Bụng tôi bắt đầu nhú lên tròn tròn, tôi không hiểu vì sao nó mau to đến vậy , tôi nhớ cách đây không lâu , eo tôi còn thon thả gọn gàng , mỗi lần thay đồ tôi cứ cúi xuống nhìn nó , bàng hoàng nghĩ rằng trong đó có một đứa bé đang lớn dần , làm đàn bà sao có lắm chuyện phức tạp quá .
Đình Văn không cho tôi đi giày cao gót nữa . anh mua cho tôi một lô quần áo mới rộng thùng thình và những loại sandal mõng manh , anh mang về những thứ áo len , nón , vớ .... tất cả đều bé xíu thật dễ thương , tôi không hiểu ở đâu Đình Văn có những hiểu biết đó , tôi nhìn những thứ mình sẽ xài tới bằng đôi mắt tò mò hơn là vui thích , suốt ngày tôi rút vào một xó , ủ rủ như con gà mắc bệnh , chỉ chờ đến ngày giải quyết xong chuyện kinh khủng mà thôi .
Mỗi lần vào lớp , tôi xấu hỗ tránh những cái nhìn của bạn bè trong trường , tôi buồnbuồn suốt ngày mà không hiểu tại sao , xét kỷ ra thì có gì đâu , có chồng , có bầu , và sẽ sinh một đứa con , ai cũng làm như vậy . Vậy mà tôi thấy nặng nề quá , tôi thèm thuồn g nhìn bạn bè tôi nhởn nhơ thong dong và trẻ trung tham gia mọi trò chơi . Chỉ có tôi là lạc lỏng giữa môi trường mình đang sống .
Vì Đình Văn mà tôi trở nên già dặn so với lứa tuổi của mình . Tôi có cảm tưởng anh đã cướp đi của tôi tuổi trẻ , , đã đoạt mất của tôi khoảng đời rong chơi mà lẻ ra tôi còn được hưởng thụ . Tôi không giận anh , chỉ buồn rầu, hối tiếc . Có lúc tôi hối hận đã để cho anh trói buột sớm quá , để vài năm sau khi tôi ra trường rồi hẳng cưới n như vậy tốt đẹp biết bao .
Tôi không dám nói với anh điều nầy , sợ anh buồn . Tôi yêu anh quá nên giấu kín ý nghĩ nỗi loạn của mình .
Chiều nay mưa , mấy ngày nay sao mưa cứ dầm dề , lê thê . Tôi ngồi bên cửa sổ , lặng lờ nhìn màn nước trắng đục , rầu rỉ . Chỉ còn hai tuần nữa thi học kỳ hai , vậy mà tôi không nhét nổi vào đầu một chữ , nghĩ đến chuyện thi rớt tôi sợ quýnh quáng , nhưng học thì tôi học không nổi , tôi bận buồn rầu .
Đình Văn về thật bất ngờ , người ướt loi ngoi , tôi giúp anh thay đồ .
- Sao anh về sớm thế ?
- Anh sợ ở nhà một mình em buồn .
- Còn dì Tư nửa chứ bộ .
- Nhưng anh không yên tâm
Anh ôm tôi vào lòng , vuốt ve nhè nhẹ như một con mèo , tôi áp mặt trong ngực anh , đê mê dễ chịu , vòng tay của anh sao mà thanhbình êm ái đến vậy . Tôi chỉ muốn yên ổn mãi như thế nầy .
Đình Văn cúi xuống, dịu dàng:
Em học bài tới đâu rồi?
Tôi lim dim mắt, lười biếng lắc đầu. Anh ngữa mặt tôi lên:
-Sao em không học, em buồn hay mệt?
-Em không biết, không muốn làm gì hết.
-Ráng đi cưng, để thi lại cực lắm.
Rồi anh đở tôi lên, tôi lắc đầu, dựa vào người anh, khép hờ mắt. Thi cử bây giờ thật là gánh nặg, tôi không muốn nghĩ tới nữa, rảnh rang thế nầy thích hơn.
Đình Văn cúi xuống nhìn tôi:
-Em muốn đi chơi không, anh đưa đi.
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
-Thôi, thôi, em như thế nầy mà đi đâu.
-Có gì đâu, bao nhiêu người như em mà vẫn đi chợ mua sắm đó.
-Thôi, em không thích.
-Chứ bây giờ em thích gì?
-Thích anh ở nhà với em, như thế này này.
Anh thuyết phục:
-Em chịu khó học bài đi cưng, anh cầm tập cho em học, chịu không?
Tôi đấm liên tục lên vai anh, giận dỗi:
-Sao mà anh cứ bắt em học hoài vậy, anh thấy ghét lắm, anh không muốn ngồi chơi với em chứ gì.
Đình Văn ghì chặt tôi, dỗ dành:
-Thôi, em không học thì thôi, anh không ép nữa.
Rồi anh cúi xuống hôn tôi, tôi sung sướng đón nhận, vài nụ hôn lấp đầy cả một buổi chiều, lòng nào mà tôi học với hành chứ.
* *
*
Trưa nay tôi ở nhà một mình nghe nhạc, Mỹ Oanh đến chơi, có một đứa bạn ddđến lúc nầy thật thích. Nó nhìn quanh:
-Mầy ở nhà một mình hả?
-Ừ.
-Dì Tư đâu rồi?
-Về nhà rồi, đám giỗ.
-Ở nhà một mình buồn không?
-Hỏi thừa, vui lắm đó.
Nó ởm ờ:
-Thôi, để tao về cho mầy ở một mình nghe, cho vui.
Tôi nhéo nó một cái, nó đáp lễ tôi bằng một cái đấm:
-Tao chứ không phải ông Văn nghe Nhi.
Mỹ Oanh ngồi dựa ngữa ra ghế, tôi nằm gối đầu lên chân nó, nó nhìn tôi;
-Nhìn bụng mầy tao tức cười quá Nhi.
-Cười cái gì?
-Giống con nhái bầu.
-Vô duyên
Mỹ Oanh nắm một mớ tóc tôi, rồi buông lơi từng sợi ;
-Bộ mầy lười lắm hả Nhi, sao tao thấy mầy nằm hoài vậy?
-Ừ, lười lắm, không muốn làm gì cả.
Nó thở dài:
-Hèn chi.
-Hèn chi cái gì?
nó nhìn tôi rầu rỉ:
-Có kết quả thi rồi đó.
-Nhanh vậy hả?
-Hôm qua tao gặp Minh Quốc ở văn phòng khoa, nó bảo tao tới cho mầy hay.
-Tao có bị vướng môn nào không?
-Không phải một m à là ba, mầy học hành gì kỳ vậy Nhi?
Tôi hoảng hồn, lóp ngóp ngồi lên:
-Thật hả , mầy có vẻ tao không đó Oanh?
-Vẽ vời cái gì, chuyện nầy tao vui gì mà giỡn.
Vậy là tôi rớt thật rồi, rớt ba môn.
Oi, thật là kinh khủng, tôi khóc sướt mướt, Mỹ Oanh khổ sở:
-Mầy đừng có khóc Nhi, rớt thì thi lại chứ có gì đâu.
-Nhưng thi lại quê lắm, tao học gì nổi.
-Phải ráng chứ làm sao bây giờ, phải chi tao học cùng khoa với mầy, tao soạn sẳn từng câu cho mầy học, hay là nhờ Minh quốc nghe Nhi.
Tôi lắc đầu ;
-Thôi phiền nó lắm
-Phiền cái gì ,ai chứ mầy mà mà bảo một tiếng là nhảy vô lửa nó cũng dám, nói gì là soạn bài dùm.
-Không được đâu, để tao tự học.
Mỹ Oanh lo ngại:
-Mầy học nổi không, mệt mõi như vậy học gì vô.
Tôi buồn bả:
-Tại tao lười biếng, từ đó giờ mới thi rớt, quê quá Oanh ơi.
-Quê thì không quê đâu, tao chỉ sợ mầy học không nổi thôi.
Mỹ Oanh an ủi tôi một chút rồi về, còn lại một mình tôi thấy buồn thấm thía, vừa buồn vừa sợ, từ nhỏ đến giờ tôi mới biết thế nào là nổi buồn thi lại, tại tôi tất cả.
Buổi chiều Đình Văn về, tôi khóc thút thít:
-Em bị thi lại rồi anh Văn, rớt tới ba môn lận.
Đình Văn buột miệng:
-Nhiều vậy.
Rồi nhớ ra, anh an ủi tôi ;
-Rớt thì thi lại, không sao đâu cưng.
-Rủi nó rớt thêm lần nửa thì sao.
Đình Văn cười xoà:
-Không có đâu, anh bảo đảm không có thầy cô nào để sinh viên rớt đến lần ba đâu, chấm bài gì nổi. nhưng lần nầy em chịu khó học nghe cưng.
Tôi ủ rủ:
-Em quê với tụi nó lắm, hồi đó anh có bị thi lại không anh?
Đình Văn cầm tay tôi giữ trong tay mình, nhìn mặt tôi:
-Anh chưa thi lần nào, nhưng anh thấy đó là chuyện bình thường, anh bảo đảm đến mai là em hết buồn ngay.
-Thật chứ?
-Thật.
Tôi đuổi anh:
-Mai mốt anh đừng về sớm nữa, có anh ở nhà em không học được gì hết, tại anh chi phối em, tất cả là lỗi tại anh.
Anh gật đầu ;
-Ừ thôi thì em rớt là tại anh, chứ không phải do em không chịu học, được chưa?
Tôi dụi đầu trong ngực anh, cảm thấy gánh nặng thi cử lại được chia sẻ, và lòng tôi dịu lại.
* *
*
Ngày mai gia đình tôi lên máy bay. Mấy hôm nay ba mẹ ở nhà tôi. Nhỏ Lam quấn quít tôi như thể đã xa nhau cả năm, có lẽ nohiểu tôi với nó sẽ không còn dịp gặp nhau nữa. Mẹ thì vẫn dịu dàng với tôi như hồi tôi còn ở nhà, có điều mẹ buồn quá, đến nổi mẹ không giấu được cặp mắt vốn hời hợt của tôi.
Tối hôm qua, khi Đình Văn đưa Vũ Phi với Phượng Lam đi chơi, tôi với mẹ ngồi trong phòng. Tôi bật khóc:
- Ba mẹ đi rồi bỏ con ở lại với ai?
Hình như câu nói của tôi làm mẹ bị rúng động, mẹ gạt nước mắt:
Đi cả nhà mà bỏ con lại mẹ khổ tâm lắm, nhưng không giải quyết cách khác được. Qua bên đó có điều kiện để ba trị bệnh, chứ ở đây … con biết đó, mấy nam nay ba chạy chữa mà có hết đâu.
Tôi yên lặng, tôi biết ở bên Pháp chú Chín sẽ điều trị cho ba. Chú Chín là bác sĩ rất giỏi và bên đó có đầy đủ điều kiện hơn.
Biết vậy nhưng sao tôi vẫn không nén được nỗi buồn. Thấy tôi không trả lời, mẹ dỗ dành:
- Con đừng sợ. Nếu mai mốt con không muốn ở đây nữa thì mẹ bảo lãnh con.
- Con không thích đi, con thích ở đây hơn.
Thấy mẹ buồn, tôi an ủi:
Nhưng mẹ đừng lo, con không buồn lâu đâu, miễn là sau này ba mẹ hứa sẽ trở về thăm con.
Nhất định nhà mình sẽ trở về chứ.
Mẹ im lặng 1 lát rồi nói:
con ở lại có gia đình thằng Văn lo, con đừng sợ, nếu buồn thò về nhà ngoại chơi, sau này mẹ gởi tiền cho con.
Con không cần tiền
Đừng có nói vậy, sau này cũng có lúc con phải đỡ đần chồng con chứ, đâu phải nó làm ăn được hoài.
…
Con còn bộp chộp lắm, mai mốt mẹ đi rồi không có ai dạy cho mấy chuyện đó đâu, làm cái gì cũng phải suy nghĩ chín chắn, nhất là đừng có ham chơi quá. Thằng Văn nó dễ, nhưng con đừng ỷ như vậy mà làm quá, nghe không? Bạn bè lung tung như vậy nó ghen rồi gia đình mất hạnh phúc, lúc đó mẹ đâu có ở đây mà che chở cho con.
Sao mẹ biết tôi ham chơi và bạn bè lung tung nhỉ? Mẹ đâu có ở đây. Chẳng lẽ Đình Văn nói? Nhưng đó là chuyện lúc trước. Bây giờ tôi như thế này rồi, ngoài giờ đi học tôi chả dám đi đâu cả, thậm chí không ra sân. Tôi trốn trong nhà như con dế, chỉ biết kêu rỉ rả một mình.
Sao mẹ biết con bạn bè lung tung, ai nói với mẹ vậy?
Miễn là mẹ biết thì thôi, thắc mắc làm chi. Thằng Văn nó hiền, nhưng mẹ biết tính nó ghen dữ lắm, con đừng làm điều gì quấy, nghe mẹ không Nhi.
Không có đâu mẹ.
Qua bên đó mẹ gởi thư về, nếu nghe con bên này có chuyện gì là mẹ khổ lắm. Con còn khờ quá, con làm mẹ không yên bụng được.
Tôi mà còn khờ à? Tại mẹ không hiểu đó thôi.
Nhà cửa mình ba bán hết rồi, một số đem theo, còn lại mẹ cho con 3 cây, con cất riêng để sau này có cần thì xai.
Tôi nhìn nhưng miếng vàng trên tay, nó chẳng có giá trị gì với tôi cả. Người ta bảo vàng quí lắm, tôi không hiểu tại sao họ mê nó đến vậy.
Mẹ cứ dặn đi dặn lại:
Biết đâu sau này con cần tới.
Mẹ khóc rồi mẹ chậm nước mắt, dịu dàng:
Nếu buồn, con về nhà ngoại chơi. Con đừng sợ, không còn ba mẹ lo thì chồng lo, không ai bỏ con một mình đâu. Sau này ba mẹ sẽ rước con đi.
Tôi không muốn nghe mẹ nói nữa, mẹ nói điều gì ra cũng làm tôi tủi thân, tôi có cảm tưởng gia đình bỏ rơi tôi, chẳng ai thương tôi cả. Trên đời này tôi cô độc ghê gớm. Sẽ chẳng có cái gì lấp đầy được khoảng trống trong tâm hồn tôi, bây giờ và cả mãi về sau. Một lần ba mẹ ra đi là xem như 1 lần vĩnh biệt, sẽ không bao giờ tôi còn được sum họp với gia đình, có chăng chỉ là qua hình ảnh. Tôi đau đớn như ai cắt nửa trái tim mình.
Trưa nay ba mẹ chồng tôi qua chơi, căn nhà vắng vẻ của tôi trở nên ồn ào, ấm cúng hơn. Đình Văn tổ chứ 1 buổi tiệc nhỏ để tiễn ba mẹ. Tôi ráng gượng vui, nhưng không làm nổi chuyện ấy. Tôi rúc vào phòng nằm khóc 1 mình.
Đình Văn dỗ dành:
Đừng khóc nữa Nhi, em làm như vậy mẹ đi không đành, ráng vui lên cho mẹ yên tâm. Anh biết mẹ cũng khổ chứ đâu có sung sướng gì.
Không sung sướng mà mẹ bỏ em đi.
Tôi thở dài, trong thâm tâm tôi không đồng ý với anh, với ba mẹ. Nhưng tôi hiểu rằng mình chẳng làm thay đổi được điều gì, thôi thì chấp nhận.
Ngày mai anh tiễn ba mẹ ra sân bay đi, em không đi đâu.
Đình Văn kêu lên:
Sao vậy Nhi, em nghĩ gì kỳ vậy? Em không sợ làm vậy ba mẹ buồn sao?
Em sẽ nói với ba mẹ sau, thà là em ở nhà tưởng tượng lúc mọi người lên máy bay, chứ tận mắt nhìn thấy em chịu không nổi.
Tôi gạt nước mắt:
Trong đời mình, em, sợ nhất là cảnh chia tay. Em nghĩ ba mẹ sẽ hiểu em.
Đình Văn im lặng, anh biết có thuyết phục tôi cũng không được. Lúc này đây, tôi không đủ bản lĩnh dằn nỗi đau của mình. Tôi có cảm tưởng mình trưởng thành, già dặn hơn trước mọi biến cố của đời tôi.
Suốt đêm tôi gần như thức trắng, đầu óc chìm trong những cơn mê lộn xộn, và tôi một mình chống chọi với nỗi buồn xé nát tâm hồn... cho đến tận sáng.
Tôi nằm lì trong phòng không đủ can đảm đưa tiễn gia đình. Tôi nghe tiếng mẹ mở cửa phòng, chắc là mẹ đứng nhìn tôi, nhỏ Lam khóc thút thít. Nước mắt tôi thầm lặng chảy.
Cuộc chia ly này đau đớn quá.
* *
*
Lúc này Đình Văn ở nhà với tôi thường hơn, anh cưng tôi như 1 đứa bé đang bị bệnh, nhưng tất cả những cái đó không làm nguôi được đau khổ giấu kín trong lòng tôi. Lần đầu tiên những ý nghĩ của tôi không bị anh khám phá, anh tưởng tôi là cô bé hời hợt và mau quên, anh nghĩ rằng chỉ cần quà, bánh và những chiều chuộng nâng niu là đủ để tôi quên những muộn phiền. Giá mà tôi được là cô bé trong suy nghĩ của anh.
Trưa nay tôi thức dậy trong 1 cơn đau oặn người, tôi hốt hoảng ngồi dậy, định gọi Đình Văn, nhưng anh đi làm rồi. Nhà chỉ còn tôi với dì giúp việc. Nghĩ đến việc vào bệnh viện không có Đình Văn tôi sợ a\hãi, buồn nãn vô cùng. Tôi không thể nhờ ai đi gọi cả mẹ chồng tôi lẫn Đình Văn, tôi ngồi 1 mình trong phòng, cắn răng chịu những cơn đau dội xé. Và giữa những cơn đau ấy, tôi mệt mõi, vật vã với nỗi cô đơn. Tôi nhớ mẹ đến trào nước mắt.
Khi còn con gái, những lúc tôi bệnh hoạn bao giờ mẹ cũng ở bên tôi, và gánh nặng của đau bệnh như được mẹ làm nhẹ bớt, tôi yên ổn và thanh bình. Bây giờ tôi rơi vào tình trạng sinh tử, thế mà lại chỉ có 1 mình. Còn mẹ thì ở đâu?
Chưa bao giờ tôi bị đau kỳ lạ như thế này, không thể đứng, không thể ngồi, và nằm lại càng không. Tôi bám vào thành giường, cảm thấy mồ hôi tuôn trên mặt, tôi khóc nức nở. Tôi sợ chết quá, có lẽ đây là cái đau tột cùng của thân xác, so với cái đau này thì cả trăm mũi kim chích chẳng thấm vào đâu. Có lẽ tôi sẽ chết, đau như thế là 1 phản ứng của 1 cơ thể sắp lìa đờ rồi đó. Trời ơi, tôi chỉ muốn la hét, kêu gào, cầu cứu … Nhưng sẽ chẳng có ai chia sẻ với tôi đâu, tôi cắn răng im lặng, chịu đựng những cơn đau cứ trở đi trở lại.
Hình như buổi chiều đi qua, rồi Đình Văn về, thấy tôi quỳ dưới gạch, tóc rối tung và đầm đìa nước mắt, anh hoảng hốt, cuống quýt bồng tôi lên giường.
Em sao vậy? Có chuyện gì vậy?
Tôi lắc đầu, không còn đủ sức để mà trả lời, tôi co người lại trong cơn đau dội lên. Đình Văn ngây người, nhìn tôi rồi anh như tỉnh ra:
Em đau bụn phải không? Trời ơi, sao em không gọi dì Tư.
Tôi lả đi trong tay anh, không đủ sức nhận thức những thứ xung quanh mình.
Tối hôm ấy tôi sinh ra 1 bé gái, tôi chỉ kịp nhìn từng nét mặt cô công chúa bé bỏng của mình, rồi chìm vào trạng thái mê mệt êm ái.
Tôi thức dậy trong trạng thái chập chờn, bình như có tiếng oe oe bên cạnh.
Tôi tỉnh dần, con gái tôi đang được cho uống nước, tôi nghiêng người định ôm con tôi, mẹ chồng tôi cản lại:
Con đừng cử động mạnh
Cho con ẳm nó 1 tí đi mẹ
Con chưa ngồi dậy được đâu, nằm yên đi.
Rồi bà đổ sữa cho tôi uống. Đến bây giờ tôi mới thấy đói mềm. Thực ra tôi có thể ngồi dậy và tự ăn 1 cái gì đó, tôi thèm ăn ghê gớm, nằm yên thế này thật khó chịu, nhưng tôi không dám phản đối.
Đình Văn đi vào, hình như anh mệt mõi, nhưng vẻ hạnh phúc lồ lộ trên khuôn mặt. Anh đứng yên nhìn mẹ con tôi, như thưởng thức tuyệt tác của riêng mình. Tôi hiểu rằng tôi đã thực sự có 1 gia đình, buồn vui hay đau khổ đều gắn chặt chúng tôi với nhau. Tôi thấy mình hạnh phúc quá.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận được thứ hạnh phúc thiêng liêng mà tôi đang có như hiện tại. Trên đời này sẽ không có gì chia cắt chúng tôi nữa rồi.
Nhớ lại những buồn tủi, nỗi hãi hùng, sự đau đớn khi chuyện bụng, tôi thấy như đã xảy ra lâu lắm rồi, chỉ cần nhìn mặt con tôi, tôi nghĩ rẵng mình có thể chịu đựng bất cứ mọi đau đớn, miễn là có được con, được nhìn, được sờ và được nghe tiếng khóc non nớt của con. Sao mà con tôi đáng yêu quá vậy? Cái sinh vật nhỏ nhắn nhắm tịt mắt kia cứ làm dậy lên trong tôi tình thương dào dạt, mê man, làm dậy lên nỗi thèm khát được hôn ngấu nghiến bộ mặt bé xíu hãy còn nhăn nhúm. Vậy mà tôi chỉ có thể nhìn ngắm, sao con làm khổ mẹ thế hở con gái bé bỏng.
Và rồi 1 nỗi buồn thoáng qua trong tôi. Tôi băn khoăn nhìn Đình Văn:
Em sinh con gái, anh thất vọng lắm phải không?
Không, không hề thất vọng, có con gái cho em diện đã thèm, anh thích như vậy.
Anh nói thật chứ?
Anh vỗ nhẹ mặt tôi:
Thật.
Mẹ chồng tôi xen vào:
Con trai hay con gái gì cũng vậy, sinh con trai chỉ tổ nghịch ngợm, mẹ thích con gái hơn.
Nhưng cháu nội đầu tiên của mẹ mà là con trai thì hay hơn.
Bà xua tay:
Thôi thôi, con trai cho tôi rầy suốt ngày à.
Tôi sung sướng và thấy yên tâm
Mẹ chồng tôi chợt lên tiếng:
Tụi bây định đặt tên gì đây?
Đình Văn nhìn tôi, cười âu yếm:
Anh nhường quyền cho em đó.
Vậy thì đặt tên Phượng Quyên, được không mẹ. Con tra tự điển hán nôm mà không có tên nào vừa ý hết. Quyên có nghĩa là dòng nước nhỏ, con thích có mỗi tên đó thôi.
Ư, tên nghe cũng hay đó chứ
Đình Văn lập lại như rất đắc ý:
Dòng nước nhỏ, được rồi, em có cái tên ngộ quá. Dòng nước nhỏ … hay quá chứ.
Tôi nhìn “Dòng nước nhỏ” của tôi, con tôi vẫn ngủ hết sức thanh bình, như không cần biết đến những người thân yêu đang hy vọng, chờ đợi và yêu thương con biết bao.
Sao mẹ không ở đây với tôi trong lúc này.
* *
*
Tôi chỉ dám nghỉ học một tháng rồi lại đến trường, chỉ còn hai tháng là thi học kỳ hai, tôi không dám nghỉ nhiều hơn nửa, dù mỗi lần đến lớp tôi thấy xấu hổ, phải chịu đựng một dáng xồ xề thật khó chịu. Đình Văn cứ an ủi tôi vài tháng sau tôi sẽ thon lại và càng đẹp hơn lúc trước. Tôi không biết có lấy lại được kích thước lý tưởng hay không, chỉ thấy vô cùng bi quan. Bây giờ tôi mới thấy rằng trời ban cho nhan sắc là điều đáng hãnh diện, và có thấy mình xấu xí mới biết quí vẻ đẹp đã mất.
Sáng nay tôi với Mỹ Oanh gặp nhau ở thư viện, nó nhìn tôi từ đầu đến chân:
Lúc nầy mầy có vẻ “Bà” quá Nhi.
Nghĩa là mập quá chứ gì?
Ư, eo iếc gì đâu mất hết , mầy có tập thể dục không?
Tôi lắc đầu, nó le lưõi:
-Chịu khó tập đi ông, cho gọn lại, mầy định nhường danh hiệu hoa hậu cho tao hả?
Tao lười quá, chồng con lu bu, hết còn thời giờ nghĩ đến mình.
Nhà có người giúp việc mà bảo lu bu, mầy sướng thấy tía, nhưng mà coi chừng, sung sướng quá dễ mập lắm, mầy mà xấu là anh Văn hết cưng cho coi.
Tôi cười, không trả lời, nó gườm gườm tôi:
Tao nói thật chứ bộ giỡn hả?
Tôi buông xuôi ;
Đến đâu hay đến đó, mầy thì tối ngày cứ lo chuyện vớ vẩn không.
Là tao lo cho mầy ddđó.
Tôi nhéo mũi nó một cái:
Biết rồi, thưa cụ, con sẽ nhịn ăn cho ốm bớt, được chưa?
Mỹ Oanh phì cười:
Mày mà nhịn ăn, nói nghe tức cười quá, mày nhịn ăn là căntin ế hết.
Rồi như nhớ ra, nó kéo tay tôi:
-Ê, hôm qua tao gặp con Yến.
Vậy hả, lúc nầy nó làm gì?
Nó học ở đây nè, học trường trung học ngân hàng.
Vậy sao, nó học ở đây mà không thèm tìm tụi mình, dễ giận thật.
Ừ, taocũng bực nữa, nhưng nó thanh minh một hồi cũng hết.
Chuyện của nó đến đâu rồi, nó với Quốc Cường ấy.
“ Xù “ lâu rồi, xù đẹp.
Sao kỳ vậy, tao nhớ lúc tụi mình thi đại học tụi nó yêu nhau ra rít lắm mà.
Thì lửa đốt rơm, bạo phát bạo tàn chứ sao.Nó bảo ở nhà buồn quá, đi học cho đở buồn.
Vậy cũng được.
Mỹ Oanh nhún vai.:
Lên đây cho nó có điều kiện tung hoành chứ tao không tin nó muốn học, nhỏ đó mà học hành gì, mày biết bây giờ nó quen với ai không?
Dĩ nhiên là không.
Nó quen với một ông tài xế, ông ấy lái xe từ đây về Mỹ Tho.
Trời đất, làm cách nào mà nó quen với mấy ông đó, ông nào cũng ngầu cả.
Nó mà biết gì, chỉ cần mấy người đó có tiền là được rồi.
Thôi đi ông, mỗi lần nói tới nó là mầy gầm gừ như sư tử, sao mầy ghét nó quá vậy.
Tại nó ranh ma quá, tao ghét mấy đứa sành sỏi lắm. Hồi đó tại mầy chơi với nó nên tao bắt buột phải chơi theo, chứ tao không ưa nó.
Nó giỡn vui thấy mồ, sao mầy không ưa.
Ừ, thì mầy ham vui quá nên chơi với nó, tao biết tính mầy quá.
Bây giờ định chỉa qua tao chắc.
Nhỏ phì cười:
Mỗi lần mầy bênh nó tao sùng dễ sợ.
Tôi rủ Mỹ Oanh:
Chủ nhật này tao với mày qua chỗ nó chơi, mày biết chỗ ở của nó không?
Biết, nó ở ký túc xá, dễ tìm lắm.
Mình rủ thêm nhỏ Trang với nhỏ Phương đi, lâu lắm rồi lớp mình không đi chơi chung như hồi đó, buồn há.
Sao mình không rủ thêm Minh Quốc? Rủ cho vui
Cũng được.
Mỹ Oanh nhận xét:
Mày ham vui quá, có chồng con rồi cũng còn mê chơi, thật vô phúc cho ông Văn có bà vợ như mày.
Kệ tía tui.
Trưa hôm ấy tôi học lại chuyện Mỹ Oanh chê tôi xấu, Đình Văn mĩm cười:
Em đừng lo, mai mốt sẽ thon trở lại thôi
Tôi nũng nịu:
Nó còn nói em xấu thì anh bỏ em nữa. Anh có ý định bỏ em không đó?
Anh tát nhẹ vào mặt tôi:
Khùng hả? Tối ngày cứ nghĩ vớ vẫn
Rồi anh nhìn vài mắt tôi, cười nhẹ:
Nếu em xấu thì anh càng thích, như vậy anh yên tâm, có vợ đẹp hồi hộp quá
Tôi khựng lai:
Cái gì, anh nói thật hả?
Đình Văn phẩy tay:
Anh nói chơi thôi, đừng nghĩ ngợi gì hết nghe không?
Rồi anh nhìn tôi chăm chăm:
Em có 1 tin mừng
Tin gì …?
Tôi chợt hồi hộp. Một thoáng, tôi nghĩ đến mẹ.
Em vào đây.
Đình Văn kéo tay tôi vào phòng, anh mở ngăn tủ lấy 1 lá thư đưa tôi. Tôi nhìn trân trối bì thư, mừng đến rớt nước mắt, thư của mẹ !
Tôi quýnh quáng cắt phong bì, run lên đọc ngấu nghiến:
Paris, ngày … tháng … năm …
Con gái thân yêu !
Lẽ ra mẹ đã viết thư cho con mấy tháng nay, mẹ biết con trông tin và nhớ gia đình nhưng mẹ không có cách nào gởi thư sớm cho con được. Chuyện cũng khá dài dòng, thư thả mẹ sẽ kể sau cho con. Bây giờ nhận thư rồi, con đừng sợ vẩn vơ nữa, nghe không con gái.
Con sanh con trai hay con gái? Nhớ viết thư cho mẹ biết. Hai đứa con vẫn sống bình thường phải không? Có gì thay đổi thì viết thư cho ba mẹ biết nghe con. Thằng Văn lúc này làm gì? Có con rồi chắc nó phải lo kiếm tiền thêm. con phải lo săn sóc chồng con đàng hoàng, đừng ham chơi nghe Nhi. Có con rồi con phải tập quán xuyến nhà cửa, đừng có cái gì cũng dựa vào chồng. Cái gì mẹ đã dặn thì ráng nhớ.
Gia đình mình lúc nào cũng nhớ con. Nhất là Phượng Lam, nó nói sau này đi làm có tiền nó sẽ gởi về con. Hiện giờ gia đình mình yên ổn nơi ăn chốn ở, 2 đứa nhỏ đang học thêm tiếng Pháp, nói chung là bình thường, con đừng lo nghĩ gì hết. Mẹ sẽ thường viết thư cho con.
Nhận thư con nhớ hồi âm ngay cho mẹ, nhớ kể tỉ mỉ về cuộc sống của gia đình con. Mẹ trông thư 2 con lắm.
Mẹ của con
Tôi ngẩng lên, Đình Văn lau nước mắt cho tôi:
Em có tật hay khóc lắm, buồn vui gì cũng khóc
Tôi thấy mừng tủi lẫn lộn trong lòng
Mẹ hỏi em sinh con trai hay con gái
Đình Văn gật đầu không trả lời, rồi anh lặng lẽ đọc thư. Tôi ngồi yên, nghĩ lẩn thẩn. Tôi sẽ gởi hình con tôi cho mẹ, để mẹ biết cháu của mẹ xinh xắn như thế nào.
Tôi kéo tay Đình Văn:
Chiều nay anh mua cuộn phim về chụp hình bé Quyên nghe anh.
Chi vậy em?
Để gởi qua cho mẹ
Đình Văn gật đầu, nói có vẻ suy nghĩ:
Có khi nào em tiếc đã không đi theo mẹ không nhi?
Không hề, nhớ gia đình thì có nhớ, nhưng em không muốn đi.
Sao vậy?
Em thích ở lại đây, với lại sống với anh em thấy đủ rồi.
Rồi tôi tựa vào anh:
Nhưng nếu anh ăn hiếp em thì em đi theo mẹ.
Từ đó giờ anh có ăn hiếp em lần nào chưa?
Hình như chưa
Không phải hình như, mà là không bao giờ
Vậy hả, chắc chứ?
Đình Văn cười âu yếm:
Em dễ thương thế này, ăn hiếp em sao được
Thật chứ? Em dễ thương thật hả anh Văn?
Ư
Tôi nheo mắt:
Em với bé Quyên, anh thương ai hơn?
Hỏi khùng quá nhỏ
Tôi cười rúc rích, nằm lăn đến gần con tôi. Hôm nay có thư của mẹ, tôi cảm thấy mình đầy đủ và hạnh phúc.
* *
*
Tối nay Mỹ Yến đến tôi chơi, hình như nó có chuyện gì đấy. Nhìn thái độ bồn chồn của nó, tôi tò mò:
Bộ mày với ông ấy giận nhau hả?
Làm gì có chuyện đó
Sao nãy giờ tao thấy mày làm sao ấy. Gì mà ngồi không yên vậy?
Con nhỏ làm tỉnh:
Đâu có chuyện gì
Có mà
Nó ngồi yên 1lát:
Ê, Nhi
Cái gì
Tao có chuyện này phải nhờ tới mày, mà tao khó nói quá
Tôi sốt sắng:
Sao lại khó nói, mày làm như tao là người lạ vậy
…
Nói đi
Như vầy nè, bây giờ tao không ở ký túc xá được.
Sao vậy?
Lúc trước tao ở chung giường với đứa bạn, bây giờ nó đón em nó lên ở học may, tao phải đi ra ngoài. Nhưng ở ngoài đóng tiền trọ cao quá tao đóng không nổi, má tao đâu có cho tiền nhiều. Mày hỏi anh Văn cho tao ở nhờ được không?
Tôi không suy nghĩ lâu:
Được chứ, anh Văn dễ lắm, nhưng chừng nào mày dọn lại đây?
Mày hỏi trước đi, rủi tao dọn lại mà anh Văn không đồng ý thì quê lắm.
Đừng lo, anh ấy dễ lắm, với lại nhà tao cũng không đến nỗi chật, ở cho vụi
Thật không Nhi, sao mày dễ quá vậy? Suy nghĩ kỹ đi, mai mốt đổi ý là tao không chịu à.
Có gì mà đổi ý, mày làm như chuyện quan trọng lắm vậy. Tại Mỹ Oanh nó muốn ở nhà bà con, chứ tao thích nó ở đây có bạn bè cho vui.
Mỹ Yến ôm chầm tôi, mừng rỡ:
Trời, mày tốt với bạn bè quá, cho hôn 1 cái đi.
Rồi nó hôn mặt tôi 1 cái. Tôi ngồi im, nhỏ này ngày càng tiến bộ ghê. Tôi nhớ lúc trứơc chẳng khi nào nó biểu lộ tình cảm ồn ào như vậy, chắc nó bắt chước người phương Tây.
Khi Mỹ Yến về rồi, tôi nói với Đình Văn, anh im lặng thật lâu. Tôi nhăn mặt:
Anh không chịu hả? Sao anh không nói gì hết vậy?
Nói gì bây giờ, em đã hứa với bạn em rồi.
Nhưng anh kỳ quá, bộ anh không thích bạn em ở chung hả? Em biết rồi, anh không thích Mỹ Yến phải không? Anh không muốn em có bạn chứ gì?
Không phải anh ích kỷ hay không muốn em có bạn, nhưng anh thấy bạn em … hơi không tốt. Sao em không chọn bạn mà chơi Nhi?
Tôi tự ái:
Anh chê bạn em hả?
Em thấy có khi nào anh phê bình bạn em đâu. Em thân vớ Mỹ Oanh thì tốt, nhưng anh thấy Mỹ Yến …
Mỹ Yến làm sao?
Cô ấy có vẻ … không hợp với mẫu người như em, cô ta thuộc tuýp con gái sành sõi và hơi …
Tôi giận thật sự:
Anh không biết gì hết, em biết anh nghi kỵ nó lắm, anh cho rằng nó không đứng đắn chứ gì. Có khi nào em chê bạn em đâu, còn anh thì luôn soi mói bạn em. Anh sợ Yến nó ở đây rồi em hay đi chơi chứ gì? Anh ích kỷ lắm.
Rồi tôi giằng bé Quyên trong tay anh, bồng nó ra ngoài. Đình Văn giữ tôi lại:
Em có cái tật lớn quá, cái gì trái ý 1 chút là đùng đùng lên.
Ai biểu anh chê bạn em làm chi.
Rồi, thì anh không có ý kiến gì hết, em muốn gì cũng được, chịu chưa?
Nhưng nó đến đây mà mặt anh khó đăm đăm, ai chịu cho nổi.
Bảo đảm với em là anh sẽ rất lịch sự, bạn em không có gì phải ngại hết.
Tôi hoài nghi:
- Thật chứ? Sao anh đổi ý kiến nhanh vậy?
Đình Văn nhăn nhó:
Thậ là điên lên với em, am quay anh như dế.
A, anh nói em khó khăn chứ gì
Khổ anh quá Nhi.
Anh hứa với em là anh không khó chịu với bạn em đi. Tính Mỹ Yến dễ tự ái lắm, để nó ngại tội nghiệp nó.
Đình Văn gật đầu như cái máy:
Được rồi.
Tôi đặt bé Quyên xuống giường, chọc lét nó. Con bé cười sặt sụa. Tôi nói với con bé:
Mai mốt mình có bạn rồi nè, tha hồ đi chơi nè. Thích không con.
Rồi tôi nháy mắt:
Ba khó chịu lắm Quyên, mặt ba như con mèo bị nhúng nước, tức cười ghê há?
Mầm non của tôi quơ tay chân, cái miệng bé xíu chụm lại, phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh, như đồng tình với tôi. Tôi chồm tới, mũi tôi chạm vào mũi Đình Văn:
Bé Quyên cũng nói mặt anh như con mèo kìa, thấy không?
Rồi tôi cười ngặt nghẽo, Đình Văn im lặng ngắm mẹ con tôi, trên môi phảng phất nụ cười hạnh phúc.chuyện Mỹ Yến đến ở nhà tôi rất bình thường, vậy mà nhỏ Oanh cứ băn khoăn, lâu lâu nó nhắc 1 lần, đến nỗi tôi phát bực lên:
Chắc mày thành bà cụ quá Oanh, tối ngày cứ tẩn mẩn nói nghĩ chuyện gì đâu không.
Mày bực thì tao chịu thôi, chứ bảo đừng nói thì tao không nhịn được. Tao thấy mày tin bạn kỳ cục quá.
Kỳ cái gì?
Tao không biết nói sao nữa, chuyện chưa xảy ra mà nói thì mày bảo tao lo xa, chứ tao thấy Mỹ Yến không tin được. Tính nó đỏng đảnh, bồ bịch lung tung, ai biết được là nó …
Nó làm sao?
Tao khó nói quá, chuyện đó mày phải hiểu, bạn bè cũng có thể phản nhau lắm chứ.
Tôi thở dài:
Mày với con Yến như mặt trăng với mặt trời. Tao thấy kỳ quá, hồi đó tụi mình thân nhau, bây giờ tự nhiên gặp lại nhau không muốn nói chuyện. Mày đã từng nói Minh Quốc kỳ, tao thấy mày còn kỳ hơn nữa.
Mỹ Oanh nhăn mặt:
Không phải tao không ưa nó mà nói xấu, chuyện tao với nó không hợp mày đừng để ý, tao nói là chuyện mày với nó kìa.
Tao biết, mà sợ Mỹ Yến “cua” anh Văn phải không? Nói đại đi.
Ư, chuyện đó có thể xảy ra lắm chứ.
Tôi cười dòn:
Vớ vẩn, nhỏ Yến có bồ rồi, không đời nào nó ngó tới anh Văn, còn ông chồng của tao thì …ờ … hơi có ác cảm với nhỏ Yến. Tao tin tưởng anh Văn lắm, tin tuyệt đối.
Mỹ Oanh im lặng, đuối lý.
Tôi không bao giờ kể những chuyện như vậy cho Mỹ Yến nghe. Đối với Mỹ Yến, tôi cố tránh cho nó những chuyện mặc cảm và nó sống ở nhà tôi rất thoải mái, có lẽ thoải mái hơn ở nhà nó. Vì tôi chả bao giờ rầy nó như mẹ nó đã rầy nó ở nhà.
Thường nó đi chơi về rất khuya, có hôm đi suốt đêm. Tôi hỏi thì nó bảo ở lại ký túc xá. Có lần dì Tư dèm pha Mỹ Yến:
Tôi thấy cô Yến phóng túng quá, coi chừng có ngày có bầu, con gái gì mà đi đêm không về nhà, gia đình mà biết được là không cho học đâu, tôi mà có con như vậy là tôi cho dốt luôn.
Tôi chỉ cười lấp liếm dùm Mỹ Yến. Đối với tôi, ai muốn sống thế nào tùy thích, tôi không thích tò mò vào đời tư của người khác. Vả lại dì Tư không ưa Mỹ Yến, dèm pha là chuyện thường.
Và tôi không hiểu tại sao dì Tư ghét Mỹ Yến đến vậy, ghét đến độ không giấu được. Mỗi lần nó mượn đồ của tôi mặc đi chơi, bà lại soi mói:
Con gái gì mà đua đòi, ham chưng diện. Cô là dễ chứ tôi là tôi không cho đâu, đồ của người ta mà lấy mặc tự nhiên không thèm hỏi 1 tiếng, được đàng chân cứ lân đàng đầu, trơ trẽn quá.
Còn Mỹ Yến thì cũng không vừa, nó ghét dì Tư cay đắng. Thực ra tôi thấy nó hơi quá đáng, có lúc nó sai bảo dì Tư rất hách dịch, kênh kiệu. Những lúc ấy tôi làm như không thấy gì, nếu tôi mà can thiệp, lập tức nó sẽ bảo nó mang mặc cảm ở nhờ. Thật khổ cho tôi.
Tất cả những mâu thuẩn vụn vặt trong nhà, tôi không hề kể với Đình Văn, anh rất thờ ơ với mọi người. Hình như đối với anh, ngoài tôi và bé Quyên ra, trên đời này mọi người là không đáng kể. Anh rất lịch sự với Mỹ Yến, nhưng hơi xa cách và có 1 chút khinh thường. Hình như Mỹ Yến cũng thấy điều đó, nó cởi mởi và tranh thủ mọi cơ hội gần gũi với anh, tôi cũng tế nhị tạo điều kiện xóa bỏ khoảng cách giữa 2 người. Và ở mức độ nào đó, tôi đã thành công, càng ngày Đình Văn càng cởi mở với Mỹ Yến hơn.
Hoàng Thu Dung
Đình Văn không cho tôi đi giày cao gót nữa . anh mua cho tôi một lô quần áo mới rộng thùng thình và những loại sandal mõng manh , anh mang về những thứ áo len , nón , vớ .... tất cả đều bé xíu thật dễ thương , tôi không hiểu ở đâu Đình Văn có những hiểu biết đó , tôi nhìn những thứ mình sẽ xài tới bằng đôi mắt tò mò hơn là vui thích , suốt ngày tôi rút vào một xó , ủ rủ như con gà mắc bệnh , chỉ chờ đến ngày giải quyết xong chuyện kinh khủng mà thôi .
Mỗi lần vào lớp , tôi xấu hỗ tránh những cái nhìn của bạn bè trong trường , tôi buồnbuồn suốt ngày mà không hiểu tại sao , xét kỷ ra thì có gì đâu , có chồng , có bầu , và sẽ sinh một đứa con , ai cũng làm như vậy . Vậy mà tôi thấy nặng nề quá , tôi thèm thuồn g nhìn bạn bè tôi nhởn nhơ thong dong và trẻ trung tham gia mọi trò chơi . Chỉ có tôi là lạc lỏng giữa môi trường mình đang sống .
Vì Đình Văn mà tôi trở nên già dặn so với lứa tuổi của mình . Tôi có cảm tưởng anh đã cướp đi của tôi tuổi trẻ , , đã đoạt mất của tôi khoảng đời rong chơi mà lẻ ra tôi còn được hưởng thụ . Tôi không giận anh , chỉ buồn rầu, hối tiếc . Có lúc tôi hối hận đã để cho anh trói buột sớm quá , để vài năm sau khi tôi ra trường rồi hẳng cưới n như vậy tốt đẹp biết bao .
Tôi không dám nói với anh điều nầy , sợ anh buồn . Tôi yêu anh quá nên giấu kín ý nghĩ nỗi loạn của mình .
Chiều nay mưa , mấy ngày nay sao mưa cứ dầm dề , lê thê . Tôi ngồi bên cửa sổ , lặng lờ nhìn màn nước trắng đục , rầu rỉ . Chỉ còn hai tuần nữa thi học kỳ hai , vậy mà tôi không nhét nổi vào đầu một chữ , nghĩ đến chuyện thi rớt tôi sợ quýnh quáng , nhưng học thì tôi học không nổi , tôi bận buồn rầu .
Đình Văn về thật bất ngờ , người ướt loi ngoi , tôi giúp anh thay đồ .
- Sao anh về sớm thế ?
- Anh sợ ở nhà một mình em buồn .
- Còn dì Tư nửa chứ bộ .
- Nhưng anh không yên tâm
Anh ôm tôi vào lòng , vuốt ve nhè nhẹ như một con mèo , tôi áp mặt trong ngực anh , đê mê dễ chịu , vòng tay của anh sao mà thanhbình êm ái đến vậy . Tôi chỉ muốn yên ổn mãi như thế nầy .
Đình Văn cúi xuống, dịu dàng:
Em học bài tới đâu rồi?
Tôi lim dim mắt, lười biếng lắc đầu. Anh ngữa mặt tôi lên:
-Sao em không học, em buồn hay mệt?
-Em không biết, không muốn làm gì hết.
-Ráng đi cưng, để thi lại cực lắm.
Rồi anh đở tôi lên, tôi lắc đầu, dựa vào người anh, khép hờ mắt. Thi cử bây giờ thật là gánh nặg, tôi không muốn nghĩ tới nữa, rảnh rang thế nầy thích hơn.
Đình Văn cúi xuống nhìn tôi:
-Em muốn đi chơi không, anh đưa đi.
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
-Thôi, thôi, em như thế nầy mà đi đâu.
-Có gì đâu, bao nhiêu người như em mà vẫn đi chợ mua sắm đó.
-Thôi, em không thích.
-Chứ bây giờ em thích gì?
-Thích anh ở nhà với em, như thế này này.
Anh thuyết phục:
-Em chịu khó học bài đi cưng, anh cầm tập cho em học, chịu không?
Tôi đấm liên tục lên vai anh, giận dỗi:
-Sao mà anh cứ bắt em học hoài vậy, anh thấy ghét lắm, anh không muốn ngồi chơi với em chứ gì.
Đình Văn ghì chặt tôi, dỗ dành:
-Thôi, em không học thì thôi, anh không ép nữa.
Rồi anh cúi xuống hôn tôi, tôi sung sướng đón nhận, vài nụ hôn lấp đầy cả một buổi chiều, lòng nào mà tôi học với hành chứ.
* *
*
Trưa nay tôi ở nhà một mình nghe nhạc, Mỹ Oanh đến chơi, có một đứa bạn ddđến lúc nầy thật thích. Nó nhìn quanh:
-Mầy ở nhà một mình hả?
-Ừ.
-Dì Tư đâu rồi?
-Về nhà rồi, đám giỗ.
-Ở nhà một mình buồn không?
-Hỏi thừa, vui lắm đó.
Nó ởm ờ:
-Thôi, để tao về cho mầy ở một mình nghe, cho vui.
Tôi nhéo nó một cái, nó đáp lễ tôi bằng một cái đấm:
-Tao chứ không phải ông Văn nghe Nhi.
Mỹ Oanh ngồi dựa ngữa ra ghế, tôi nằm gối đầu lên chân nó, nó nhìn tôi;
-Nhìn bụng mầy tao tức cười quá Nhi.
-Cười cái gì?
-Giống con nhái bầu.
-Vô duyên
Mỹ Oanh nắm một mớ tóc tôi, rồi buông lơi từng sợi ;
-Bộ mầy lười lắm hả Nhi, sao tao thấy mầy nằm hoài vậy?
-Ừ, lười lắm, không muốn làm gì cả.
Nó thở dài:
-Hèn chi.
-Hèn chi cái gì?
nó nhìn tôi rầu rỉ:
-Có kết quả thi rồi đó.
-Nhanh vậy hả?
-Hôm qua tao gặp Minh Quốc ở văn phòng khoa, nó bảo tao tới cho mầy hay.
-Tao có bị vướng môn nào không?
-Không phải một m à là ba, mầy học hành gì kỳ vậy Nhi?
Tôi hoảng hồn, lóp ngóp ngồi lên:
-Thật hả , mầy có vẻ tao không đó Oanh?
-Vẽ vời cái gì, chuyện nầy tao vui gì mà giỡn.
Vậy là tôi rớt thật rồi, rớt ba môn.
Oi, thật là kinh khủng, tôi khóc sướt mướt, Mỹ Oanh khổ sở:
-Mầy đừng có khóc Nhi, rớt thì thi lại chứ có gì đâu.
-Nhưng thi lại quê lắm, tao học gì nổi.
-Phải ráng chứ làm sao bây giờ, phải chi tao học cùng khoa với mầy, tao soạn sẳn từng câu cho mầy học, hay là nhờ Minh quốc nghe Nhi.
Tôi lắc đầu ;
-Thôi phiền nó lắm
-Phiền cái gì ,ai chứ mầy mà mà bảo một tiếng là nhảy vô lửa nó cũng dám, nói gì là soạn bài dùm.
-Không được đâu, để tao tự học.
Mỹ Oanh lo ngại:
-Mầy học nổi không, mệt mõi như vậy học gì vô.
Tôi buồn bả:
-Tại tao lười biếng, từ đó giờ mới thi rớt, quê quá Oanh ơi.
-Quê thì không quê đâu, tao chỉ sợ mầy học không nổi thôi.
Mỹ Oanh an ủi tôi một chút rồi về, còn lại một mình tôi thấy buồn thấm thía, vừa buồn vừa sợ, từ nhỏ đến giờ tôi mới biết thế nào là nổi buồn thi lại, tại tôi tất cả.
Buổi chiều Đình Văn về, tôi khóc thút thít:
-Em bị thi lại rồi anh Văn, rớt tới ba môn lận.
Đình Văn buột miệng:
-Nhiều vậy.
Rồi nhớ ra, anh an ủi tôi ;
-Rớt thì thi lại, không sao đâu cưng.
-Rủi nó rớt thêm lần nửa thì sao.
Đình Văn cười xoà:
-Không có đâu, anh bảo đảm không có thầy cô nào để sinh viên rớt đến lần ba đâu, chấm bài gì nổi. nhưng lần nầy em chịu khó học nghe cưng.
Tôi ủ rủ:
-Em quê với tụi nó lắm, hồi đó anh có bị thi lại không anh?
Đình Văn cầm tay tôi giữ trong tay mình, nhìn mặt tôi:
-Anh chưa thi lần nào, nhưng anh thấy đó là chuyện bình thường, anh bảo đảm đến mai là em hết buồn ngay.
-Thật chứ?
-Thật.
Tôi đuổi anh:
-Mai mốt anh đừng về sớm nữa, có anh ở nhà em không học được gì hết, tại anh chi phối em, tất cả là lỗi tại anh.
Anh gật đầu ;
-Ừ thôi thì em rớt là tại anh, chứ không phải do em không chịu học, được chưa?
Tôi dụi đầu trong ngực anh, cảm thấy gánh nặng thi cử lại được chia sẻ, và lòng tôi dịu lại.
* *
*
Ngày mai gia đình tôi lên máy bay. Mấy hôm nay ba mẹ ở nhà tôi. Nhỏ Lam quấn quít tôi như thể đã xa nhau cả năm, có lẽ nohiểu tôi với nó sẽ không còn dịp gặp nhau nữa. Mẹ thì vẫn dịu dàng với tôi như hồi tôi còn ở nhà, có điều mẹ buồn quá, đến nổi mẹ không giấu được cặp mắt vốn hời hợt của tôi.
Tối hôm qua, khi Đình Văn đưa Vũ Phi với Phượng Lam đi chơi, tôi với mẹ ngồi trong phòng. Tôi bật khóc:
- Ba mẹ đi rồi bỏ con ở lại với ai?
Hình như câu nói của tôi làm mẹ bị rúng động, mẹ gạt nước mắt:
Đi cả nhà mà bỏ con lại mẹ khổ tâm lắm, nhưng không giải quyết cách khác được. Qua bên đó có điều kiện để ba trị bệnh, chứ ở đây … con biết đó, mấy nam nay ba chạy chữa mà có hết đâu.
Tôi yên lặng, tôi biết ở bên Pháp chú Chín sẽ điều trị cho ba. Chú Chín là bác sĩ rất giỏi và bên đó có đầy đủ điều kiện hơn.
Biết vậy nhưng sao tôi vẫn không nén được nỗi buồn. Thấy tôi không trả lời, mẹ dỗ dành:
- Con đừng sợ. Nếu mai mốt con không muốn ở đây nữa thì mẹ bảo lãnh con.
- Con không thích đi, con thích ở đây hơn.
Thấy mẹ buồn, tôi an ủi:
Nhưng mẹ đừng lo, con không buồn lâu đâu, miễn là sau này ba mẹ hứa sẽ trở về thăm con.
Nhất định nhà mình sẽ trở về chứ.
Mẹ im lặng 1 lát rồi nói:
con ở lại có gia đình thằng Văn lo, con đừng sợ, nếu buồn thò về nhà ngoại chơi, sau này mẹ gởi tiền cho con.
Con không cần tiền
Đừng có nói vậy, sau này cũng có lúc con phải đỡ đần chồng con chứ, đâu phải nó làm ăn được hoài.
…
Con còn bộp chộp lắm, mai mốt mẹ đi rồi không có ai dạy cho mấy chuyện đó đâu, làm cái gì cũng phải suy nghĩ chín chắn, nhất là đừng có ham chơi quá. Thằng Văn nó dễ, nhưng con đừng ỷ như vậy mà làm quá, nghe không? Bạn bè lung tung như vậy nó ghen rồi gia đình mất hạnh phúc, lúc đó mẹ đâu có ở đây mà che chở cho con.
Sao mẹ biết tôi ham chơi và bạn bè lung tung nhỉ? Mẹ đâu có ở đây. Chẳng lẽ Đình Văn nói? Nhưng đó là chuyện lúc trước. Bây giờ tôi như thế này rồi, ngoài giờ đi học tôi chả dám đi đâu cả, thậm chí không ra sân. Tôi trốn trong nhà như con dế, chỉ biết kêu rỉ rả một mình.
Sao mẹ biết con bạn bè lung tung, ai nói với mẹ vậy?
Miễn là mẹ biết thì thôi, thắc mắc làm chi. Thằng Văn nó hiền, nhưng mẹ biết tính nó ghen dữ lắm, con đừng làm điều gì quấy, nghe mẹ không Nhi.
Không có đâu mẹ.
Qua bên đó mẹ gởi thư về, nếu nghe con bên này có chuyện gì là mẹ khổ lắm. Con còn khờ quá, con làm mẹ không yên bụng được.
Tôi mà còn khờ à? Tại mẹ không hiểu đó thôi.
Nhà cửa mình ba bán hết rồi, một số đem theo, còn lại mẹ cho con 3 cây, con cất riêng để sau này có cần thì xai.
Tôi nhìn nhưng miếng vàng trên tay, nó chẳng có giá trị gì với tôi cả. Người ta bảo vàng quí lắm, tôi không hiểu tại sao họ mê nó đến vậy.
Mẹ cứ dặn đi dặn lại:
Biết đâu sau này con cần tới.
Mẹ khóc rồi mẹ chậm nước mắt, dịu dàng:
Nếu buồn, con về nhà ngoại chơi. Con đừng sợ, không còn ba mẹ lo thì chồng lo, không ai bỏ con một mình đâu. Sau này ba mẹ sẽ rước con đi.
Tôi không muốn nghe mẹ nói nữa, mẹ nói điều gì ra cũng làm tôi tủi thân, tôi có cảm tưởng gia đình bỏ rơi tôi, chẳng ai thương tôi cả. Trên đời này tôi cô độc ghê gớm. Sẽ chẳng có cái gì lấp đầy được khoảng trống trong tâm hồn tôi, bây giờ và cả mãi về sau. Một lần ba mẹ ra đi là xem như 1 lần vĩnh biệt, sẽ không bao giờ tôi còn được sum họp với gia đình, có chăng chỉ là qua hình ảnh. Tôi đau đớn như ai cắt nửa trái tim mình.
Trưa nay ba mẹ chồng tôi qua chơi, căn nhà vắng vẻ của tôi trở nên ồn ào, ấm cúng hơn. Đình Văn tổ chứ 1 buổi tiệc nhỏ để tiễn ba mẹ. Tôi ráng gượng vui, nhưng không làm nổi chuyện ấy. Tôi rúc vào phòng nằm khóc 1 mình.
Đình Văn dỗ dành:
Đừng khóc nữa Nhi, em làm như vậy mẹ đi không đành, ráng vui lên cho mẹ yên tâm. Anh biết mẹ cũng khổ chứ đâu có sung sướng gì.
Không sung sướng mà mẹ bỏ em đi.
Tôi thở dài, trong thâm tâm tôi không đồng ý với anh, với ba mẹ. Nhưng tôi hiểu rằng mình chẳng làm thay đổi được điều gì, thôi thì chấp nhận.
Ngày mai anh tiễn ba mẹ ra sân bay đi, em không đi đâu.
Đình Văn kêu lên:
Sao vậy Nhi, em nghĩ gì kỳ vậy? Em không sợ làm vậy ba mẹ buồn sao?
Em sẽ nói với ba mẹ sau, thà là em ở nhà tưởng tượng lúc mọi người lên máy bay, chứ tận mắt nhìn thấy em chịu không nổi.
Tôi gạt nước mắt:
Trong đời mình, em, sợ nhất là cảnh chia tay. Em nghĩ ba mẹ sẽ hiểu em.
Đình Văn im lặng, anh biết có thuyết phục tôi cũng không được. Lúc này đây, tôi không đủ bản lĩnh dằn nỗi đau của mình. Tôi có cảm tưởng mình trưởng thành, già dặn hơn trước mọi biến cố của đời tôi.
Suốt đêm tôi gần như thức trắng, đầu óc chìm trong những cơn mê lộn xộn, và tôi một mình chống chọi với nỗi buồn xé nát tâm hồn... cho đến tận sáng.
Tôi nằm lì trong phòng không đủ can đảm đưa tiễn gia đình. Tôi nghe tiếng mẹ mở cửa phòng, chắc là mẹ đứng nhìn tôi, nhỏ Lam khóc thút thít. Nước mắt tôi thầm lặng chảy.
Cuộc chia ly này đau đớn quá.
* *
*
Lúc này Đình Văn ở nhà với tôi thường hơn, anh cưng tôi như 1 đứa bé đang bị bệnh, nhưng tất cả những cái đó không làm nguôi được đau khổ giấu kín trong lòng tôi. Lần đầu tiên những ý nghĩ của tôi không bị anh khám phá, anh tưởng tôi là cô bé hời hợt và mau quên, anh nghĩ rằng chỉ cần quà, bánh và những chiều chuộng nâng niu là đủ để tôi quên những muộn phiền. Giá mà tôi được là cô bé trong suy nghĩ của anh.
Trưa nay tôi thức dậy trong 1 cơn đau oặn người, tôi hốt hoảng ngồi dậy, định gọi Đình Văn, nhưng anh đi làm rồi. Nhà chỉ còn tôi với dì giúp việc. Nghĩ đến việc vào bệnh viện không có Đình Văn tôi sợ a\hãi, buồn nãn vô cùng. Tôi không thể nhờ ai đi gọi cả mẹ chồng tôi lẫn Đình Văn, tôi ngồi 1 mình trong phòng, cắn răng chịu những cơn đau dội xé. Và giữa những cơn đau ấy, tôi mệt mõi, vật vã với nỗi cô đơn. Tôi nhớ mẹ đến trào nước mắt.
Khi còn con gái, những lúc tôi bệnh hoạn bao giờ mẹ cũng ở bên tôi, và gánh nặng của đau bệnh như được mẹ làm nhẹ bớt, tôi yên ổn và thanh bình. Bây giờ tôi rơi vào tình trạng sinh tử, thế mà lại chỉ có 1 mình. Còn mẹ thì ở đâu?
Chưa bao giờ tôi bị đau kỳ lạ như thế này, không thể đứng, không thể ngồi, và nằm lại càng không. Tôi bám vào thành giường, cảm thấy mồ hôi tuôn trên mặt, tôi khóc nức nở. Tôi sợ chết quá, có lẽ đây là cái đau tột cùng của thân xác, so với cái đau này thì cả trăm mũi kim chích chẳng thấm vào đâu. Có lẽ tôi sẽ chết, đau như thế là 1 phản ứng của 1 cơ thể sắp lìa đờ rồi đó. Trời ơi, tôi chỉ muốn la hét, kêu gào, cầu cứu … Nhưng sẽ chẳng có ai chia sẻ với tôi đâu, tôi cắn răng im lặng, chịu đựng những cơn đau cứ trở đi trở lại.
Hình như buổi chiều đi qua, rồi Đình Văn về, thấy tôi quỳ dưới gạch, tóc rối tung và đầm đìa nước mắt, anh hoảng hốt, cuống quýt bồng tôi lên giường.
Em sao vậy? Có chuyện gì vậy?
Tôi lắc đầu, không còn đủ sức để mà trả lời, tôi co người lại trong cơn đau dội lên. Đình Văn ngây người, nhìn tôi rồi anh như tỉnh ra:
Em đau bụn phải không? Trời ơi, sao em không gọi dì Tư.
Tôi lả đi trong tay anh, không đủ sức nhận thức những thứ xung quanh mình.
Tối hôm ấy tôi sinh ra 1 bé gái, tôi chỉ kịp nhìn từng nét mặt cô công chúa bé bỏng của mình, rồi chìm vào trạng thái mê mệt êm ái.
Tôi thức dậy trong trạng thái chập chờn, bình như có tiếng oe oe bên cạnh.
Tôi tỉnh dần, con gái tôi đang được cho uống nước, tôi nghiêng người định ôm con tôi, mẹ chồng tôi cản lại:
Con đừng cử động mạnh
Cho con ẳm nó 1 tí đi mẹ
Con chưa ngồi dậy được đâu, nằm yên đi.
Rồi bà đổ sữa cho tôi uống. Đến bây giờ tôi mới thấy đói mềm. Thực ra tôi có thể ngồi dậy và tự ăn 1 cái gì đó, tôi thèm ăn ghê gớm, nằm yên thế này thật khó chịu, nhưng tôi không dám phản đối.
Đình Văn đi vào, hình như anh mệt mõi, nhưng vẻ hạnh phúc lồ lộ trên khuôn mặt. Anh đứng yên nhìn mẹ con tôi, như thưởng thức tuyệt tác của riêng mình. Tôi hiểu rằng tôi đã thực sự có 1 gia đình, buồn vui hay đau khổ đều gắn chặt chúng tôi với nhau. Tôi thấy mình hạnh phúc quá.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận được thứ hạnh phúc thiêng liêng mà tôi đang có như hiện tại. Trên đời này sẽ không có gì chia cắt chúng tôi nữa rồi.
Nhớ lại những buồn tủi, nỗi hãi hùng, sự đau đớn khi chuyện bụng, tôi thấy như đã xảy ra lâu lắm rồi, chỉ cần nhìn mặt con tôi, tôi nghĩ rẵng mình có thể chịu đựng bất cứ mọi đau đớn, miễn là có được con, được nhìn, được sờ và được nghe tiếng khóc non nớt của con. Sao mà con tôi đáng yêu quá vậy? Cái sinh vật nhỏ nhắn nhắm tịt mắt kia cứ làm dậy lên trong tôi tình thương dào dạt, mê man, làm dậy lên nỗi thèm khát được hôn ngấu nghiến bộ mặt bé xíu hãy còn nhăn nhúm. Vậy mà tôi chỉ có thể nhìn ngắm, sao con làm khổ mẹ thế hở con gái bé bỏng.
Và rồi 1 nỗi buồn thoáng qua trong tôi. Tôi băn khoăn nhìn Đình Văn:
Em sinh con gái, anh thất vọng lắm phải không?
Không, không hề thất vọng, có con gái cho em diện đã thèm, anh thích như vậy.
Anh nói thật chứ?
Anh vỗ nhẹ mặt tôi:
Thật.
Mẹ chồng tôi xen vào:
Con trai hay con gái gì cũng vậy, sinh con trai chỉ tổ nghịch ngợm, mẹ thích con gái hơn.
Nhưng cháu nội đầu tiên của mẹ mà là con trai thì hay hơn.
Bà xua tay:
Thôi thôi, con trai cho tôi rầy suốt ngày à.
Tôi sung sướng và thấy yên tâm
Mẹ chồng tôi chợt lên tiếng:
Tụi bây định đặt tên gì đây?
Đình Văn nhìn tôi, cười âu yếm:
Anh nhường quyền cho em đó.
Vậy thì đặt tên Phượng Quyên, được không mẹ. Con tra tự điển hán nôm mà không có tên nào vừa ý hết. Quyên có nghĩa là dòng nước nhỏ, con thích có mỗi tên đó thôi.
Ư, tên nghe cũng hay đó chứ
Đình Văn lập lại như rất đắc ý:
Dòng nước nhỏ, được rồi, em có cái tên ngộ quá. Dòng nước nhỏ … hay quá chứ.
Tôi nhìn “Dòng nước nhỏ” của tôi, con tôi vẫn ngủ hết sức thanh bình, như không cần biết đến những người thân yêu đang hy vọng, chờ đợi và yêu thương con biết bao.
Sao mẹ không ở đây với tôi trong lúc này.
* *
*
Tôi chỉ dám nghỉ học một tháng rồi lại đến trường, chỉ còn hai tháng là thi học kỳ hai, tôi không dám nghỉ nhiều hơn nửa, dù mỗi lần đến lớp tôi thấy xấu hổ, phải chịu đựng một dáng xồ xề thật khó chịu. Đình Văn cứ an ủi tôi vài tháng sau tôi sẽ thon lại và càng đẹp hơn lúc trước. Tôi không biết có lấy lại được kích thước lý tưởng hay không, chỉ thấy vô cùng bi quan. Bây giờ tôi mới thấy rằng trời ban cho nhan sắc là điều đáng hãnh diện, và có thấy mình xấu xí mới biết quí vẻ đẹp đã mất.
Sáng nay tôi với Mỹ Oanh gặp nhau ở thư viện, nó nhìn tôi từ đầu đến chân:
Lúc nầy mầy có vẻ “Bà” quá Nhi.
Nghĩa là mập quá chứ gì?
Ư, eo iếc gì đâu mất hết , mầy có tập thể dục không?
Tôi lắc đầu, nó le lưõi:
-Chịu khó tập đi ông, cho gọn lại, mầy định nhường danh hiệu hoa hậu cho tao hả?
Tao lười quá, chồng con lu bu, hết còn thời giờ nghĩ đến mình.
Nhà có người giúp việc mà bảo lu bu, mầy sướng thấy tía, nhưng mà coi chừng, sung sướng quá dễ mập lắm, mầy mà xấu là anh Văn hết cưng cho coi.
Tôi cười, không trả lời, nó gườm gườm tôi:
Tao nói thật chứ bộ giỡn hả?
Tôi buông xuôi ;
Đến đâu hay đến đó, mầy thì tối ngày cứ lo chuyện vớ vẩn không.
Là tao lo cho mầy ddđó.
Tôi nhéo mũi nó một cái:
Biết rồi, thưa cụ, con sẽ nhịn ăn cho ốm bớt, được chưa?
Mỹ Oanh phì cười:
Mày mà nhịn ăn, nói nghe tức cười quá, mày nhịn ăn là căntin ế hết.
Rồi như nhớ ra, nó kéo tay tôi:
-Ê, hôm qua tao gặp con Yến.
Vậy hả, lúc nầy nó làm gì?
Nó học ở đây nè, học trường trung học ngân hàng.
Vậy sao, nó học ở đây mà không thèm tìm tụi mình, dễ giận thật.
Ừ, taocũng bực nữa, nhưng nó thanh minh một hồi cũng hết.
Chuyện của nó đến đâu rồi, nó với Quốc Cường ấy.
“ Xù “ lâu rồi, xù đẹp.
Sao kỳ vậy, tao nhớ lúc tụi mình thi đại học tụi nó yêu nhau ra rít lắm mà.
Thì lửa đốt rơm, bạo phát bạo tàn chứ sao.Nó bảo ở nhà buồn quá, đi học cho đở buồn.
Vậy cũng được.
Mỹ Oanh nhún vai.:
Lên đây cho nó có điều kiện tung hoành chứ tao không tin nó muốn học, nhỏ đó mà học hành gì, mày biết bây giờ nó quen với ai không?
Dĩ nhiên là không.
Nó quen với một ông tài xế, ông ấy lái xe từ đây về Mỹ Tho.
Trời đất, làm cách nào mà nó quen với mấy ông đó, ông nào cũng ngầu cả.
Nó mà biết gì, chỉ cần mấy người đó có tiền là được rồi.
Thôi đi ông, mỗi lần nói tới nó là mầy gầm gừ như sư tử, sao mầy ghét nó quá vậy.
Tại nó ranh ma quá, tao ghét mấy đứa sành sỏi lắm. Hồi đó tại mầy chơi với nó nên tao bắt buột phải chơi theo, chứ tao không ưa nó.
Nó giỡn vui thấy mồ, sao mầy không ưa.
Ừ, thì mầy ham vui quá nên chơi với nó, tao biết tính mầy quá.
Bây giờ định chỉa qua tao chắc.
Nhỏ phì cười:
Mỗi lần mầy bênh nó tao sùng dễ sợ.
Tôi rủ Mỹ Oanh:
Chủ nhật này tao với mày qua chỗ nó chơi, mày biết chỗ ở của nó không?
Biết, nó ở ký túc xá, dễ tìm lắm.
Mình rủ thêm nhỏ Trang với nhỏ Phương đi, lâu lắm rồi lớp mình không đi chơi chung như hồi đó, buồn há.
Sao mình không rủ thêm Minh Quốc? Rủ cho vui
Cũng được.
Mỹ Oanh nhận xét:
Mày ham vui quá, có chồng con rồi cũng còn mê chơi, thật vô phúc cho ông Văn có bà vợ như mày.
Kệ tía tui.
Trưa hôm ấy tôi học lại chuyện Mỹ Oanh chê tôi xấu, Đình Văn mĩm cười:
Em đừng lo, mai mốt sẽ thon trở lại thôi
Tôi nũng nịu:
Nó còn nói em xấu thì anh bỏ em nữa. Anh có ý định bỏ em không đó?
Anh tát nhẹ vào mặt tôi:
Khùng hả? Tối ngày cứ nghĩ vớ vẫn
Rồi anh nhìn vài mắt tôi, cười nhẹ:
Nếu em xấu thì anh càng thích, như vậy anh yên tâm, có vợ đẹp hồi hộp quá
Tôi khựng lai:
Cái gì, anh nói thật hả?
Đình Văn phẩy tay:
Anh nói chơi thôi, đừng nghĩ ngợi gì hết nghe không?
Rồi anh nhìn tôi chăm chăm:
Em có 1 tin mừng
Tin gì …?
Tôi chợt hồi hộp. Một thoáng, tôi nghĩ đến mẹ.
Em vào đây.
Đình Văn kéo tay tôi vào phòng, anh mở ngăn tủ lấy 1 lá thư đưa tôi. Tôi nhìn trân trối bì thư, mừng đến rớt nước mắt, thư của mẹ !
Tôi quýnh quáng cắt phong bì, run lên đọc ngấu nghiến:
Paris, ngày … tháng … năm …
Con gái thân yêu !
Lẽ ra mẹ đã viết thư cho con mấy tháng nay, mẹ biết con trông tin và nhớ gia đình nhưng mẹ không có cách nào gởi thư sớm cho con được. Chuyện cũng khá dài dòng, thư thả mẹ sẽ kể sau cho con. Bây giờ nhận thư rồi, con đừng sợ vẩn vơ nữa, nghe không con gái.
Con sanh con trai hay con gái? Nhớ viết thư cho mẹ biết. Hai đứa con vẫn sống bình thường phải không? Có gì thay đổi thì viết thư cho ba mẹ biết nghe con. Thằng Văn lúc này làm gì? Có con rồi chắc nó phải lo kiếm tiền thêm. con phải lo săn sóc chồng con đàng hoàng, đừng ham chơi nghe Nhi. Có con rồi con phải tập quán xuyến nhà cửa, đừng có cái gì cũng dựa vào chồng. Cái gì mẹ đã dặn thì ráng nhớ.
Gia đình mình lúc nào cũng nhớ con. Nhất là Phượng Lam, nó nói sau này đi làm có tiền nó sẽ gởi về con. Hiện giờ gia đình mình yên ổn nơi ăn chốn ở, 2 đứa nhỏ đang học thêm tiếng Pháp, nói chung là bình thường, con đừng lo nghĩ gì hết. Mẹ sẽ thường viết thư cho con.
Nhận thư con nhớ hồi âm ngay cho mẹ, nhớ kể tỉ mỉ về cuộc sống của gia đình con. Mẹ trông thư 2 con lắm.
Mẹ của con
Tôi ngẩng lên, Đình Văn lau nước mắt cho tôi:
Em có tật hay khóc lắm, buồn vui gì cũng khóc
Tôi thấy mừng tủi lẫn lộn trong lòng
Mẹ hỏi em sinh con trai hay con gái
Đình Văn gật đầu không trả lời, rồi anh lặng lẽ đọc thư. Tôi ngồi yên, nghĩ lẩn thẩn. Tôi sẽ gởi hình con tôi cho mẹ, để mẹ biết cháu của mẹ xinh xắn như thế nào.
Tôi kéo tay Đình Văn:
Chiều nay anh mua cuộn phim về chụp hình bé Quyên nghe anh.
Chi vậy em?
Để gởi qua cho mẹ
Đình Văn gật đầu, nói có vẻ suy nghĩ:
Có khi nào em tiếc đã không đi theo mẹ không nhi?
Không hề, nhớ gia đình thì có nhớ, nhưng em không muốn đi.
Sao vậy?
Em thích ở lại đây, với lại sống với anh em thấy đủ rồi.
Rồi tôi tựa vào anh:
Nhưng nếu anh ăn hiếp em thì em đi theo mẹ.
Từ đó giờ anh có ăn hiếp em lần nào chưa?
Hình như chưa
Không phải hình như, mà là không bao giờ
Vậy hả, chắc chứ?
Đình Văn cười âu yếm:
Em dễ thương thế này, ăn hiếp em sao được
Thật chứ? Em dễ thương thật hả anh Văn?
Ư
Tôi nheo mắt:
Em với bé Quyên, anh thương ai hơn?
Hỏi khùng quá nhỏ
Tôi cười rúc rích, nằm lăn đến gần con tôi. Hôm nay có thư của mẹ, tôi cảm thấy mình đầy đủ và hạnh phúc.
* *
*
Tối nay Mỹ Yến đến tôi chơi, hình như nó có chuyện gì đấy. Nhìn thái độ bồn chồn của nó, tôi tò mò:
Bộ mày với ông ấy giận nhau hả?
Làm gì có chuyện đó
Sao nãy giờ tao thấy mày làm sao ấy. Gì mà ngồi không yên vậy?
Con nhỏ làm tỉnh:
Đâu có chuyện gì
Có mà
Nó ngồi yên 1lát:
Ê, Nhi
Cái gì
Tao có chuyện này phải nhờ tới mày, mà tao khó nói quá
Tôi sốt sắng:
Sao lại khó nói, mày làm như tao là người lạ vậy
…
Nói đi
Như vầy nè, bây giờ tao không ở ký túc xá được.
Sao vậy?
Lúc trước tao ở chung giường với đứa bạn, bây giờ nó đón em nó lên ở học may, tao phải đi ra ngoài. Nhưng ở ngoài đóng tiền trọ cao quá tao đóng không nổi, má tao đâu có cho tiền nhiều. Mày hỏi anh Văn cho tao ở nhờ được không?
Tôi không suy nghĩ lâu:
Được chứ, anh Văn dễ lắm, nhưng chừng nào mày dọn lại đây?
Mày hỏi trước đi, rủi tao dọn lại mà anh Văn không đồng ý thì quê lắm.
Đừng lo, anh ấy dễ lắm, với lại nhà tao cũng không đến nỗi chật, ở cho vụi
Thật không Nhi, sao mày dễ quá vậy? Suy nghĩ kỹ đi, mai mốt đổi ý là tao không chịu à.
Có gì mà đổi ý, mày làm như chuyện quan trọng lắm vậy. Tại Mỹ Oanh nó muốn ở nhà bà con, chứ tao thích nó ở đây có bạn bè cho vui.
Mỹ Yến ôm chầm tôi, mừng rỡ:
Trời, mày tốt với bạn bè quá, cho hôn 1 cái đi.
Rồi nó hôn mặt tôi 1 cái. Tôi ngồi im, nhỏ này ngày càng tiến bộ ghê. Tôi nhớ lúc trứơc chẳng khi nào nó biểu lộ tình cảm ồn ào như vậy, chắc nó bắt chước người phương Tây.
Khi Mỹ Yến về rồi, tôi nói với Đình Văn, anh im lặng thật lâu. Tôi nhăn mặt:
Anh không chịu hả? Sao anh không nói gì hết vậy?
Nói gì bây giờ, em đã hứa với bạn em rồi.
Nhưng anh kỳ quá, bộ anh không thích bạn em ở chung hả? Em biết rồi, anh không thích Mỹ Yến phải không? Anh không muốn em có bạn chứ gì?
Không phải anh ích kỷ hay không muốn em có bạn, nhưng anh thấy bạn em … hơi không tốt. Sao em không chọn bạn mà chơi Nhi?
Tôi tự ái:
Anh chê bạn em hả?
Em thấy có khi nào anh phê bình bạn em đâu. Em thân vớ Mỹ Oanh thì tốt, nhưng anh thấy Mỹ Yến …
Mỹ Yến làm sao?
Cô ấy có vẻ … không hợp với mẫu người như em, cô ta thuộc tuýp con gái sành sõi và hơi …
Tôi giận thật sự:
Anh không biết gì hết, em biết anh nghi kỵ nó lắm, anh cho rằng nó không đứng đắn chứ gì. Có khi nào em chê bạn em đâu, còn anh thì luôn soi mói bạn em. Anh sợ Yến nó ở đây rồi em hay đi chơi chứ gì? Anh ích kỷ lắm.
Rồi tôi giằng bé Quyên trong tay anh, bồng nó ra ngoài. Đình Văn giữ tôi lại:
Em có cái tật lớn quá, cái gì trái ý 1 chút là đùng đùng lên.
Ai biểu anh chê bạn em làm chi.
Rồi, thì anh không có ý kiến gì hết, em muốn gì cũng được, chịu chưa?
Nhưng nó đến đây mà mặt anh khó đăm đăm, ai chịu cho nổi.
Bảo đảm với em là anh sẽ rất lịch sự, bạn em không có gì phải ngại hết.
Tôi hoài nghi:
- Thật chứ? Sao anh đổi ý kiến nhanh vậy?
Đình Văn nhăn nhó:
Thậ là điên lên với em, am quay anh như dế.
A, anh nói em khó khăn chứ gì
Khổ anh quá Nhi.
Anh hứa với em là anh không khó chịu với bạn em đi. Tính Mỹ Yến dễ tự ái lắm, để nó ngại tội nghiệp nó.
Đình Văn gật đầu như cái máy:
Được rồi.
Tôi đặt bé Quyên xuống giường, chọc lét nó. Con bé cười sặt sụa. Tôi nói với con bé:
Mai mốt mình có bạn rồi nè, tha hồ đi chơi nè. Thích không con.
Rồi tôi nháy mắt:
Ba khó chịu lắm Quyên, mặt ba như con mèo bị nhúng nước, tức cười ghê há?
Mầm non của tôi quơ tay chân, cái miệng bé xíu chụm lại, phát ra những âm thanh ngộ nghĩnh, như đồng tình với tôi. Tôi chồm tới, mũi tôi chạm vào mũi Đình Văn:
Bé Quyên cũng nói mặt anh như con mèo kìa, thấy không?
Rồi tôi cười ngặt nghẽo, Đình Văn im lặng ngắm mẹ con tôi, trên môi phảng phất nụ cười hạnh phúc.chuyện Mỹ Yến đến ở nhà tôi rất bình thường, vậy mà nhỏ Oanh cứ băn khoăn, lâu lâu nó nhắc 1 lần, đến nỗi tôi phát bực lên:
Chắc mày thành bà cụ quá Oanh, tối ngày cứ tẩn mẩn nói nghĩ chuyện gì đâu không.
Mày bực thì tao chịu thôi, chứ bảo đừng nói thì tao không nhịn được. Tao thấy mày tin bạn kỳ cục quá.
Kỳ cái gì?
Tao không biết nói sao nữa, chuyện chưa xảy ra mà nói thì mày bảo tao lo xa, chứ tao thấy Mỹ Yến không tin được. Tính nó đỏng đảnh, bồ bịch lung tung, ai biết được là nó …
Nó làm sao?
Tao khó nói quá, chuyện đó mày phải hiểu, bạn bè cũng có thể phản nhau lắm chứ.
Tôi thở dài:
Mày với con Yến như mặt trăng với mặt trời. Tao thấy kỳ quá, hồi đó tụi mình thân nhau, bây giờ tự nhiên gặp lại nhau không muốn nói chuyện. Mày đã từng nói Minh Quốc kỳ, tao thấy mày còn kỳ hơn nữa.
Mỹ Oanh nhăn mặt:
Không phải tao không ưa nó mà nói xấu, chuyện tao với nó không hợp mày đừng để ý, tao nói là chuyện mày với nó kìa.
Tao biết, mà sợ Mỹ Yến “cua” anh Văn phải không? Nói đại đi.
Ư, chuyện đó có thể xảy ra lắm chứ.
Tôi cười dòn:
Vớ vẩn, nhỏ Yến có bồ rồi, không đời nào nó ngó tới anh Văn, còn ông chồng của tao thì …ờ … hơi có ác cảm với nhỏ Yến. Tao tin tưởng anh Văn lắm, tin tuyệt đối.
Mỹ Oanh im lặng, đuối lý.
Tôi không bao giờ kể những chuyện như vậy cho Mỹ Yến nghe. Đối với Mỹ Yến, tôi cố tránh cho nó những chuyện mặc cảm và nó sống ở nhà tôi rất thoải mái, có lẽ thoải mái hơn ở nhà nó. Vì tôi chả bao giờ rầy nó như mẹ nó đã rầy nó ở nhà.
Thường nó đi chơi về rất khuya, có hôm đi suốt đêm. Tôi hỏi thì nó bảo ở lại ký túc xá. Có lần dì Tư dèm pha Mỹ Yến:
Tôi thấy cô Yến phóng túng quá, coi chừng có ngày có bầu, con gái gì mà đi đêm không về nhà, gia đình mà biết được là không cho học đâu, tôi mà có con như vậy là tôi cho dốt luôn.
Tôi chỉ cười lấp liếm dùm Mỹ Yến. Đối với tôi, ai muốn sống thế nào tùy thích, tôi không thích tò mò vào đời tư của người khác. Vả lại dì Tư không ưa Mỹ Yến, dèm pha là chuyện thường.
Và tôi không hiểu tại sao dì Tư ghét Mỹ Yến đến vậy, ghét đến độ không giấu được. Mỗi lần nó mượn đồ của tôi mặc đi chơi, bà lại soi mói:
Con gái gì mà đua đòi, ham chưng diện. Cô là dễ chứ tôi là tôi không cho đâu, đồ của người ta mà lấy mặc tự nhiên không thèm hỏi 1 tiếng, được đàng chân cứ lân đàng đầu, trơ trẽn quá.
Còn Mỹ Yến thì cũng không vừa, nó ghét dì Tư cay đắng. Thực ra tôi thấy nó hơi quá đáng, có lúc nó sai bảo dì Tư rất hách dịch, kênh kiệu. Những lúc ấy tôi làm như không thấy gì, nếu tôi mà can thiệp, lập tức nó sẽ bảo nó mang mặc cảm ở nhờ. Thật khổ cho tôi.
Tất cả những mâu thuẩn vụn vặt trong nhà, tôi không hề kể với Đình Văn, anh rất thờ ơ với mọi người. Hình như đối với anh, ngoài tôi và bé Quyên ra, trên đời này mọi người là không đáng kể. Anh rất lịch sự với Mỹ Yến, nhưng hơi xa cách và có 1 chút khinh thường. Hình như Mỹ Yến cũng thấy điều đó, nó cởi mởi và tranh thủ mọi cơ hội gần gũi với anh, tôi cũng tế nhị tạo điều kiện xóa bỏ khoảng cách giữa 2 người. Và ở mức độ nào đó, tôi đã thành công, càng ngày Đình Văn càng cởi mở với Mỹ Yến hơn.
Hoàng Thu Dung