt cả mặt thật khó chịu. tôi hơi ngẩng qua Mỹ Yến:
Cho tao mượn cái khăn.
Con nhỏ phì cười rồi bụm miệng lại, nó loay hoay lấy khăn đưa cho tôi, môi cố mím lại để khỏi cười. Tôi không hiểu sao nó có thể cười được lúc này. Tôi nghiêm nghị nhìn nó rồi cúi xuống lau mặt. Tôi tiếp tục với ý nghĩ thương thân giận đời, chưa lúc nào cảm giác thương thân lại xâm chiếm tôi mãnh liệt như bây giờ, trong đầu tôi nung nấu ý nghĩ trả thù, cụ thể nhắm vào ai thì tôi chưa biết, nhưng chắc chắn nếu tôi có gì thì họ sẽ ân hận suốt đời, rồi thầy Nam sẽ thấy tôi không phải là đồ bỏ đi, và mấy đứa trong lớp đang cười tôi trốn học phải nghĩ lại … Cứ suy nghĩ, rồi khóc, rồi lại suy nghĩ… chiếc khăn của Mỹ Yến ướt nhem từ hồi nào không hay, khi tôi nhận ra thì không còn xài được nữa. Tôi quay qua Mỹ Oanh:
- Mày có đem khăn theo không?
Nó cười đưa khăn cho tôi. Mỹ Yến vòng qua sau lưng tôi bấm nhỏ Oanh, 2 đứa nhìn nhau, miệng chúm chím. Tôi nhìn Mỹ Oanh, con nhỏ cuối xuống tập, bậm môi lại, rõ ràng nó cố nín cười. Tôi không hiểu được có gì đáng cười ở đây.
Tôi lặng lẽ lau nước mắt. Mỹ Oanh nói nhỏ:
Mày đừng khóc nữa Nhi, nãy giờ ướt 3 cái khăn rồi.
Nhỏ Yến ré lên cười hăng hắc, Mỹ Oanh cố nín, rồi cũng đi chung xuồng với nhỏ Yến. Tôi hơi quê:
- Mấy con nhỏ vô duyên, tao khóc kệ tao.
- Mày khóc dai quá Nhi, ướt 1 lúc 3 cái khăn, tao không hiểu ở đâu mày có nhiều nước mắt dữ vậy.
Mỹ Yến thì thầm:
- Bây giờ học được chưa, thầy nhìn mày kìa.
Tôi nhìn lên bảng, thầy Nam đang hướng mắt về phía tôi, khuôn mặt bình thản. Tôi lục tục mở tập ra, im lìm viết bài.
Hết tiết học, thầy Nam bước xuống chỗ tôi:
- Cuối tiết 5 em lên văn phòng gặp thầy.
Khi thầy ra ngoài rồi, tụi nó xúm lại an ủi tôi:
Đừng buồn nữa Nhi, thầy nói vậy chứ không có sao đâu.
Lâu lâu mới bỏ học 1 lần chứ bộ.
Công nhận Phượng Nhi khóc dai ghê
Bên con gái mỗi đứa 1 tiếng, tôi không biết trả lời làm sao. Chợt Đạt nước tương đập bàn la lên:
- Nãy giờ Phượng Nhi khóc làm thằng Quốc nó đau lòng hết sức. Nhi an ủi nó 1 tiếng đi Nhi.
Quốc lầm lì:
- Im mày, thằng vô duyên.
Bên con trai vỗ bàn la hét loạn xạ, chúng nó trêu chọc tôi với Minh Quốc 1 cách khoái chí, Quốc lầm bầm bỏ đi ra ngoài, cả 1 đám hò hét kéo ra hành lang. Tiếng cười cộng với tiếng pháo nổn goài đường làm tôi náo nức. Và không biết từ lúc nào tôi hòa vào đám bạn cười đùa chí chóe. Oi, đời vui quá, không buồn được.
Hết tiết 5 tôi lên phòng giáo viên. Thầy Nam đang ngồi 1 mình ở dãy bàn cuối phòng. Hình như thầy đang chấm bài. Tôi do dự rồi mạnh dạn bước vào.
- Em ngồi xuống đây.
Tôi ngồi đối diện với thầy, cặp để trên bàn. Tự nhiên thấy 2 tay hết sức thừa thãi, tôi mân mê chiếc quai cặp.
Thầy Nam gỏ gỏ cây viết trên quyển tập:
Từ đầu năm đến giờ em trốn học mấy lần rồi Phượng Nhi? Ngoài giờ thầy ra em còn bỏ giờ nào nữa không?
Thưa thầy không, đây là lần đầu em cúp tiết, dạ mới có 1 lần.
Thầy nam nhíu mày:
Có nghĩa là em không thích học môn anh văn?
Dạ không phải.
Vậy thì tại sao em bỏ giờ?
Thưa thầy, em nghĩ là thi rồi không có học. Với lại … dạ tụi em đi vườn Mỹ Oanh xa quá nên về không kịp.
Em có biết nhà trường cấm nghỉ học trước 24 tết không?
Tôi lí nhí:
Dạ biết.
Biết tại sao em còn nghỉ, lại còn rủ rê bạn bè nữa, gần nửa lớp bỏ học, thầy không chấp nhận được.
Tôi buộc miệng:
- Thưa thầy, vì nếu đi vường mà ít quá thì không vui.
Thầy Nam bật cười, rồi nét mặt lại nghiệm nghị, thầy nhìn chăm chăm cây viết trên tay, không quan tâm tới tôi, hình như thầy suy nghĩ chuyện gì đó. Tôi lén nhìn thầy, không hiểu sao tôi không sợ thầy Nam, chỉ thấy mến và nể, có lẽ vì tôi biết thầy chỉ lớn hơn chúng tôi vài tuổi, dù thầy có nghiêm khắc mấy đi nữa thì bọn tôi cũng không vì vậy mà xa cách. Như lúc này đây, tôi cảm thấy gần gũi thầy Nam lạ lùng.
Tự nhiên tôi chợt nhớ tới Đình Văn, tôi chưa khi nào thấy gần gũi được ông ấy, giá mà Đình Văn cũng giống như thầy Nam…
Thấy tôi nhìn, thầy mĩm cười:
Em đang nghĩ tôi là 1 ông thầy khó tính phải không?
Dạ đâu có, lớp em nói thầy dễ.
Tôi muốn biết suy nghĩ của em.
Dạ, em không nói được.
Tại sao?
Dạ tại em nói lung tung lắm, sợ thầy phạt em.
Em thấy có khi nào tôi phạt ai trong lớp chưa? Ngay cả khi em trốn học tôi vẫn không phạt kia mà.
Thầy không phạt nhưng thầy nói nghe còn nhức đầu hơn nữa.
Tôi bắt đầu phụng phịu.
Bây giờ em định khiếu nại tôi phải không?
Ai biểu thầy la em làm chi.
Thầy Nam dịu giọng:
Phượng Nhi có hứa với thầy là mai mốt không cúp giờ nữa không?
Dạ hứa.
Em làm thầy bất ngờ về em quá. 1 học sinh như em mà nói quậy phá thì không ai tin được. Thôi trưa rồi, em về đi.
Thầy đột ngột đứng dậy, sắp xếp giấy tờ. Tôi cũng miễn cưỡng đứng lên.
Thưa thầy em về.
Nếu bảo mỗi lần bị gọi lên văn phòng là phải “uống trà đắng” như thế này, có lẽ tôu sẽ rất thích được uống trà. Tôi cảm thấy 1 niềm vui nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng, tôi không hiểu tại sao.
* *
*
Ngày liên hoan cuối năm của lớp tôi rất vui, và xảy ra 1 chuyện làm tôi bồi hồi suốt cả ngày.
Khi tôi về đến ngã tư, Minh Quốc ở đâu chạy song song bên tôi:
- Phượng Nhi.
Tôi quay lại nhìn Quốc, rất ngạc nhiên, học chung với nhau 3 năm, Quốc chưa hề nói chuyện với tôi 1 lần, thế mà bây giờ … Đông Kisôt này bao giờ cũng làm những chuyện bất ngờ.
Gì vậy Quốc?
Nãy giờ tôi … tôi … đi phía sau Nhi, tôi đưa Nhi về.
Chi vậy? - Tôi buộc miệng hỏi, rồi kịp nhận ra mình vô duyên quá, tôi nói đỡ:
Cám ơn Quốc nghe.
Nhi ơi ! Tôi … tết này Nhi có đi đâu không?
Không, Nhi ở nhà chứ ít đi đâu lắm.
Minh Quốc lúng túng:
Tôi đến nhà Nhi chơi được không?
Nếu rãnh mấy bạn tối chơi Nhi mừng lắm.
Vậy rồi … ba má Nhi có rầy không?
Tôi lắc đầu:
Không có đâu, bạn bè đến chơi có gì đâu mà rầy.
Đông Kisôt bỗng thở phào 1 cái, mặt rạng rỡ hẳn lên:
Vậy tết tôi đến nhà Nhi chơi nghe.
Tôi gật đầu, Minh Quốc bỗng ngừng lại:
Nhi chờ tôi 1 chút.
Tôi cũng thắng xe lại, tò mò nhìn Minh Quốc hấp tấp lật tập tìm cái gì đó, rồi Quốc đưa cho tôi 1 tấm thiệp:
Tặng Nhi nè, về nhà đọc, và … Nhi đừng cho ai coi nghe.
Rồi chàng Đông Kisôt quay đầu xe, đi thẳng. Tôi đứng ngẩn ngơ 1 lát , bỗng hiểu ra 1 điều: Minh Quốc phải lòng tôi rồi.
Về nhà tôi đóng cửa phòng, mở tấm thiệp, 1 lá thư rớt ra, tôi hồi hộp đọc.
“Thân gởi Phượng Nhi !
Mấy lần Quốc viết thư cho Nhi rồi, nhưng cứ không dám đưa, Quốc sợ Phượng Nhi từ chối thì buồn lắm.
Mây trời lững lờ bay
Nhắn về cõi lòng ai…
Phượng Nhi có hiểu không?
Mỗi lần vào lớp, chỉ cần nhìn thấy Phượng Nhi thôi Quốc cũng đủ vui, sau này nghỉ học, Quốc sẽ nhớ hoài cô bạn gái có 2 bím tóc thơ ngây, nhớ nụ cười duyên dáng, nhớ dáng điệu thùy mị mà nghịch ngầm, nhớ mỗi lần Phượng Nhi hát trước lớp … Quá nhiều nỗi nhớ khiến Quốc nghĩ rằng hình bóng Phượng Nhi sẽ đi theo Quốc suốt đời.
Phượng Nhi rất dễ thương.
Tình cảm yêu thương đầu đời dành hết cho Phượng Nhi đó. Đừng từ chối Quốc nghe Phượng Nhi …”
Tôi đọc lại lần nữa, rồi lần nữa. Minh Quốc viết thư hay quá, chân thực quá. Tôi cảm thấy như đang đọc thư của gã con trai nào đó khác hơn Minh Quốc mà tôi đã biết. Vào lớp tôi chỉ thấy ở Quốc 1 tính cách hời hợt, lóc nhóc, hay đùa tếu cho bạn bè cười mà thôi. Rồi tôi nhớ lại thái độ của Quốc những ngày gần đây, nhớ lúc Quốc bênh vực tôi, nhớ những ánh mắt sâu thăm thẳm tôi chợt vô tình bắt gặp … Hình như từ lúc nào đó Quốc trở nên nghiêm chỉnh hơn, trầm lặng hơn. Tình yêu làm cho người ta suy tư … Giở đây tôi hiểu vì sao bọn con trai trong lớp ghép đôi tôi với Minh Quốc rồi.
Tôi cảm thấy vui vui.
Thế là từ đây tôi không thể xem Minh Quốc bình thường được nữa, và tất nhiên không thể kể với bọn tứ quái, bởi vì tôi tôn trọng Minh Quốc.
Tôi ngắm nghía tấm thiệp, bó hoa hồng tượng trưng cho tình yêu. Không phải vô cớ khi Quốc mượng bông hồng tỏ tình. Quốc tế nhị quá, sâu lắng quá. Lớp tôi có ai nhận ra con người thật của Quốc không nhỉ?
Tôi cẩn thận cất lá thư dưới chồng sách. Lần đầu tiên trong nhật ký của tôi có tên Minh Quốc.
* *
*
Hình như người ta sợ cái gì thì trời bắt người ta chịu cái đó.
Những ngày gần tết tôi thầm lo Đình Văn chạm trán với Minh Quốc, với đám bạn tôi, và mọi chuyện đã diễn ra y như thế. Thật quá đỗi ngao ngán!
Cả mồng 1 tôi theo mẹ đi thập tự, sáng mồng 2 tôi định trốn đi chơi nhưng phải lo phụ mẹ cúng kiến, rồi bác Tư và Đình Văn từ thành phố xuống, những dự đính của tôi đành bay lơ lững theo mây khói.
Khi ăn xong thì đã 10 giờ trưa, mẹ và bác Tư lên phòng, ba với bác Tư trai đánh cờ trên lầu, Phượng Lam và Vũ Phi đi chơi, tôi ở lại chịu trận, tự nhiên tôi tức Đình Văn kinh khủng.
Tôi ngồi đối diện với Đình Văn, dằn dỗi. Ong ta nhìn tôi chăm chú:
Chuyện gì vậy Phượng Nhi?
Không có chuyện gì hết.
Có, nhìn mặt em là biết ngay. Em muốn đi chơi phải không?
Sao anh biết?
Đình Văn không trả lời, tôi nhắc lại:
Sao anh biết?
Vì em thường thích đi chơi, nhất là bây giờ đang tết, buộc chân ở nhà em có vẽ khổ sở quá.
Tôi tò mò:
Bộ anh Văn không thích đi chơi hả?
Đình Văn lắc đầu, tôi ngạc nhiên:
Sao lạ vậy?
Anh không thích đám đông.
Tại anh không biết, chứ đi chơi vui lắm, càng đông càng vui.
Vậy hả?
Tôi hưng phấn:
Dạ, hôm thứ bảy tuần trước tụi em kéo nguyên đám đi vườn nhỏ bạn chơi, vui dễ sợ luôn, tụi em …
Có tiếng gọi léo nhéo ngoài cổng “Nhi ơi, Nhi”, tôi im bặt, vội chạy ra, 1 đám bạn đứng lố nhố trong s6an, ríu rít:
Đi chơi đi, trời ơi, ngoài đường đông dễ sợ.
Tụi mình sợ Nhi không có ở nhà chớ.
Nhi thay đồ lẹ rồi đi, hẹn rồi mà giờ này còn ở đây.
Tôi chưa kịp trả lời, Đình Văn đã đứng ở cửa:
Nhi mời bạn vô nhà đi, mấy em vô nhà chơi.
Bọn nó nhìn Đình Văn, tò mò, tôi vội giới thiệu:
Đây là anh Văn, con bác mình, còn mấy bạn này học chung lớp em.
Chúng nó vui vẽ:
Chào anh Văn.
Chào anh.
Đình Văn cũng cười lịch sự. Rồi chúng nó kéo vào nhà, giởn ríu ra ríu rít. Tôi lôi bánh mức trong tủ ra, Đình Văn ra nhà sau pha trà tự nhiên như thể đã ở nhà tôi mấy chục năm nay ấy, lại còn ngồi tiếp bạn với tôi nữa, mà lại nói rất vui vẽ. Chúng nó có vẽ thích Đình Văn lắm. Tôi ngồi yên quan sát, hình như bọn nó không ai nghi ngờ gì cả, lạy trời cho bọn nó cứ mãi vô tư.
Chỉ có 1 người không vô tư, đó là Minh Quốc. Tôi thấy Quốc kín đáo nhìn Đình Văn, trong mắt như có 1 dấu hỏi đầy khoắc khoải, thái độ của Quốc hơi lặng lẽ u uất. Tôi không biết xử sự ra sao cho phải, đành ngồi im mà thở ngắn than dài, sao tôi hay rơi vào trường hợp khó xử thế này không biết, tức muốn chết được, và dĩ nhiên cơn tức ấy trút vào Đình Văn.
Chưa hết, khi bọn nó rũ đi chơi, tôi lên xin phép, mẹ phán cho 1 câu tối sầm mặt mũi:
Con ở nhà chơi với anh Văn, bạn bè thì ngày mai đi cũng được.
Tôi đành quay trở xuống, miệng méo xệch, nước mắt ứa ra từng giọt tôi ngồi bệt dưới góc cầu thang, tức tối. Hình như chờ tôi hơi lâu nên Đình Văn đi tìm, thấy tôi Đình Văn ngạc nhiên:
Sao tự nhiên em bỏ vô đây ngồi vậy, bạn em chờ kìa.
Kệ tôi.
Chuyện gì vậy?
Không có chuyện gì hết.
Sao em bỏ vô đây, giận anh hả?
Không kiềm được, tôi òa lên khóc tức tưởi:
Tôi không giận ai hết, kệ tôi.
Đình Văn quýnh quán:
- Cái gì, nói anh nghe đi.
- Tại anh mà mẹ tôi không cho đi chơi đó, ai mượn anh xuống đây chi vậy? Sao nhà anh anh không ở mà xuống đây? Bộ anh hết chỗ đi rồi hả?
Tôi vung tay, thất vọng và càng khóc như mưa. Đình Văn mím môi:
- Em nín đi, thay đồ rồi đi chơi đi, để anh xin mẹ em cho.
-Dễ gì mẹ tôi cho, mẹ tôi nói phải ở nhà chơi với anh, tôi đã nói là tại anh mà.
Đình Văn suy nghĩ 1 lát, rồi đột ngột kéo tôi đứng dậy và rút khăn lau nước mắt cho tôi, ra lệnh:
- Bây giờ em có đi chơi thì không vui gì đâu, vậy thì ở nhà đi, nín khóc ngay và ra ngoài chơi, đừng để bạn bè chớ lâu quá. Anh nói có nghe không?
Tôi hơi sợ Đình Văn, ngoan ngoãn ra ngoài, bọn nó ngạc nhiên:
Ua, sao chưa thay đồ?
Tôi gượng cười:
Một lát Nhi phải đi chùa với mẹ, thôi mấy bạn đi trước đi.
Mỹ Oanh sụ mặt:
- Không có Nhi đi buồn thấy mồ, thôi mình về.
Lời tuyên bố của Mỹ Oanh làm bọn nó cụt hứng, bị lây tư tưởng chán nãn. Vài tên khác ngã lòng.
Thôi tao cũng về luôn.
Còn lại nhóm của nhỏ đại tá rũ nhau đi tới nhà thầy Nam, bọn tôi chia tay buồn thiu. Minh Quốc nấn ná đi sau.
Nhi có khách riêng phải không?
Không phải, anh ấy là anh bà con của Nhi.
Minh Quốc không hỏi gì nữa, nhưng hình như không tin. Tôi không sợ Minh Quốc buồn, mà sợ điều khác, sợ bạn bè trong lớp biết tôi có bồ, tôi sẽ phải giải thích sao đây?
Càng gần đến mùa thi nhóm tứ quái tôi càng tụ họp nhau hơn. Dù không ai nói ra nhưng mỗi đức đều mang trong lòng sự lo sợ, nuối tiếc. Chúng tôi muốn sống hế mình, tận hưởng hết mình những ngày tháng học trò. Và riêng tôi, xen lẫn nỗi buồn là nỗi lo sợ, bởi vì ba mẹ tôi đã xem Đình Văn như con rễ, mọi người không cần biết tôi có đồng ý hay không, và bởi vì không ai hỏi đến tôi nên tôi đành im lặng. Chuyện ấy như 1 mối đ dọa mơ hồ trong tôi. Thỉnh thoảng giữa cơn đùa vui, tôi thấy 1 thoáng buồn.
Sáng chủ nhật tôi diện thật “chiến” và đem tập vô trường. Nhóm tứ quái đã hẹn nhau 8 giờ, nói học chứ kỳ thực 4 đứa giỡn ầm ĩ. Tôi lôi trong cặp ra 1 bịch ổi và gói muối, tôi cẩn thận đem cả dao gọt ổi. 4 đứa liên hoan trong phòng trống ở góc hành lang, cười đùa thoả thích, rồi cả bọn vò đầu nhau rượt đuổi nhau chạy vòng trong lớp, chúng tôi kéo bàn ken két điếc cả tai, quên mất ở dưới có 1 lớp học thêm. Chưa khi nào 4 đứa tôi giỡn dữ dội như hôm nay, giỡn cho đến khi mệt không nói nỗi mới thôi.
Nhỏ Thùy Lan đứng bên cửa sổ chợt ngoắc bọn tôi, chỉ xuống đường:
Thấy gì không?
Gì đâu?
Ong bán khô kìa, hấp dẫn quá.
Cử đại biểu xuống dưới mua đi bây.
Ai xuống?
Đứa nào cũng rụt cổ:
Thôi xuống dưới xa quá, tao mệt muốn đứt hơi.
Thôi nhịn đi.
Đâu có được, khô đó ngon lắm.
Tôi đề nghị:
Bây giờ bắt thăm đi, trúng đứa nào đứa đó đi.
Thế là xé giấy xếp 4 cái thăm, tôi bắt nhằm tờ giấy “đi” thật xui xẻo. Chúng nó reo ầm lên:
Phượng Nhi đi là phải rồi, nó là chúa bày đầu.
Tôi liếm môi:
Tao sẽ đi lâu cho 3 đứa bây chờ mõi cổ luôn.
Nhanh đi con khỉ non, ổng bỏ đi bây giờ.
Tôi đi thủng thẳng, nhởn nhơ trêu tức chúng nó, ra đến cửa tôi quay lại:
Tụi bây kêu ổng lại đi, chờ tao xuống.
Làm sao ổng nghe được.
Thì bọn mày hét lên, có bao nhiêu sức cứ rống lên.
Nhỏ Thùy Lan nắm vai tôi đẩy mạnh ra cửa:
- Đi nhanh lên con khỉ.
Tôi theo đà của Thùy Lan chạy ào ra ngoài. Đến cầu thang tôi đâm sầm vào 1 người đang đi lên. Tôi loạng choạng, người ấy giữ tôi khỏi ngã rồi lên tiếng: “chạy đi đâu vậy Phượng Nhi?”
Tôi định thần lại, thầy Nam đang đứng trước mặt tôi. Tôi ngạc nhiên đến mức không biết trả lời thế nào, thầy hỏi lại:
Em đi đâu vậy? Hôm nay chủ nhật mà.
Dạ, tụi em vô học bài.
Thầy Nam nhướng mắt:
- Học? Vậy mà tôi định lên nhắc các em ngồi yên đó chứ, các em làm ồn quá tôi dạy không được.
Tôi dứng yên, lúng túng không biết phải nói cái gì, cũng không thể bỏ đi, vì thầy Nam vẫn còn đứng đó. Thầy nhìn đâu đâu trên ngọn cây, chẳng thèm quan tâm tới tôi. Thầy là hay như vậy lắm, vừa gần vừa xa vời sao ấy.
Tôi bắc đầu sốt ruột, bọn nó đang chờ tôi mua khô lên, không khéo thì ông bán khô bỏ đi mất.
Thầy Nam chợt hỏi tôi, giọng hết sức bình thản:
Em sắp đám cưới hả Phượng Nhi?
Tôi hết hồn:
-Dạ, sao thầy biết?
- Thầy có nghe Mỹ Yến nói, vậy là em không thi đại học à?
Tôi lắc đầu nhiệt tình:
Không có đâu thầy ơi, em không có đám cưới.
Vậy à.
Dạ.
Gần thi rồi, em cố gắng học nghe Nhi, nên bớt đi chơi lại, qua mùa thi vẫn còn dịp để các em đi chơi mà, tin tôi đi.
Dạ.
Hình như em làm đơn thi sư phạm phải không?
Dạ.
Vậy mà tôi hy vọng em thi sinh ngữ
Em học dỡ ngoại ngữ lắm thầy.
Không, tôi thấy em học khá.
Rồi thầy nhìn tôi cười cởi mở:
Có thể sau này em sẽ là đồng nghiệp với tôi.
Oi, em không dám nghĩ vậy đâu.
Mỹ Yến bỗng đi ra, nhỏ nhìn lướt qua tôi và thầy Nam, hình như trong mắt nhỏ có 1 tia nghi ngờ gì đó. thầy Nam lên tiếng:
Em cũng đi học ngày chủ nhật hả Yến?
Nhỏ cười bẻn lẻn:
Dạ.
Nhỏ bặm môi, mắt chớp chớp và đầu nghiêng nghiêng, hình như mỗi lần đứng trước mặt thầy Nam là nó bắt đầu điệu, tôi thấy thầy Nam nhìn nhỏ rồi mĩm cười
Tôi nhìn qua thầy Nam:
Thưa thầy em đi
Rồi tôi lóc cóc nhảy xuống những bậc thang, nhỏ Yến hỏi với theo:
Nhi đi đâu vậy?
Mua khô chứ đi đâu.
Đã biết rồi còn hỏi, nhỏ này sao màu mè thế không biết !
Khi tôi trở lên, thầy Nam và nhỏ Yến không còn ở đó. Tôi vô lớp, Thùy Lan và Mỹ Oanh vỗ tay í ới, chỉ có nhỏ Yến đứng bên cửa sổ nhìn trời (chắc là trong đám mây có hình thầy Nam?), nhỏ kéo tôi lại cửa sổ:
Hồi nãy thầy Nam nói gì với mày vậy?
Thầy nói tụi mình làm ồn thầy dạy không được.
Chỉ có bao nhiêu đó thôi hả? Sao đứng đó lâu quá vậy?
Thầy hỏi tao thi cái gì, rồi khen tụi mình siêng học.
Tôi sốt ruột kéo tay nó:
Đi ăn khô, bộ mày không thích ăn hả? Khô ngon lắm.
Nhỏ miễn cưỡng đi theo tôi lại góc lớp, 3 đứa tôi ăn với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ, chỉ có Mỹ Yến lơ đãng nhấm từng miếng nhỏ, chắc tâm trí nó để ở phòng học phía dưới. Tội nghiệp nhỏ, khô ngon thế này mà không biết thưởng thức.
Hoàng Thu Dung