Thế là tôi về trường thực tập đã hơn 1 tháng, tôi cũng không ngờ mình được về lại trường cũ. Ba năm xa trường, bây giờ trở về với 1 vị trí mới, tôi cứ phảng phất với ý nghĩ mình hãy còn là học trò, vẫn còn những buổi lên lớp, những lần bạn bè rủ nhau ngồi dưới gốc cây ăn quà. Đến nỗi đôi lúc tôi quên mất mình đã có gia đình. Và mỗi chiều thứ bảy Đình Văn xuống, tôi nhìn anh, lòng cứ bàng hoàng với ý nghĩ đó là chồng mình, và xa hơn nữa, tôi đã làm mẹ rồi. Thậ là kỳ lạ.
Những ngày đầu xa nhà, tôi nhớ Đình Văn với bé Quyên không thể tả, suốt cả ngày tôi dật dờ như người mất hồn, nhưng rồi nếp sinh hoạt mới mẻ cuốn hút tôi. Tôi theo học trò đi chơi lu bù. Ngoài những giờ lên lớp, tôi rất ít khi ở phòng. Ban đầu Mỹ Oanh còn nhập bọn với tôi, sau đó nó chỉ biết lắc đầu bảo nó phục tôi sát đất, rằng nó chưa thấy ai đi khỏe như tôi.
Những ngày ở trường tôi rất ít gặp thầy Nam, thầy chỉ vào trường hôm nào có giờ dạy, và ra về sau khi hết tiết. Mỹ Oanh bảo thầy Nam dịch sách và dạy thêm, đặc biệt là chưa có người yêu. Nó còn bảo cô Hòa trong trường phải lòng thầy. Sao con nhỏ hay ghê, mới về trường mà chuyện gì cũng biết cả.
Chiều nay họp hội đồng xong, tôi gặp thầy Nam ở hành lang. Thầy cười thân thiện:
Em khỏe hả, Phượng Nhi?
Dạ.
Em thấy đứng lớp có khó không? Tôi nghe nói em dạy khá lắm hả?
Dạ, em cũng không biết nữa.
Bao lâu em về nhà 1 lần?
Ít lắm thầy, tại em đi xe không quen.
Vậy là chồng em phải xuống thăm?
Dạ
Con gái em được mấy tuổi, Nhi?
Dạ, gần 2 tuổi.
Mỹ Yến vẫn ở chung với em hả?
Tôi ngạc nhiên:
Sao thầy biết?
Thầy Nam cười khẽ, không trả lời. Rồi thầy nhìn tôi, như muốn nói điều gì đó. Tôi im lặng chờ.
Thầy Nam lên tiếng:
Em với Mỹ Yến thân nhau quá nhỉ? Bạn bè phổ thông thường chơi bền bỉ, cũng hay.
Dạ, tụi em ở chung vui lắm thầy.
Vậy hả? Nhưng tôi khuyên em chỉ nên chung nhà trong thời gian ngắn thôi. Bạn bè thì cũng có lúc, em phải bảo vệ hạnh phúc gia đình em.
Là sao hả thầy?
Thầy Nam hỏi hỏi lại:
Em thường đi chơi với học trò lắm phải không?
Sao chuyện gì của tôi thầy cũng biết hết vậy? Thầy có vào trường thường xuyên đâu, thậm chí không khi nào đến thăm chúng tôi. Tôi buột miệng:
Hình như em làm gì thầy cũng biết hết.
Thầy Nam bật cười, không trả lời.
Thầy đi với tôi một đoạn, rồi tôi rẻ về phòng dành cho nhóm thực tập. Mỹ Yến đang đứng ở cửa, có lẻ nó thấy tôi từ xa.
Tôi ngạc nhiên mừng rở:
Mày xuống hồi nào vậy?Đi đâu vậy?
Tuần nầy anh Văn đi công tác, tao thay mặt anh ấy xuống thăm mày.
Có cái gì lạ lùng trong cách nói của Mỹ Yến, nhưng tôi không nhận ra, tôi bồng con tôi, mãi mê hôn nó. Con bé cũng toét miệng cười với tôi, ôm cổ tôi, có lẻ nó nhớ tôi ghê lắm.
Nhỏ Trinh nhận xét:
Nhìn mày mà nói có con khó tin quá Nhi.
Mỹ Oanh xen vào:
Con bé nầy giống mẹ như khuôn, cười đi con.
Dòng nước nhỏ của tôi cười cười tít mắt, mặt nó nghếch lên thật đáng yêu Tôi nhìn con tôi mê mẫn.
Tối hôm ấy tôi với Mỹ Yến thức nói chuyện đến khuya, tôi hỏi nó chuyện trong nhà, nhắc đến dì Tư, nó cau có:
-Kỳ này về mày đuổi bả đi, tao không ưa bà già đó.
-Sao vậy,dì Tư hiền mà siêng nữa, dễ gì tìm được người như vậy.
Mày không biết gì hết, con mẹ đó là vua ăn cắp.Tao mất tiền hoài, mới hôm trước cũng mất nữa, hôm nọ sai ủi cái áo cũng không ủi, bực mình.
Không ủi thì mày ủi, mày đừng nhăn nhó tội nghiệp dì Tư, người giàhọ dễ tự ái lắm.
Mày nể nang bả rồi bả nhảy lên làm chủ cho coi.sai cái gì cũng không làm hết, gặp tao là tao đuổi lâu rồi, ở đó đi ra đi vô gặp mặt mụ già khó ưa.
Tôi im lặng, cảm thấy khó chịu cách nói chuyện của Mỹ Yến, tôi biết dì Tư không ưa nó, Mỹ Yến cũng vậy, nhưng tôi không thể nghe lời nó cho dì Tư nghỉ.Không biết tôi có làm gì nó buồn, chứ nó càng ngày càng làm tôi khó chịu. hình như nó muốn lấn lướt tôi hay sao ấy. Tôi không thể nói ra điều ấy, vì dù sao nó cũng ở nhờ nhà tôi, tôi mà không khéo thì nó sẽ mặc cảm ở nhờ.
Tôi không dám kễ với Mỹ Oanh là tôi nhịn Mỹ Yến rất nhiều. Nói ra nó sẽ trách móc tôi đã không nghe lời nó. Biết hé miệng với ai đây?Thật khổ tâm. Tôi chỉ biết an ủi khi Mỹ Yến ra trường, sự chịu đựng của tôi sẽ chấm dứt.
Tôi nằm nghiêng người nhìn Mỹ Yến, hình như càng ngày nó càng đẹp ra, sắc sảo và chín muồi, cái đẹp đó toát lên vẻ gì đó đanh đá, hung dữ. Bình thường nó cười nói hoạt bát thì khôngthấy, nhưng khi nó nổi giận thì... dữ như bà chằng.
Đôi lúc tôi thấy sợ nó, tôi không còn nhận ra Mỹ Yến của thời học phổ thông nửa, và càng ngày tôi càng hiểu mình mất rồi con bạn tính tình vui vẽ, thích đi chơi, có hay lăng nhăng một tí, nhưng vui vẽ cởi mỡ.
Hình như thấy tôi nhìn, nó quay lại:
- Làm gì nhìn tao dữ vậy?
Tôi thật tình:
– Tao thấy lúc nầy mầy đẹp hơn lúc trước nhiều.
Nó cười tự hào, rồi nhìn tôi:
– Đẹp sao bằng mầy.
Tôi nghĩ đó là cách xã giao nên không đáp lại. Nó chợt đập lên vai tôi:
– Hồi chiều mày với thầy Nam nói chuyện gì vậy?Thấy hai người đẹp đôi ghê.
– Tầm bậy, mày nói như vậy anh Văn nghe được chết tao, ông ấy là chúa ghen, mày không biết sao.
Mỹ Yến im lặng một lát:
– Hồi đó thầy Nam thích mầy đó Nhi, tao thấy ông ta nhìn mầy hoài chứ gì, mày có số đỏ, gặp toàn dân xịn không, anh Văn mà không cưới mày thì chắc ông ta tỏ tìmh rồi.
– Đừng có khùng nhỏ, mày nói chuyện nghe thấy ghê.
– Nhỏ này giả nai quá, mày thừa biết thầy Nam thích mày, nhưng anh Văn xịn hơn nên mày chọn anh Văn phải không? ai cũng nói màt thơ ngây, chứ tao thấy mày khôn thấu trời.
Mỹ Yến cứ lập luận theo suy nghĩ của nó, tự nhiên tôi thấy mình xấu xa. Nhưng nói gì bây giờ, không lẻ thanh minh. bây giò tôi mới hiểu nó nhìn tôi quá lệch lạc. Ở đâu nó có được suy nghĩ thực tế như vậy nhỉ? Tôi không chịu nổi thực tế trần trụi đó.
Chiều hôm sau Mỹ Yến bồng bé Quyên về, tôi cảm thấy buồn và một chút xốn xang, tôi muốn giữ bé` Quyên lại, nhưng chỗ ở thế nầy làm sao con tôi chịu được. Và tôi cũng không có thời gian chăm sóc con bé. tôi đứng ở cổng trường nhìn Mỹ Yến bồng con tôi đi, nỗi buồn dâng lên làm tôi bồn chồn.
* *
*
Chỉ còn hai ngày nữa là hết đợt thực tập, tôi nôn nao về nhà hơn bao giờ hết, chiều nay nhóm chúng tôi tổng kết đợt thực tập, kết quả của tôi được xếp loại tốt. Đình Văn sẽ rất hài lòng thấy tôi thành công. Nếu bây giờ có anh ở đây, chắc chắn chúng tôi sẽ có một bữa tiệc nhỏ. Tôi mong gặp lại anh vô cùng.
Bây giờ tôi về nhà chắc Đình Văn sẽ ngạc nhiên ghê gớm, tôi hình dung vẻ mặt rạng rở của anh, sự vồ vập của con tôi mà thấy náo nức. Tôi Mỹ Oamh về phòng
Phụ xếp đồ với tao đi, tao về.
Điên hả, gần tối mà về cái gì.
Mới có 6 giờ, còn sớm chán.
Nhưng ngày mai còn liên hoan, còn chia tay với tụi học trò nữa.
Thôi dẹp hết, tao đi chơi với chúng nó cũng đủ rồi.
Nhỏ ngồi bó gối nhìn tôi:
Làm gì gấp quá vậy sao tự nhiên hứng bất tử vậy ông?
Tao nhớ bé quyên quá, mày tưởng tượng nếu tao về thì hai cha con ngạc nhiên đến chừng nào.
Tôi chạy tới chạy lui xếp quần áo, nhỏ Oamh cằn nhằn:
Mày muốn cái gì là làm không kịp với mày, khổ quá.
Tao chỉ lấy quần áo thôi, còn bao nhiêu mày đem về sau đi, bây giờ đưa tao ra bến xe.
Con nhỏ liếc xéo tôi một cái, rồi lẳng lặng dắt xe ra ngoài. Nó không ngớt miệng bảo tôi bất bình thường, rằng tôi có những giây phút xuất thần của nhân loại. Tôi chỉ cười, có giải thích nữa chắc con nhỏ cũng chẳng thèm nghe đâu.
Chuyến xe chiều lơ thơ vài người, tôi đợi mòn mõi đến hơn 7 giờ mới chạy. Đã vậy ông tài xế còn ngừng lại rước khách, như thữ thách sự chịu đựng của tôi, tức không chịu được.
Tôi nhón người lên nhìn ông tài xế, xem có phải cố nhân của nhỏ Yến không. Không phải, ông nầy già hơn, bồ của nhỏ Yến trẻ và bụi đời. Bây giờ hai người xù nhau, chắc có gặp ông ấy cũng chẳng thèm nhìn tôi đâu.
Nghĩ đến nhỏ Yến, tôi thoắt nhớ ông người yêu hiện tại của nó, một công nhân nhà máy thuốc lá ngầu ơi là ngầu, có hôm ông ấy đến tìm nó, chỉ có mình tôi ở nhà, ông ấy nhìn tôi... sao ấy, lúc ấy tôi đã nổi gai ốc khắp người Có lần tôi nhận xét với nhỏ Yến, nó giận tôi suốt cả ngày. Mà quả thật tôi không hiểu sao nhỏ Yến chịu quen với những người dữ dằn, những người mà tôi không tài nào hiểu được họ
Tôi về nhà đã gần 10giờ, trong nhà đèn đã tắt, vầy là mọi người đã ngủ cả, tôi đi vòng ra phía sau gọi dì Tư mở cửa. Thấy tôi, bà giật mình mừng rở:
Trời ơi cô Nhi, sao nói mai cô mới về.
Con trốn về sớm một ngày.
Cô ăn gì chưa/
Chưa nhưng không đói, dì Tư ngủ đi.
Tôi thoáng thấy vẻ mặt không bìmh thường của bà, nhưng không để ý. Tôi lên phòng, đẩy nhẹ cửa, bên trong đã gài, tôi định gọi nhưmg đổi ý, phải gây cho Đình Văn bất ngờ mới được.
Tôi rón rén ra nhà sau lấy con dao nhỏ, luồn vào trong đẩy chốt then,rồi nhẹ nhàng bước vào.
Trong ánh đèn màu hồng, tôi thấy 2 người trên giường. Tôi kinh ngạc, run rẩy bước tới bật đèn. Đình Văn hoảng hốt buông Mỹ Yến ra.
Tôi buông rơi giỏ, máu trong người như đông lại, kinh hoàng, đau xé đến tột cùng, tôi hét lên, tưởng có thể vở cuống họng:
Đồ phản bội.
Căn phòng tối sầm trước mắt tôi, quay cuồng... Hình như tôi ngã sóng xoài trên nền gạch, tôi thoáng nghe một tiếng kêu hốt hoảng, rồi tất cả chìm vào hư không....
Hình như có ai đó xoa trán tôi, nghe thoảng cả mùi dầu xanh, tôi mở mắt, ngơ ngẩn nhìn xung quanh.
Khuôn mặt Đình Văn gần sát mặt tôi, giọng anh dịu dàng:
Em tỉnh rồi phải không?
Tôi nằm im nhìn anh, đầu óc chậm chạp hoạt động, sao anh mặc y phục nghiêm chỉnh vậy? Tôi nhớ cái điều tôi thấy lúc nảy khác kia mà. Mỹ Yến đâu rồi.
Đình Văn cầm ly sữa đưa tôi:
Em ngồi dậy uống một miếng đi, em đi xa mệt lắm.
Tôi thấy mình hất tay Đình Văn ra, ly sữa rơi xuống đất, tôi lăn người tránh xa anh, nhìn anh ghê tởm.
Đình Văn gục đầu trong tay.
Giưã chúng tôi là sự im lặng dằn dặt.
Rồi tôi lên tiếng:
Mỹ Yến đâu rồi anh?
Đình Văn im lặng:
Chuyện này xãy ra bao lâu rồi?
Anh nhìn tôi lặng câm.
Tôi thấy giọng mình hết sức bình tỉnh:
Em muốn biết anh yêu bạn em bao lâu rồi?
Anh vò đầu:
Đừng hiểu cái đó làm gì Phượng Nhi, anh không thể trả lời, đây chỉ là một phút mua vui, hãy bỏ qua cho anh nghe em, anh xin lỗi em
Xin lỗi. Oi, hai chữ ấy sao mà nhẹ tênh vậy. Nó quá nhẹ so với nỗi đau đè nặng trái tim tôi, anh im đi cho tôi đở đau đớn.
Tôi biết nói gì bây giờ, làm gì bây giờ?Hình như mọi hành động lúc nầy đều vô ích, sẽ không có cái gì hàn gắn sự đỗ vỡ ghê gớm trong tôi.Tự nhiên tôi bình tỉnh lạ lùng,
Giọng tôi lạnh tanh:
Anh yêu bạn em bao lâu rồi, chuyện nầy xãy ra bao lâu rồi?sao anh không nói hả anh? em nghĩ chồng em rất trung thực, rất dũng cảm, dám nhìn thẳng vào việc mình đã làm.
Đình Văn nhìn tôi, đau khổ và vẫn im lìm.
Anh cứ nói hết đi, em muốn biết sự thật.
Đình Văn liếm môi ;
Nghe anh nói đây Phượng Nhi, anh biết đây là lỗi rất lớn của anh, anh biết em hận anh, nhưng anh thề vời em là em nhìn câu chuyện hơi xa và lệch lạc, cái nầy không phải là tình yêu...
Tôi cắt ngang:
-Anh hèn nhát lắm, anh tưởng em là con nít sao mà anh muốn giải thích thế nào cũng được, em chỉ muốn biết em đã giúp 2 người đến với nhau bao lâu mà thôi.
Đình Văn không trả lời, tôi nhếch miệng:
Một năm chưa anh, hay là mới đây.?
Chuyện nầy mới chỉ xãy ra gần đây, và sẽ chấm dứt, tin anh đi Nhi.
Nghĩa là 2 người yêu nhau từ lúc em đi thực tập?
Tôi nhìn anh thù hận:
Nếu anh muốn cưới Mỹ Yến thì tại sao không ly dị với em rồi hãy sống với nó? Anh muốn lấy 2 vợ một lúc phải không?
Em đừng gán ghép anh như vậy, chuyện không quan trọng đâu Nhi. Anh biết em nghĩ gì rồi, nhưng không phải là như vậy.
Tôi thấy khó thở quá, giọng tôi run lên:
Anh không thưong tôi nữa thì tôi không cần, anh thương ai kệ anh, tôi không thèm màng tới, tôi có lòng tự trọng của tôi và tôi sẽ không năn nỉ van xin anh đâu.Có điều tôi ngạc nhiên là sao anh có thể thương được một người mà anh đã từng khinh thường, anh đã từng xem nhẹ Mỹ Yến kia mà, vậy là anh cũng tự hạ tư cách của mình rồi đó.
…
Tôi đã đối xử tốt với 1 người chẳng ra gì, 1 người bồ bịch lung tung, nhưng tôi chỉ lầm thôi, còn anh thì yêu thương loại người thấy đàn ông là liếc mắt, rồi đây anh cũng sẽ bị bỏ rơi như mấy người kia thôi. Sao anh không ghê tởm hả anh, sao lương tâm anh dễ dãi quá vậy?
Càng nói tôi càng điên cuồng, phẫn uất, đau đớn. Đình Văn vẫn ngồi im lặng, đầu gục giữa 2 vai. Tôi nhìn anh, lòng tan nát. Chồng tôi đó, người che chở cho tôi đó. Bây giờ anh rũ xuống trong tội lỗi. Thế đó, niềm tin của tôi đã đổ vỡ, tôi choáng váng, quay cuồng.
Oi, người chồng đáng kính của tôi, người chồng đạo mạo trí thức của tôi, vị thánh chăn dắt hồn tôi. Rốt cuộc thì anh cũng chỉ là 1 tên đàn ông tầm thường, 1 tên ngụy trí thức, 1 gã đàn ông ngụp lặn trong vùng đam mê nhầy nhụa, 1 gã đàn ông đạp bỏ nền tảng đạo đức dưới chân mình để lao vào cuộc truy hoan nhơ bẩn. Trời ! Chưa bao giờ tôi hận thù ai như vậy. Tôi căm thù anh với sức lực của tâm hồn mà tôi có được. Nếu trên đời này có điều gì mà tôi ước muốn, thì đó là mong muốn đừng bao giờ gắn bó với anh, đừng bao giờ thấy hoặc đối diện với bộ mặt ma quỷ của anh.
Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được nét mặt đam mê của anh trên tấm thân trần truồng của bạn tôi. Anh đã làm đổ nhào niềm tin thơ ngây của tôi, đã đầu độc tâm hồn tôi vào vũng tăm tối. Thôi thì các người hãy cùng nhau mà ngụp lặn trong hoan lạc đê tiện, tôi muốn xa lánh các người.
Đình Văn bước tới, định ôm tôi, tôi thụt lùi phía sau:
Tôi cấm anh đụng vào tôi, tôi ghê sợ anh lắm rồi. Bây giờ tôi mới biết bộ mặt thật của anh, suốt bao năm qua anh khoát lớp áo trí thức với tôi, phơi cho tôi thấy tính cách cao thượng lắm. Bây giờ anh tự bỏ mặt nạ ra rồi đó. Tôi thù anh lắm, anh đã đầu độc tuổi trẻ của tôi, khi tôi mới lớn anh đã giam tôi trong nhà tù của anh. Anh đê tiện lắm, anh là loài quỹ sa tăng giết chết cuộc đời tôi.
Đình Văn nhìn tôi trân trối, tôi nói như mê loạn, tôi muốn làm cho anh phải đau đớn, tôi muốn trả thù:
Bây giờ tôi mới hiểu thầy Nam bảo tôi đừng ở chung với Mỹ Yến, tôi cũng hiểu rằng Mỹ Yến nói đúng, thầy Nam rất yêu tôi, yêu cao thượng chứ không tầm thường như anh. Vì anh mà cuộc đời tôi dang dỡ, tôi thù anh. Vì anh mà tôi mất thầy Nam.
Đình Văn như bị chạm đúng nỗi sâu kính, vẻ mặt biết lỗi không còn nữa. Anh quắc mắt nhìn tôi, rồi nghiến răng tát tôi 1 cái như trời giáng:
Cô câm đi, phải rồi, tôi là 1 thằng tồi đó, 1 thằng ngụy trí thức đó, nhưng dù sao tôi cũng còn đỡ hơn cô, vì tôi chỉ lăng nhăng với 1 người. Còn cô? Vừa phản bội, vừa dối trá, cô tưởng tôi không biết những đêm diễn văn nghệ là cô đi với ai hả? Cô không cho tôi đưa đón để tự do bồ bịch, nay người này, mai người kia. Cô tốt đẹp gì hơn tôi chứ, nói đi !
Tôi giơ tay tát vào mặt Đình Văn, nhưng anh giữ tôi lại, mạnh như gọng kềm, anh cười nhếch 1 bên miệng.:
Mỹ Yến dù có tệ cách mấy cũng đỡ hơn cô, vì người ta chưa có chồng. Còn cô? Có chồng còn lăng nhăng, ở đây thì bạn trai lung tung, về dưới thì thầy Nam của cô. Ban đầu nghe Mỹ Yến nói, tôi cố không tin, nhưng cô tự khai ra. Cô trơ tráo lắm. Cô nhìn lại mình xem có hơn bạn cô không, cô đẹp bao nhiêu mà kiêu hãnh vậy.
Tôi nhắm mắt lại, đau buốt trong đầu, Đình Văn hất tôi ra. Tủi nhục quá, nỗi căm phẫn làm tôi mất trí:
Tôi đẹp vừa đủ để xứng đáng được thầy Nam yêu thương, chứ tôi không cần đẹp với loại người như anh.
Đình Văn như nổi điên, anh nắm vai tôi, lắc dữ dội:
Cô nói gì, nói lại xem !
Tôi nói anh không xứng đáng bằng thầy Nam đó.
Đình Văn lại tát cho tôi 1 cái đau điếng, anh hét lên:
Cô dám nói với tôi như vậy hả? Đồ phản bội.
Dì Tư ở đâu nhào tới, giằng lấy tôi, mếu máo:
Tôi lạy cậu, cậu Văn, cậu đừng đánh cô Nhi, cậu tức thì đánh tôi đi, đừng đánh cô Nhi mà.
Đình Văn nạt ngang;
Dì đi ra ngoài đi, ai cho dì xen vào chuyện riêng của người ta.
Dì Tư kể lể:
Cậu nghe lời con quỷ cái đó làm chi, nó đâm thọt chia rẽ vợ chồng người ta để nhào vô giựt chồng, tôi biết mà, tôi không dám nói, nó là đồ vô ơn bội nghĩa. Tôi nói rồi cậu đuổi tôi đi cũng chịu, chứ cậu nghe lời nó là cậu dại.
Đình Văn quát lên:
Dì có đi ra ngoài không?
Tôi hất mớ tóc sổ tung ra phía sau, đầy nhẹ vai dì Tư:
Dì đi ngủ đi dì Tư, con không có sao đâu, không ai làm gì được con đâu, dì đừng lo.
Cô xuống ngủ với tôi đi cô Nhi, ở đây cô bị đòn tôi không chịu nổi.
Đình Văn thô bạo kéo tôi lai:
Tôi cấm cô đi ra đó, phải ở đây nói cho xong chuyện.
Tôi giằng ra, rồi quay qua người đàn bà đang run lẩy bẩy, tôi dịu dàng:
Dì ra ngoài đi để con tự thu xếp, con không có sao đâu. Dì đừng nói với ai chuyện này là con cám ơn dì rồi.
Bé Quyên chợt thức dậy, khóc ngằn ngặt. Dì Tư định nhào tới bồng con bé, tôi cản lại:
Dì để cho con.
Rồi tôi đến bên chiếc giường nhỏ, nhẹ nhàng bồng con tôi lên, dỗ nó ngủ. Con bé nín dần, rồi thiếp đi. Tôi đạt nó xuống, nhìn con tôi ngủ vô tư, tôi thấy đau xót quá, đổ vỡ hết rồi. Một giọt nước mắt rơi ra, tôi đưa tay quẹt ngang, không muốn Đình Văn thấy sự yếu đuối của tôi. Tôi nhìn anh thù hằn, Đình Văn cũng gườm gườm tôi, khuôn mặt sắc lạnh. Chúng tôi nhìn nhau như 2 kẻ thù.
Rồi anh lên tiếng:
Thù hận nhau mà làm gì, cô tốt đẹp gì hơn tôi mà khinh bỉ tôi, có điều tôi không ngờ cô dám trơ tráo nói thẳng ra sự điếm nhục của mình.
Như không đè nén nổi cơn giận âm ỉ, anh nhào tới bóp vai tôi đau điếng:
Nếu giết được cô tôi cũng giết cho hả giận.
Tôi bình tĩnh gỡ tay anh ra:
Một người như anh không xứng đáng để tôi thanh minh. Đừng có nhìn và phán đoán người khác bằng đôi mắt nhơ bẩn của mình, tốt hơn anh nên tìm đến giải khuây với người yêu đoan chính của anh, đừng đụng đến tôi.
Đình Văn cười gằn:
Cô hay chỉ trích bạn cô, nhưng cô nhìn lại mình xem có xứng đáng chưa? Mỹ Yến chỉ có tội là yêu tôi thôi, còn cô? Kiêu hãnh, ngạo mạn nhưng lại thua cả bạn cô. Nhìn lại mình đi.
Anh hất mạnh tôi ra, bỏ ra ngoài, cánh cửa bị đóng cái rầm. Tôi nằm gục mặt trong gối, khóc ngất. Hình như nỗi đau đã thấm sâu, lan rộng hay đến bây giờ tôi mới ý thức hết bi kịch của mình.
Lúc này hình ảnh Đình Văn bên Mỹ Yến làm tim tôi đau mhói oằn oại. tôi cắn răng, lắc mạnh đầu, cố xua đuổi ý nghĩ đó. Nhưng vô ích, bức tranh đựoc chụp trong khoảnh khắc đó đã ăn sâu vào tâm khảm tôi, khắc dấu ấn sâu oắm, tôi oằn người chịu đựng.
Hình như tôi nằm đã lâu lắm, tôi đứng dậy, bây giờ mới nhớ bé Quyên, tôi thất thểu đến giường con tôi, nhìn thẩn thờ. Con gái tôi ngủ ngon lành, cánh tay bé xíu ôm không hết chiếc gối. Con làm sao biết tai hoạ của mẹ con mình hả con?
Tôi nhìn đồng hồ, hơn hai giờ, khuya đến vậy sao?
Có lẻ giờ nầy Đình Văn đã qua phòng Mỹ Yến, có lẻ họ đang âu yếm nhau, yêu thương lẩn nhau. tim tôi như có ai bóp mạnh, tôi không chịu nổi hình ảnh đó diễn ra trong ngôi nhà nầy, chỉ cách tôi có mấy bước. Kinh khủng quá. tôi không đủ can đảm nghĩ đến.
Bây giờ tôi còn làm gì khác được ngoài chuyện ra đi. Tôi không đủ can đảm ở lại làm 1 người thừa thãi. Đình Văn không cần tôi nữa, anh đã có Mỹ Yến, sẽ yêu thương chia sẽ cuộc đời với nó. Nếu còn sống ởđây, tôi chỉ là một người sống bên lề, sống bám một cách vô vị, bị ruồng bỏ, bị hiếp đáp. tôi đâu đủ khôn ngoan, bản lỉnh và nhan sắc để đối chọi với Mỹ Yến. vậy thì hãy chấp nhận làm người bại trận. Hãt ra đi trước khi bị xua đuổi.
Tôi nhớ lúc nảy Đình Văn bảo:’’Cô nhìn xem mình có xứng đáng với bạn cô chưa, cô đẹp bao nhiêu mà kiêu hãnh vậy ‘’. Thật là tủi nhục, bây giờ làm sao tôi sánh nổi với Mỹ Yến. tôi đã có con, vẽ đẹp đã phai tàn, còn bạn tôi thì phơi phới, rờ rở vẽ đẹp con gái. Nhan sắc mới đã cuốn hút Đình Văn, anh sẳn sàng vùi dập tôi để Mỹ Yến vui, tôi lấy gì để chống đở bây giờ . Vậy thì hãy tự rút lui.
Tôi gạt nước mắt, đứng dậy xếp đồ vào giỏ, tôi chọn những chiếc áo mẹ đã sắm cho tôi.Còn thì bỏ lại tất cả. Những món đồ đó quá ít so với tủ đồ mà Đình Văn sắm cho tôi, tủ đồ nầy rồi đây sẽ là của Mỹ Yến. Rồi chồng tôi sẽ mua cho bạn tôi tủ đồ mới hợp với đòi hỏi xa hoa của nó... Tôi rớt nước mắt.
Nhìn giỏ đồ ít ỏi của mẹ con tôi, tôi thấy tủi thân, hoảng sợ, rồi tôi sẽ sống ra sao đây, ở đâu,và sẽ nuôi con bằng cách nào? tôi không có tiền và cũng không muốn lấy tiền của Đình Văn. Ra đi đơn côi và không có cái gì trong người, biết sẽ sống ra sao?
Tôi nhìn đồng hồ, gần 4 giờ, phải ra đi trước khi họ thức dậy, tôi chải lại tóc, bồng con tôi lên.
Và một ý nghĩ thoáng qua, có lẻ Đình Văn sẽ yêu cầu ly dị để cưới Mỹ Yến hợp pháp. Lòng tự trọng không cho phép tôi đợi việc đó xãy ra. Tôi đặt bé Quyên xuống đến bàn viết lá đơn rồi dằn dưới đèn ngủ. Tôi mở tủ lấy thư của mẹ mang theo. Bây giờ tôi mới nhớ ra, trước khi đi mẹ tôi cho vàng. Tôi đã cất dưới đáy hộp nữ trang. Như trút được gánh nặng, tôi mở tủ lấy ra. hồi ấy mẹ bảo sẽ có lúc tôi cần vàng. Mẹ đâu ngờ lúc này tôi cần để bảo vệ con tôi, mẹ cũng đâu ngờ đời tôi tôi ra nông nổi nầy.
Thôi, bây giờ thì không còn gì để nấn ná, vĩnh biệt căn phòng mà tôi sống hạnh phúc. tôi không dám nhìn chiếc giường, chứng tích kinh hoàng của tôi. Tôi lặng lẽ bồng con lên, đi ra ngoài.
Tôi đứng chần chừ, nữa muốn tạm biệt dì Tư, nửa muốn gạt bỏ tất cả mọi lưu luyến. Tôi đi ra phòng khách, cánh cửa chỉ khép hờ. Hình như có ai ra ngoài trước tôi, có lẻ là dì Tư, 1 người đứng đắn sẽ không bao giờ muốn ở trong gia đình bất chính đâu.
Trời hãy còn khuya, con đường dài hun hút trước mắt, tôi đi lang thang, biết đến đâu bây giờ?
Mỹ Oanh thì chưa về trường, tôi chẳng có bà con thân thiết ở đây, đến nhà mẹ chồng thì không thể.
Lần đầu tiên tôi ý thức thế nào là sự đơn độc, khi ba mẹ ra đi, tôi nương tựa Đình Văn, bây giờ Đình Văn hất tôi ra khỏi đời anh, tôi chẳng nơi nào bám víu. Nước mắt tôi lăn dài trên mặt, tôi khóc cho đời mình tan nát, tã tơi.
* *
*
Tôi gỏ cửa nhà Mỹ Oanh thì trời đã về chiều, nó chạy ra mở cửa, nhìn tôi ngạc nhiên:
Đi đâu mà mang giỏ lung tung vậy, bị chồng đuổi hả?
Tôi cố mĩm cười nhưng cười không nổi. Nó cũng nhìn tôi thng3 thốt ;
Trời, sao nặt mày bơ phờ vậy, mới có hôm qua nay sao xuống sắc quá vậy? Có chuyện gì không?
Tôi mệt mõi:
Chuyện dài dòng lắm, vô nhà nói, mày ẵm bé Quyên dùm tao, ato mõi tay quá.
Mỹ Oamh vội vàng bồng con tôi, nó kéo tôi vào góc nhà:
Mày làm sao vậy, có chuyện gì, kễ đi.
Tôi tựa vào tường:
Mày nói đúng đó Oamh, tao bị chồng đuổi.
Đến nước này còn giởn, thôi kễ đi, chuyện gì, mày với ông Văn giận nhau hả, định làm bộ giận hờn chứ gì, tao biết tính mầy quá.
Tao nói thật mà, tình trạng thế nầy tao giỡn gì nỗi hả Oanh.
Rồi tôi kễ toàn bộ chuyện xãy ra tối hôm qua. nó im lặng nghe, khônh một nhận xét, không một câu hỏi. Nước mắt nó lặng lẽ chảy trên khuôn mặt bất động. nó quẹt mắt:
Vậy là từ khuya tới giờ mày ở ngoài đường?
- Ừ.
- Sao mày khiông lại đây sớm, tao về hồi trưa.
- Tao không biết, sợ chiều mày mới về.
- Sao không vô ký túc xá đở?
Tôi lắc đầu:
Tao sợ tụi nó biết, chuyện này mà đổ bể làm sao tao dám vô lớp. Tao định tới rủ mày đi đâu đó với tao, ở đây dì mày biết không hay.
Chẳng lẻ mày định đi luôn, rồi tiền đâu mà sống.
Tao có vàng, của mẹ tao để lại.
Mày bỏ đi là dại đó Nhi, đáng lẻ mày phải đuổi con Yến mới phải, mày có quyền mà.
Quyền gì nữa, anh Văn bênh vực nónhư vậy rồi, tao biết đuổi nó cũng không đi, mày biết bản lĩnh nó ra sao rồi đó.
Mắt Mỹ Oanh long lên căm tức:
Đồ quỷ quyệt, cầu trời cho nó rơi xuống 9 tầng địa ngục.
Nó thở mạnh, nguyền rủa Mỹ Yến không tiếc lời.
Tôi yên lặng nghe, quá mệt mõi không con đủ sức để tức giận nữa.
Rồi nó bình tỉnh trở lại:
Bây giờ tao đi theo mày, mình kiếm 1 khách sạn nào đó ở qua đêm, rồi sau đó ở nhà trọ.
Nó phân vân:
Mày biết nhà trọ ở đâu không Nhi?
Tôi lắc đầu, nó nhìn tôi bối rối ;
Tao cũng không biết.
Làm sao bây giờ, tao muốn tìm một chỗ nào thật kín đáo, không gặp ai quen hết.
Mỹ Oamh lúng túng:
Hay là mình nhờ Minh Quốc, được không Nhi? Tao nghĩ mình cần nó giúp nhiều chuyện lắm, nó chung lớp với mày, mai mốt nó lo bài vở cho.
Không được đâu Oamh, tao không muốn dính líu đến nhiều người.
Mày tính sống ở nhà trọ hoài sao, rồi mai mốt làm sao?
Lo thi tốt nghiệp xong rồi tính.
Tao nghĩ mày bỏ đi như vậy không đơn giản đuâ Nhi, còn rắc rối nữa.
Chẳng còn gì nữa mà rắc rối, tao rút lui êm đẹp như vậy họ còn muốn gì nữa?
Anh Văn không chịu yên đâu, còn bé quyên nữa, dễ gì họ bỏ con mình.
Tao không cho phép ông ta đụng tới con tao đâu, tao muốn lánh mặt để yên ổn học thi tốt nghiệp, mai mốt sẽ hay.
Tao thấy mày giải quyết có cái gì đó không ổn, để từ từ tao suy nghĩ lại mới được.
* *
*
Gần một tuần lễ đi qua tôi không đến trường, tôi nằm dật dờ, không ăn ngủ được, bị đánh quỵ hoàn toàn trước cơn lốc cuộc đời. Ban ngày tôi nghĩ lan man, đêm về khóc một mình. Ý nghĩ ở nhà tôi Đình Văn và Mỹ yến vui thú với nhau làm tôi đau khổ tê điếng.
Tôi thù Đình Văn hết mức, vậy mà không hiểu sao tôi cứ nhớ anh, tôi tưởng tượng những cử chỉ âu yếm anh dành cho Mỹ Yến và tôi khóc tuyệt vọng. Có lúc tôi muốn quay về nhà, van xin anh đuổi Mỹ yến và yêu thương tôi, muốn giành giật anh cho riêng tôi và tha thứ lỗi lầm của anh, tôi biết rằng tôi không thể sống thiếu Đình Văn, vì một nửa con người tôi là thuộc về anh. Mất đi một nửa cuộc đời, cái còn lại không đáng sống nữa.
Có lúc tôi muốn chết đi, để đừng bị đau khổ hành hạ, nhưng rồi tôi không đủ can đảm, tôi mà chết thì con tôi sẽ bơ vơ hoàn toàn. Nếu sống với Đình Văn, Mỹ Yến sẽ đánh đập con tôi... những ý nghĩ bi thiết cư dày xéo tôi, nhận chìm tôi xuống vực. tôi cố gom góp nghị lực mà vươn dậy, nhưng những thứ đó không còn nữa.
Đình Văn ơi, đến đây với em đi anh, em có lỗi gì để chịu trừng phạt như thế nầy? Chỉ cần anh bảo không yêu Mỹ Yến và yêu mỗi mình em là đủ để em trỗi dậy, yêu đời và hạnh phúc.
Làm sao anh hiểu được rằng em cần anh ghê gớm, Mỹ yến có thể không cần anh, vì xa anh rồi nó có thể tìm đến với người khác, còn em thì không thể như vậy, mất anh rồi cuộc đời em không còn ý nghĩa gì nữa, anh hiểu không?
Trưa nay Mỹ Oamh về, nó ngồi xuống nhìn tôi ;
Hồi nảy tao thấy anh Văn ở cổng trường, tao phải lủi đường khác về đó.
Vậy hả? mày mà dẫn ông ta về đây thì đừng nhìn tao đó.
Nhi nè.
-Cái gì?
Đâu mày thử gặp anh Văn một lần xem sao, hai bên phải nói chuyện cho ra lẻ, chứ cắt đứt như vậy tao thấy bấp bênh quá. với lại mấy ngày nay ảnh cố ý tìm mày, tao thấy mày cũng phải nghĩ lại chứ.
Tôi cứng rắn ;
Đừng nói chuyện đó Oanh, tao biết ông ta muốn giữ bé Quyên, mà không có nó tao sống làm gì chứ.
Mày định trốn tới chừng nào nữa?
Tao không biết, tao cần có thời giờ bình tỉnh, còn lo học bài nữa.
Mỗi lần nghe con mày nhắc ba nó, tao khổ tâm quá.
Tôi nhắm mắt nằm quay mặt vào tường.
Hôm sau Mỹ Oanh ở trường về, nó dẫn theo một người làm tôi kinh ngạc: dì Tư.
Tôi ngơ ngẩn:
Sao dì biết con ở đây? dì còn ở nhà đó không?
Tui đi kiếm cô mấy ngày nay, tui đâu có biết trường cô học, phải nhờ xích lô chỉ, sáng nào tui cũng đứng ở cổng trường mà không thấy cô, bữa nay gặp cô Oamh, mừng quá cô Oanh ơi, không có cô thì biết chừng nào tui mới gặp cô Nhi.
Tôi nôn nóng nhắc lại:
Dì còn ở nhà đó không?
Nghỉ rồi cô, cô đi rồi vài ngày sau tôi cũng nghỉ, ở đó chịu gì nổi với con quỷ cái đó.
Vậy là Mỹ yến còn ở đó, và đã thay thế vai trò của tôi, tim tôi đau nhói, những ảo tưởng tôi cố dựng lên đã sụp đỗ
Dì Tư kễ lễ:
Sáng hôm đó thức dậy không thấy cô, tui sợ tui chạy quýnh quáng đi kiếm, mà tui đâu có biết cô ở đâu, cứ đi lung tugn may ra gặp cô. Về nhà thấy con quỷ đó nằm khểnh tui chửi nó, nó đuổi tui, mà tui đâu có sơ nó cô. Nhưng ở nhà đó như cái đại ngục, tui đi cho rồi. Cô về đi cô Nhi, nhà mình mình ở, tội gì bỏ đi cô.
Dì Tư nghĩ cái gì cũng đơn giản, làm sao tôi nói để dì hiểu rằng tôi không thể sống chung nhà tay ba. Tôi không sợ Mỹ Yến, nhưng tôi hiểu rằng mình không đủ khôn ngoan đối đầu lại với nó, lại càng sợ rước vào người nổi tủi nhục nếu Đình Văn lãnh đạm.
Tôi lắc đầu:
Con không về đó nữa đâu, dì Tư nghỉ làm rồi dì ở đâu?
Tui có nhà con tui, đâu có lo gì, lo là lo cho cô thôi.
Con làm phiền dì quá, mai mốt dì để mặc con, bây giờ con ổn rối, làm phiền dì con ngại quá.
Bà mủi lòng, khóc nghẹn:
Tui thấy cô không có cha mẹ gần gủi, khing6 có bà con thân thích, mà bị con quỷ đó ăn hiếp tui chịu đâu có nổi cô.
Tôi thẩn thờ nhìn ra đường.
Dì Tư lay tay tôi:
Cô về nhà đi cô Nhi, về đuổi nó đi, cô đi như vậy là thất thế lắm, cô có quyền hơn nó mà.
Đây không phải là vấn đề quyền hành. tôi không cần những thứ đó. Tôi không cần 9dấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, cái mà tôi cần là tình yêu. Bây giờ cái đó không còn nữa, mọi cái còn lại đều vô nghĩa, sự mặc cảm đã nhấn chìm tôi xuống sâu và tôi còn biết làm gì khác hơn là phải tự trọng. Mọi lời thuyết phục bây giờ chỉ là tiếng vang đối với tôi.
Hoàng Thu Dung
Những ngày đầu xa nhà, tôi nhớ Đình Văn với bé Quyên không thể tả, suốt cả ngày tôi dật dờ như người mất hồn, nhưng rồi nếp sinh hoạt mới mẻ cuốn hút tôi. Tôi theo học trò đi chơi lu bù. Ngoài những giờ lên lớp, tôi rất ít khi ở phòng. Ban đầu Mỹ Oanh còn nhập bọn với tôi, sau đó nó chỉ biết lắc đầu bảo nó phục tôi sát đất, rằng nó chưa thấy ai đi khỏe như tôi.
Những ngày ở trường tôi rất ít gặp thầy Nam, thầy chỉ vào trường hôm nào có giờ dạy, và ra về sau khi hết tiết. Mỹ Oanh bảo thầy Nam dịch sách và dạy thêm, đặc biệt là chưa có người yêu. Nó còn bảo cô Hòa trong trường phải lòng thầy. Sao con nhỏ hay ghê, mới về trường mà chuyện gì cũng biết cả.
Chiều nay họp hội đồng xong, tôi gặp thầy Nam ở hành lang. Thầy cười thân thiện:
Em khỏe hả, Phượng Nhi?
Dạ.
Em thấy đứng lớp có khó không? Tôi nghe nói em dạy khá lắm hả?
Dạ, em cũng không biết nữa.
Bao lâu em về nhà 1 lần?
Ít lắm thầy, tại em đi xe không quen.
Vậy là chồng em phải xuống thăm?
Dạ
Con gái em được mấy tuổi, Nhi?
Dạ, gần 2 tuổi.
Mỹ Yến vẫn ở chung với em hả?
Tôi ngạc nhiên:
Sao thầy biết?
Thầy Nam cười khẽ, không trả lời. Rồi thầy nhìn tôi, như muốn nói điều gì đó. Tôi im lặng chờ.
Thầy Nam lên tiếng:
Em với Mỹ Yến thân nhau quá nhỉ? Bạn bè phổ thông thường chơi bền bỉ, cũng hay.
Dạ, tụi em ở chung vui lắm thầy.
Vậy hả? Nhưng tôi khuyên em chỉ nên chung nhà trong thời gian ngắn thôi. Bạn bè thì cũng có lúc, em phải bảo vệ hạnh phúc gia đình em.
Là sao hả thầy?
Thầy Nam hỏi hỏi lại:
Em thường đi chơi với học trò lắm phải không?
Sao chuyện gì của tôi thầy cũng biết hết vậy? Thầy có vào trường thường xuyên đâu, thậm chí không khi nào đến thăm chúng tôi. Tôi buột miệng:
Hình như em làm gì thầy cũng biết hết.
Thầy Nam bật cười, không trả lời.
Thầy đi với tôi một đoạn, rồi tôi rẻ về phòng dành cho nhóm thực tập. Mỹ Yến đang đứng ở cửa, có lẻ nó thấy tôi từ xa.
Tôi ngạc nhiên mừng rở:
Mày xuống hồi nào vậy?Đi đâu vậy?
Tuần nầy anh Văn đi công tác, tao thay mặt anh ấy xuống thăm mày.
Có cái gì lạ lùng trong cách nói của Mỹ Yến, nhưng tôi không nhận ra, tôi bồng con tôi, mãi mê hôn nó. Con bé cũng toét miệng cười với tôi, ôm cổ tôi, có lẻ nó nhớ tôi ghê lắm.
Nhỏ Trinh nhận xét:
Nhìn mày mà nói có con khó tin quá Nhi.
Mỹ Oanh xen vào:
Con bé nầy giống mẹ như khuôn, cười đi con.
Dòng nước nhỏ của tôi cười cười tít mắt, mặt nó nghếch lên thật đáng yêu Tôi nhìn con tôi mê mẫn.
Tối hôm ấy tôi với Mỹ Yến thức nói chuyện đến khuya, tôi hỏi nó chuyện trong nhà, nhắc đến dì Tư, nó cau có:
-Kỳ này về mày đuổi bả đi, tao không ưa bà già đó.
-Sao vậy,dì Tư hiền mà siêng nữa, dễ gì tìm được người như vậy.
Mày không biết gì hết, con mẹ đó là vua ăn cắp.Tao mất tiền hoài, mới hôm trước cũng mất nữa, hôm nọ sai ủi cái áo cũng không ủi, bực mình.
Không ủi thì mày ủi, mày đừng nhăn nhó tội nghiệp dì Tư, người giàhọ dễ tự ái lắm.
Mày nể nang bả rồi bả nhảy lên làm chủ cho coi.sai cái gì cũng không làm hết, gặp tao là tao đuổi lâu rồi, ở đó đi ra đi vô gặp mặt mụ già khó ưa.
Tôi im lặng, cảm thấy khó chịu cách nói chuyện của Mỹ Yến, tôi biết dì Tư không ưa nó, Mỹ Yến cũng vậy, nhưng tôi không thể nghe lời nó cho dì Tư nghỉ.Không biết tôi có làm gì nó buồn, chứ nó càng ngày càng làm tôi khó chịu. hình như nó muốn lấn lướt tôi hay sao ấy. Tôi không thể nói ra điều ấy, vì dù sao nó cũng ở nhờ nhà tôi, tôi mà không khéo thì nó sẽ mặc cảm ở nhờ.
Tôi không dám kễ với Mỹ Oanh là tôi nhịn Mỹ Yến rất nhiều. Nói ra nó sẽ trách móc tôi đã không nghe lời nó. Biết hé miệng với ai đây?Thật khổ tâm. Tôi chỉ biết an ủi khi Mỹ Yến ra trường, sự chịu đựng của tôi sẽ chấm dứt.
Tôi nằm nghiêng người nhìn Mỹ Yến, hình như càng ngày nó càng đẹp ra, sắc sảo và chín muồi, cái đẹp đó toát lên vẻ gì đó đanh đá, hung dữ. Bình thường nó cười nói hoạt bát thì khôngthấy, nhưng khi nó nổi giận thì... dữ như bà chằng.
Đôi lúc tôi thấy sợ nó, tôi không còn nhận ra Mỹ Yến của thời học phổ thông nửa, và càng ngày tôi càng hiểu mình mất rồi con bạn tính tình vui vẽ, thích đi chơi, có hay lăng nhăng một tí, nhưng vui vẽ cởi mỡ.
Hình như thấy tôi nhìn, nó quay lại:
- Làm gì nhìn tao dữ vậy?
Tôi thật tình:
– Tao thấy lúc nầy mầy đẹp hơn lúc trước nhiều.
Nó cười tự hào, rồi nhìn tôi:
– Đẹp sao bằng mầy.
Tôi nghĩ đó là cách xã giao nên không đáp lại. Nó chợt đập lên vai tôi:
– Hồi chiều mày với thầy Nam nói chuyện gì vậy?Thấy hai người đẹp đôi ghê.
– Tầm bậy, mày nói như vậy anh Văn nghe được chết tao, ông ấy là chúa ghen, mày không biết sao.
Mỹ Yến im lặng một lát:
– Hồi đó thầy Nam thích mầy đó Nhi, tao thấy ông ta nhìn mầy hoài chứ gì, mày có số đỏ, gặp toàn dân xịn không, anh Văn mà không cưới mày thì chắc ông ta tỏ tìmh rồi.
– Đừng có khùng nhỏ, mày nói chuyện nghe thấy ghê.
– Nhỏ này giả nai quá, mày thừa biết thầy Nam thích mày, nhưng anh Văn xịn hơn nên mày chọn anh Văn phải không? ai cũng nói màt thơ ngây, chứ tao thấy mày khôn thấu trời.
Mỹ Yến cứ lập luận theo suy nghĩ của nó, tự nhiên tôi thấy mình xấu xa. Nhưng nói gì bây giờ, không lẻ thanh minh. bây giò tôi mới hiểu nó nhìn tôi quá lệch lạc. Ở đâu nó có được suy nghĩ thực tế như vậy nhỉ? Tôi không chịu nổi thực tế trần trụi đó.
Chiều hôm sau Mỹ Yến bồng bé Quyên về, tôi cảm thấy buồn và một chút xốn xang, tôi muốn giữ bé` Quyên lại, nhưng chỗ ở thế nầy làm sao con tôi chịu được. Và tôi cũng không có thời gian chăm sóc con bé. tôi đứng ở cổng trường nhìn Mỹ Yến bồng con tôi đi, nỗi buồn dâng lên làm tôi bồn chồn.
* *
*
Chỉ còn hai ngày nữa là hết đợt thực tập, tôi nôn nao về nhà hơn bao giờ hết, chiều nay nhóm chúng tôi tổng kết đợt thực tập, kết quả của tôi được xếp loại tốt. Đình Văn sẽ rất hài lòng thấy tôi thành công. Nếu bây giờ có anh ở đây, chắc chắn chúng tôi sẽ có một bữa tiệc nhỏ. Tôi mong gặp lại anh vô cùng.
Bây giờ tôi về nhà chắc Đình Văn sẽ ngạc nhiên ghê gớm, tôi hình dung vẻ mặt rạng rở của anh, sự vồ vập của con tôi mà thấy náo nức. Tôi Mỹ Oamh về phòng
Phụ xếp đồ với tao đi, tao về.
Điên hả, gần tối mà về cái gì.
Mới có 6 giờ, còn sớm chán.
Nhưng ngày mai còn liên hoan, còn chia tay với tụi học trò nữa.
Thôi dẹp hết, tao đi chơi với chúng nó cũng đủ rồi.
Nhỏ ngồi bó gối nhìn tôi:
Làm gì gấp quá vậy sao tự nhiên hứng bất tử vậy ông?
Tao nhớ bé quyên quá, mày tưởng tượng nếu tao về thì hai cha con ngạc nhiên đến chừng nào.
Tôi chạy tới chạy lui xếp quần áo, nhỏ Oamh cằn nhằn:
Mày muốn cái gì là làm không kịp với mày, khổ quá.
Tao chỉ lấy quần áo thôi, còn bao nhiêu mày đem về sau đi, bây giờ đưa tao ra bến xe.
Con nhỏ liếc xéo tôi một cái, rồi lẳng lặng dắt xe ra ngoài. Nó không ngớt miệng bảo tôi bất bình thường, rằng tôi có những giây phút xuất thần của nhân loại. Tôi chỉ cười, có giải thích nữa chắc con nhỏ cũng chẳng thèm nghe đâu.
Chuyến xe chiều lơ thơ vài người, tôi đợi mòn mõi đến hơn 7 giờ mới chạy. Đã vậy ông tài xế còn ngừng lại rước khách, như thữ thách sự chịu đựng của tôi, tức không chịu được.
Tôi nhón người lên nhìn ông tài xế, xem có phải cố nhân của nhỏ Yến không. Không phải, ông nầy già hơn, bồ của nhỏ Yến trẻ và bụi đời. Bây giờ hai người xù nhau, chắc có gặp ông ấy cũng chẳng thèm nhìn tôi đâu.
Nghĩ đến nhỏ Yến, tôi thoắt nhớ ông người yêu hiện tại của nó, một công nhân nhà máy thuốc lá ngầu ơi là ngầu, có hôm ông ấy đến tìm nó, chỉ có mình tôi ở nhà, ông ấy nhìn tôi... sao ấy, lúc ấy tôi đã nổi gai ốc khắp người Có lần tôi nhận xét với nhỏ Yến, nó giận tôi suốt cả ngày. Mà quả thật tôi không hiểu sao nhỏ Yến chịu quen với những người dữ dằn, những người mà tôi không tài nào hiểu được họ
Tôi về nhà đã gần 10giờ, trong nhà đèn đã tắt, vầy là mọi người đã ngủ cả, tôi đi vòng ra phía sau gọi dì Tư mở cửa. Thấy tôi, bà giật mình mừng rở:
Trời ơi cô Nhi, sao nói mai cô mới về.
Con trốn về sớm một ngày.
Cô ăn gì chưa/
Chưa nhưng không đói, dì Tư ngủ đi.
Tôi thoáng thấy vẻ mặt không bìmh thường của bà, nhưng không để ý. Tôi lên phòng, đẩy nhẹ cửa, bên trong đã gài, tôi định gọi nhưmg đổi ý, phải gây cho Đình Văn bất ngờ mới được.
Tôi rón rén ra nhà sau lấy con dao nhỏ, luồn vào trong đẩy chốt then,rồi nhẹ nhàng bước vào.
Trong ánh đèn màu hồng, tôi thấy 2 người trên giường. Tôi kinh ngạc, run rẩy bước tới bật đèn. Đình Văn hoảng hốt buông Mỹ Yến ra.
Tôi buông rơi giỏ, máu trong người như đông lại, kinh hoàng, đau xé đến tột cùng, tôi hét lên, tưởng có thể vở cuống họng:
Đồ phản bội.
Căn phòng tối sầm trước mắt tôi, quay cuồng... Hình như tôi ngã sóng xoài trên nền gạch, tôi thoáng nghe một tiếng kêu hốt hoảng, rồi tất cả chìm vào hư không....
Hình như có ai đó xoa trán tôi, nghe thoảng cả mùi dầu xanh, tôi mở mắt, ngơ ngẩn nhìn xung quanh.
Khuôn mặt Đình Văn gần sát mặt tôi, giọng anh dịu dàng:
Em tỉnh rồi phải không?
Tôi nằm im nhìn anh, đầu óc chậm chạp hoạt động, sao anh mặc y phục nghiêm chỉnh vậy? Tôi nhớ cái điều tôi thấy lúc nảy khác kia mà. Mỹ Yến đâu rồi.
Đình Văn cầm ly sữa đưa tôi:
Em ngồi dậy uống một miếng đi, em đi xa mệt lắm.
Tôi thấy mình hất tay Đình Văn ra, ly sữa rơi xuống đất, tôi lăn người tránh xa anh, nhìn anh ghê tởm.
Đình Văn gục đầu trong tay.
Giưã chúng tôi là sự im lặng dằn dặt.
Rồi tôi lên tiếng:
Mỹ Yến đâu rồi anh?
Đình Văn im lặng:
Chuyện này xãy ra bao lâu rồi?
Anh nhìn tôi lặng câm.
Tôi thấy giọng mình hết sức bình tỉnh:
Em muốn biết anh yêu bạn em bao lâu rồi?
Anh vò đầu:
Đừng hiểu cái đó làm gì Phượng Nhi, anh không thể trả lời, đây chỉ là một phút mua vui, hãy bỏ qua cho anh nghe em, anh xin lỗi em
Xin lỗi. Oi, hai chữ ấy sao mà nhẹ tênh vậy. Nó quá nhẹ so với nỗi đau đè nặng trái tim tôi, anh im đi cho tôi đở đau đớn.
Tôi biết nói gì bây giờ, làm gì bây giờ?Hình như mọi hành động lúc nầy đều vô ích, sẽ không có cái gì hàn gắn sự đỗ vỡ ghê gớm trong tôi.Tự nhiên tôi bình tỉnh lạ lùng,
Giọng tôi lạnh tanh:
Anh yêu bạn em bao lâu rồi, chuyện nầy xãy ra bao lâu rồi?sao anh không nói hả anh? em nghĩ chồng em rất trung thực, rất dũng cảm, dám nhìn thẳng vào việc mình đã làm.
Đình Văn nhìn tôi, đau khổ và vẫn im lìm.
Anh cứ nói hết đi, em muốn biết sự thật.
Đình Văn liếm môi ;
Nghe anh nói đây Phượng Nhi, anh biết đây là lỗi rất lớn của anh, anh biết em hận anh, nhưng anh thề vời em là em nhìn câu chuyện hơi xa và lệch lạc, cái nầy không phải là tình yêu...
Tôi cắt ngang:
-Anh hèn nhát lắm, anh tưởng em là con nít sao mà anh muốn giải thích thế nào cũng được, em chỉ muốn biết em đã giúp 2 người đến với nhau bao lâu mà thôi.
Đình Văn không trả lời, tôi nhếch miệng:
Một năm chưa anh, hay là mới đây.?
Chuyện nầy mới chỉ xãy ra gần đây, và sẽ chấm dứt, tin anh đi Nhi.
Nghĩa là 2 người yêu nhau từ lúc em đi thực tập?
Tôi nhìn anh thù hận:
Nếu anh muốn cưới Mỹ Yến thì tại sao không ly dị với em rồi hãy sống với nó? Anh muốn lấy 2 vợ một lúc phải không?
Em đừng gán ghép anh như vậy, chuyện không quan trọng đâu Nhi. Anh biết em nghĩ gì rồi, nhưng không phải là như vậy.
Tôi thấy khó thở quá, giọng tôi run lên:
Anh không thưong tôi nữa thì tôi không cần, anh thương ai kệ anh, tôi không thèm màng tới, tôi có lòng tự trọng của tôi và tôi sẽ không năn nỉ van xin anh đâu.Có điều tôi ngạc nhiên là sao anh có thể thương được một người mà anh đã từng khinh thường, anh đã từng xem nhẹ Mỹ Yến kia mà, vậy là anh cũng tự hạ tư cách của mình rồi đó.
…
Tôi đã đối xử tốt với 1 người chẳng ra gì, 1 người bồ bịch lung tung, nhưng tôi chỉ lầm thôi, còn anh thì yêu thương loại người thấy đàn ông là liếc mắt, rồi đây anh cũng sẽ bị bỏ rơi như mấy người kia thôi. Sao anh không ghê tởm hả anh, sao lương tâm anh dễ dãi quá vậy?
Càng nói tôi càng điên cuồng, phẫn uất, đau đớn. Đình Văn vẫn ngồi im lặng, đầu gục giữa 2 vai. Tôi nhìn anh, lòng tan nát. Chồng tôi đó, người che chở cho tôi đó. Bây giờ anh rũ xuống trong tội lỗi. Thế đó, niềm tin của tôi đã đổ vỡ, tôi choáng váng, quay cuồng.
Oi, người chồng đáng kính của tôi, người chồng đạo mạo trí thức của tôi, vị thánh chăn dắt hồn tôi. Rốt cuộc thì anh cũng chỉ là 1 tên đàn ông tầm thường, 1 tên ngụy trí thức, 1 gã đàn ông ngụp lặn trong vùng đam mê nhầy nhụa, 1 gã đàn ông đạp bỏ nền tảng đạo đức dưới chân mình để lao vào cuộc truy hoan nhơ bẩn. Trời ! Chưa bao giờ tôi hận thù ai như vậy. Tôi căm thù anh với sức lực của tâm hồn mà tôi có được. Nếu trên đời này có điều gì mà tôi ước muốn, thì đó là mong muốn đừng bao giờ gắn bó với anh, đừng bao giờ thấy hoặc đối diện với bộ mặt ma quỷ của anh.
Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được nét mặt đam mê của anh trên tấm thân trần truồng của bạn tôi. Anh đã làm đổ nhào niềm tin thơ ngây của tôi, đã đầu độc tâm hồn tôi vào vũng tăm tối. Thôi thì các người hãy cùng nhau mà ngụp lặn trong hoan lạc đê tiện, tôi muốn xa lánh các người.
Đình Văn bước tới, định ôm tôi, tôi thụt lùi phía sau:
Tôi cấm anh đụng vào tôi, tôi ghê sợ anh lắm rồi. Bây giờ tôi mới biết bộ mặt thật của anh, suốt bao năm qua anh khoát lớp áo trí thức với tôi, phơi cho tôi thấy tính cách cao thượng lắm. Bây giờ anh tự bỏ mặt nạ ra rồi đó. Tôi thù anh lắm, anh đã đầu độc tuổi trẻ của tôi, khi tôi mới lớn anh đã giam tôi trong nhà tù của anh. Anh đê tiện lắm, anh là loài quỹ sa tăng giết chết cuộc đời tôi.
Đình Văn nhìn tôi trân trối, tôi nói như mê loạn, tôi muốn làm cho anh phải đau đớn, tôi muốn trả thù:
Bây giờ tôi mới hiểu thầy Nam bảo tôi đừng ở chung với Mỹ Yến, tôi cũng hiểu rằng Mỹ Yến nói đúng, thầy Nam rất yêu tôi, yêu cao thượng chứ không tầm thường như anh. Vì anh mà cuộc đời tôi dang dỡ, tôi thù anh. Vì anh mà tôi mất thầy Nam.
Đình Văn như bị chạm đúng nỗi sâu kính, vẻ mặt biết lỗi không còn nữa. Anh quắc mắt nhìn tôi, rồi nghiến răng tát tôi 1 cái như trời giáng:
Cô câm đi, phải rồi, tôi là 1 thằng tồi đó, 1 thằng ngụy trí thức đó, nhưng dù sao tôi cũng còn đỡ hơn cô, vì tôi chỉ lăng nhăng với 1 người. Còn cô? Vừa phản bội, vừa dối trá, cô tưởng tôi không biết những đêm diễn văn nghệ là cô đi với ai hả? Cô không cho tôi đưa đón để tự do bồ bịch, nay người này, mai người kia. Cô tốt đẹp gì hơn tôi chứ, nói đi !
Tôi giơ tay tát vào mặt Đình Văn, nhưng anh giữ tôi lại, mạnh như gọng kềm, anh cười nhếch 1 bên miệng.:
Mỹ Yến dù có tệ cách mấy cũng đỡ hơn cô, vì người ta chưa có chồng. Còn cô? Có chồng còn lăng nhăng, ở đây thì bạn trai lung tung, về dưới thì thầy Nam của cô. Ban đầu nghe Mỹ Yến nói, tôi cố không tin, nhưng cô tự khai ra. Cô trơ tráo lắm. Cô nhìn lại mình xem có hơn bạn cô không, cô đẹp bao nhiêu mà kiêu hãnh vậy.
Tôi nhắm mắt lại, đau buốt trong đầu, Đình Văn hất tôi ra. Tủi nhục quá, nỗi căm phẫn làm tôi mất trí:
Tôi đẹp vừa đủ để xứng đáng được thầy Nam yêu thương, chứ tôi không cần đẹp với loại người như anh.
Đình Văn như nổi điên, anh nắm vai tôi, lắc dữ dội:
Cô nói gì, nói lại xem !
Tôi nói anh không xứng đáng bằng thầy Nam đó.
Đình Văn lại tát cho tôi 1 cái đau điếng, anh hét lên:
Cô dám nói với tôi như vậy hả? Đồ phản bội.
Dì Tư ở đâu nhào tới, giằng lấy tôi, mếu máo:
Tôi lạy cậu, cậu Văn, cậu đừng đánh cô Nhi, cậu tức thì đánh tôi đi, đừng đánh cô Nhi mà.
Đình Văn nạt ngang;
Dì đi ra ngoài đi, ai cho dì xen vào chuyện riêng của người ta.
Dì Tư kể lể:
Cậu nghe lời con quỷ cái đó làm chi, nó đâm thọt chia rẽ vợ chồng người ta để nhào vô giựt chồng, tôi biết mà, tôi không dám nói, nó là đồ vô ơn bội nghĩa. Tôi nói rồi cậu đuổi tôi đi cũng chịu, chứ cậu nghe lời nó là cậu dại.
Đình Văn quát lên:
Dì có đi ra ngoài không?
Tôi hất mớ tóc sổ tung ra phía sau, đầy nhẹ vai dì Tư:
Dì đi ngủ đi dì Tư, con không có sao đâu, không ai làm gì được con đâu, dì đừng lo.
Cô xuống ngủ với tôi đi cô Nhi, ở đây cô bị đòn tôi không chịu nổi.
Đình Văn thô bạo kéo tôi lai:
Tôi cấm cô đi ra đó, phải ở đây nói cho xong chuyện.
Tôi giằng ra, rồi quay qua người đàn bà đang run lẩy bẩy, tôi dịu dàng:
Dì ra ngoài đi để con tự thu xếp, con không có sao đâu. Dì đừng nói với ai chuyện này là con cám ơn dì rồi.
Bé Quyên chợt thức dậy, khóc ngằn ngặt. Dì Tư định nhào tới bồng con bé, tôi cản lại:
Dì để cho con.
Rồi tôi đến bên chiếc giường nhỏ, nhẹ nhàng bồng con tôi lên, dỗ nó ngủ. Con bé nín dần, rồi thiếp đi. Tôi đạt nó xuống, nhìn con tôi ngủ vô tư, tôi thấy đau xót quá, đổ vỡ hết rồi. Một giọt nước mắt rơi ra, tôi đưa tay quẹt ngang, không muốn Đình Văn thấy sự yếu đuối của tôi. Tôi nhìn anh thù hằn, Đình Văn cũng gườm gườm tôi, khuôn mặt sắc lạnh. Chúng tôi nhìn nhau như 2 kẻ thù.
Rồi anh lên tiếng:
Thù hận nhau mà làm gì, cô tốt đẹp gì hơn tôi mà khinh bỉ tôi, có điều tôi không ngờ cô dám trơ tráo nói thẳng ra sự điếm nhục của mình.
Như không đè nén nổi cơn giận âm ỉ, anh nhào tới bóp vai tôi đau điếng:
Nếu giết được cô tôi cũng giết cho hả giận.
Tôi bình tĩnh gỡ tay anh ra:
Một người như anh không xứng đáng để tôi thanh minh. Đừng có nhìn và phán đoán người khác bằng đôi mắt nhơ bẩn của mình, tốt hơn anh nên tìm đến giải khuây với người yêu đoan chính của anh, đừng đụng đến tôi.
Đình Văn cười gằn:
Cô hay chỉ trích bạn cô, nhưng cô nhìn lại mình xem có xứng đáng chưa? Mỹ Yến chỉ có tội là yêu tôi thôi, còn cô? Kiêu hãnh, ngạo mạn nhưng lại thua cả bạn cô. Nhìn lại mình đi.
Anh hất mạnh tôi ra, bỏ ra ngoài, cánh cửa bị đóng cái rầm. Tôi nằm gục mặt trong gối, khóc ngất. Hình như nỗi đau đã thấm sâu, lan rộng hay đến bây giờ tôi mới ý thức hết bi kịch của mình.
Lúc này hình ảnh Đình Văn bên Mỹ Yến làm tim tôi đau mhói oằn oại. tôi cắn răng, lắc mạnh đầu, cố xua đuổi ý nghĩ đó. Nhưng vô ích, bức tranh đựoc chụp trong khoảnh khắc đó đã ăn sâu vào tâm khảm tôi, khắc dấu ấn sâu oắm, tôi oằn người chịu đựng.
Hình như tôi nằm đã lâu lắm, tôi đứng dậy, bây giờ mới nhớ bé Quyên, tôi thất thểu đến giường con tôi, nhìn thẩn thờ. Con gái tôi ngủ ngon lành, cánh tay bé xíu ôm không hết chiếc gối. Con làm sao biết tai hoạ của mẹ con mình hả con?
Tôi nhìn đồng hồ, hơn hai giờ, khuya đến vậy sao?
Có lẻ giờ nầy Đình Văn đã qua phòng Mỹ Yến, có lẻ họ đang âu yếm nhau, yêu thương lẩn nhau. tim tôi như có ai bóp mạnh, tôi không chịu nổi hình ảnh đó diễn ra trong ngôi nhà nầy, chỉ cách tôi có mấy bước. Kinh khủng quá. tôi không đủ can đảm nghĩ đến.
Bây giờ tôi còn làm gì khác được ngoài chuyện ra đi. Tôi không đủ can đảm ở lại làm 1 người thừa thãi. Đình Văn không cần tôi nữa, anh đã có Mỹ Yến, sẽ yêu thương chia sẽ cuộc đời với nó. Nếu còn sống ởđây, tôi chỉ là một người sống bên lề, sống bám một cách vô vị, bị ruồng bỏ, bị hiếp đáp. tôi đâu đủ khôn ngoan, bản lỉnh và nhan sắc để đối chọi với Mỹ Yến. vậy thì hãy chấp nhận làm người bại trận. Hãt ra đi trước khi bị xua đuổi.
Tôi nhớ lúc nảy Đình Văn bảo:’’Cô nhìn xem mình có xứng đáng với bạn cô chưa, cô đẹp bao nhiêu mà kiêu hãnh vậy ‘’. Thật là tủi nhục, bây giờ làm sao tôi sánh nổi với Mỹ Yến. tôi đã có con, vẽ đẹp đã phai tàn, còn bạn tôi thì phơi phới, rờ rở vẽ đẹp con gái. Nhan sắc mới đã cuốn hút Đình Văn, anh sẳn sàng vùi dập tôi để Mỹ Yến vui, tôi lấy gì để chống đở bây giờ . Vậy thì hãy tự rút lui.
Tôi gạt nước mắt, đứng dậy xếp đồ vào giỏ, tôi chọn những chiếc áo mẹ đã sắm cho tôi.Còn thì bỏ lại tất cả. Những món đồ đó quá ít so với tủ đồ mà Đình Văn sắm cho tôi, tủ đồ nầy rồi đây sẽ là của Mỹ Yến. Rồi chồng tôi sẽ mua cho bạn tôi tủ đồ mới hợp với đòi hỏi xa hoa của nó... Tôi rớt nước mắt.
Nhìn giỏ đồ ít ỏi của mẹ con tôi, tôi thấy tủi thân, hoảng sợ, rồi tôi sẽ sống ra sao đây, ở đâu,và sẽ nuôi con bằng cách nào? tôi không có tiền và cũng không muốn lấy tiền của Đình Văn. Ra đi đơn côi và không có cái gì trong người, biết sẽ sống ra sao?
Tôi nhìn đồng hồ, gần 4 giờ, phải ra đi trước khi họ thức dậy, tôi chải lại tóc, bồng con tôi lên.
Và một ý nghĩ thoáng qua, có lẻ Đình Văn sẽ yêu cầu ly dị để cưới Mỹ Yến hợp pháp. Lòng tự trọng không cho phép tôi đợi việc đó xãy ra. Tôi đặt bé Quyên xuống đến bàn viết lá đơn rồi dằn dưới đèn ngủ. Tôi mở tủ lấy thư của mẹ mang theo. Bây giờ tôi mới nhớ ra, trước khi đi mẹ tôi cho vàng. Tôi đã cất dưới đáy hộp nữ trang. Như trút được gánh nặng, tôi mở tủ lấy ra. hồi ấy mẹ bảo sẽ có lúc tôi cần vàng. Mẹ đâu ngờ lúc này tôi cần để bảo vệ con tôi, mẹ cũng đâu ngờ đời tôi tôi ra nông nổi nầy.
Thôi, bây giờ thì không còn gì để nấn ná, vĩnh biệt căn phòng mà tôi sống hạnh phúc. tôi không dám nhìn chiếc giường, chứng tích kinh hoàng của tôi. Tôi lặng lẽ bồng con lên, đi ra ngoài.
Tôi đứng chần chừ, nữa muốn tạm biệt dì Tư, nửa muốn gạt bỏ tất cả mọi lưu luyến. Tôi đi ra phòng khách, cánh cửa chỉ khép hờ. Hình như có ai ra ngoài trước tôi, có lẻ là dì Tư, 1 người đứng đắn sẽ không bao giờ muốn ở trong gia đình bất chính đâu.
Trời hãy còn khuya, con đường dài hun hút trước mắt, tôi đi lang thang, biết đến đâu bây giờ?
Mỹ Oanh thì chưa về trường, tôi chẳng có bà con thân thiết ở đây, đến nhà mẹ chồng thì không thể.
Lần đầu tiên tôi ý thức thế nào là sự đơn độc, khi ba mẹ ra đi, tôi nương tựa Đình Văn, bây giờ Đình Văn hất tôi ra khỏi đời anh, tôi chẳng nơi nào bám víu. Nước mắt tôi lăn dài trên mặt, tôi khóc cho đời mình tan nát, tã tơi.
* *
*
Tôi gỏ cửa nhà Mỹ Oanh thì trời đã về chiều, nó chạy ra mở cửa, nhìn tôi ngạc nhiên:
Đi đâu mà mang giỏ lung tung vậy, bị chồng đuổi hả?
Tôi cố mĩm cười nhưng cười không nổi. Nó cũng nhìn tôi thng3 thốt ;
Trời, sao nặt mày bơ phờ vậy, mới có hôm qua nay sao xuống sắc quá vậy? Có chuyện gì không?
Tôi mệt mõi:
Chuyện dài dòng lắm, vô nhà nói, mày ẵm bé Quyên dùm tao, ato mõi tay quá.
Mỹ Oamh vội vàng bồng con tôi, nó kéo tôi vào góc nhà:
Mày làm sao vậy, có chuyện gì, kễ đi.
Tôi tựa vào tường:
Mày nói đúng đó Oamh, tao bị chồng đuổi.
Đến nước này còn giởn, thôi kễ đi, chuyện gì, mày với ông Văn giận nhau hả, định làm bộ giận hờn chứ gì, tao biết tính mầy quá.
Tao nói thật mà, tình trạng thế nầy tao giỡn gì nỗi hả Oanh.
Rồi tôi kễ toàn bộ chuyện xãy ra tối hôm qua. nó im lặng nghe, khônh một nhận xét, không một câu hỏi. Nước mắt nó lặng lẽ chảy trên khuôn mặt bất động. nó quẹt mắt:
Vậy là từ khuya tới giờ mày ở ngoài đường?
- Ừ.
- Sao mày khiông lại đây sớm, tao về hồi trưa.
- Tao không biết, sợ chiều mày mới về.
- Sao không vô ký túc xá đở?
Tôi lắc đầu:
Tao sợ tụi nó biết, chuyện này mà đổ bể làm sao tao dám vô lớp. Tao định tới rủ mày đi đâu đó với tao, ở đây dì mày biết không hay.
Chẳng lẻ mày định đi luôn, rồi tiền đâu mà sống.
Tao có vàng, của mẹ tao để lại.
Mày bỏ đi là dại đó Nhi, đáng lẻ mày phải đuổi con Yến mới phải, mày có quyền mà.
Quyền gì nữa, anh Văn bênh vực nónhư vậy rồi, tao biết đuổi nó cũng không đi, mày biết bản lĩnh nó ra sao rồi đó.
Mắt Mỹ Oanh long lên căm tức:
Đồ quỷ quyệt, cầu trời cho nó rơi xuống 9 tầng địa ngục.
Nó thở mạnh, nguyền rủa Mỹ Yến không tiếc lời.
Tôi yên lặng nghe, quá mệt mõi không con đủ sức để tức giận nữa.
Rồi nó bình tỉnh trở lại:
Bây giờ tao đi theo mày, mình kiếm 1 khách sạn nào đó ở qua đêm, rồi sau đó ở nhà trọ.
Nó phân vân:
Mày biết nhà trọ ở đâu không Nhi?
Tôi lắc đầu, nó nhìn tôi bối rối ;
Tao cũng không biết.
Làm sao bây giờ, tao muốn tìm một chỗ nào thật kín đáo, không gặp ai quen hết.
Mỹ Oamh lúng túng:
Hay là mình nhờ Minh Quốc, được không Nhi? Tao nghĩ mình cần nó giúp nhiều chuyện lắm, nó chung lớp với mày, mai mốt nó lo bài vở cho.
Không được đâu Oamh, tao không muốn dính líu đến nhiều người.
Mày tính sống ở nhà trọ hoài sao, rồi mai mốt làm sao?
Lo thi tốt nghiệp xong rồi tính.
Tao nghĩ mày bỏ đi như vậy không đơn giản đuâ Nhi, còn rắc rối nữa.
Chẳng còn gì nữa mà rắc rối, tao rút lui êm đẹp như vậy họ còn muốn gì nữa?
Anh Văn không chịu yên đâu, còn bé quyên nữa, dễ gì họ bỏ con mình.
Tao không cho phép ông ta đụng tới con tao đâu, tao muốn lánh mặt để yên ổn học thi tốt nghiệp, mai mốt sẽ hay.
Tao thấy mày giải quyết có cái gì đó không ổn, để từ từ tao suy nghĩ lại mới được.
* *
*
Gần một tuần lễ đi qua tôi không đến trường, tôi nằm dật dờ, không ăn ngủ được, bị đánh quỵ hoàn toàn trước cơn lốc cuộc đời. Ban ngày tôi nghĩ lan man, đêm về khóc một mình. Ý nghĩ ở nhà tôi Đình Văn và Mỹ yến vui thú với nhau làm tôi đau khổ tê điếng.
Tôi thù Đình Văn hết mức, vậy mà không hiểu sao tôi cứ nhớ anh, tôi tưởng tượng những cử chỉ âu yếm anh dành cho Mỹ Yến và tôi khóc tuyệt vọng. Có lúc tôi muốn quay về nhà, van xin anh đuổi Mỹ yến và yêu thương tôi, muốn giành giật anh cho riêng tôi và tha thứ lỗi lầm của anh, tôi biết rằng tôi không thể sống thiếu Đình Văn, vì một nửa con người tôi là thuộc về anh. Mất đi một nửa cuộc đời, cái còn lại không đáng sống nữa.
Có lúc tôi muốn chết đi, để đừng bị đau khổ hành hạ, nhưng rồi tôi không đủ can đảm, tôi mà chết thì con tôi sẽ bơ vơ hoàn toàn. Nếu sống với Đình Văn, Mỹ Yến sẽ đánh đập con tôi... những ý nghĩ bi thiết cư dày xéo tôi, nhận chìm tôi xuống vực. tôi cố gom góp nghị lực mà vươn dậy, nhưng những thứ đó không còn nữa.
Đình Văn ơi, đến đây với em đi anh, em có lỗi gì để chịu trừng phạt như thế nầy? Chỉ cần anh bảo không yêu Mỹ Yến và yêu mỗi mình em là đủ để em trỗi dậy, yêu đời và hạnh phúc.
Làm sao anh hiểu được rằng em cần anh ghê gớm, Mỹ yến có thể không cần anh, vì xa anh rồi nó có thể tìm đến với người khác, còn em thì không thể như vậy, mất anh rồi cuộc đời em không còn ý nghĩa gì nữa, anh hiểu không?
Trưa nay Mỹ Oamh về, nó ngồi xuống nhìn tôi ;
Hồi nảy tao thấy anh Văn ở cổng trường, tao phải lủi đường khác về đó.
Vậy hả? mày mà dẫn ông ta về đây thì đừng nhìn tao đó.
Nhi nè.
-Cái gì?
Đâu mày thử gặp anh Văn một lần xem sao, hai bên phải nói chuyện cho ra lẻ, chứ cắt đứt như vậy tao thấy bấp bênh quá. với lại mấy ngày nay ảnh cố ý tìm mày, tao thấy mày cũng phải nghĩ lại chứ.
Tôi cứng rắn ;
Đừng nói chuyện đó Oanh, tao biết ông ta muốn giữ bé Quyên, mà không có nó tao sống làm gì chứ.
Mày định trốn tới chừng nào nữa?
Tao không biết, tao cần có thời giờ bình tỉnh, còn lo học bài nữa.
Mỗi lần nghe con mày nhắc ba nó, tao khổ tâm quá.
Tôi nhắm mắt nằm quay mặt vào tường.
Hôm sau Mỹ Oanh ở trường về, nó dẫn theo một người làm tôi kinh ngạc: dì Tư.
Tôi ngơ ngẩn:
Sao dì biết con ở đây? dì còn ở nhà đó không?
Tui đi kiếm cô mấy ngày nay, tui đâu có biết trường cô học, phải nhờ xích lô chỉ, sáng nào tui cũng đứng ở cổng trường mà không thấy cô, bữa nay gặp cô Oamh, mừng quá cô Oanh ơi, không có cô thì biết chừng nào tui mới gặp cô Nhi.
Tôi nôn nóng nhắc lại:
Dì còn ở nhà đó không?
Nghỉ rồi cô, cô đi rồi vài ngày sau tôi cũng nghỉ, ở đó chịu gì nổi với con quỷ cái đó.
Vậy là Mỹ yến còn ở đó, và đã thay thế vai trò của tôi, tim tôi đau nhói, những ảo tưởng tôi cố dựng lên đã sụp đỗ
Dì Tư kễ lễ:
Sáng hôm đó thức dậy không thấy cô, tui sợ tui chạy quýnh quáng đi kiếm, mà tui đâu có biết cô ở đâu, cứ đi lung tugn may ra gặp cô. Về nhà thấy con quỷ đó nằm khểnh tui chửi nó, nó đuổi tui, mà tui đâu có sơ nó cô. Nhưng ở nhà đó như cái đại ngục, tui đi cho rồi. Cô về đi cô Nhi, nhà mình mình ở, tội gì bỏ đi cô.
Dì Tư nghĩ cái gì cũng đơn giản, làm sao tôi nói để dì hiểu rằng tôi không thể sống chung nhà tay ba. Tôi không sợ Mỹ Yến, nhưng tôi hiểu rằng mình không đủ khôn ngoan đối đầu lại với nó, lại càng sợ rước vào người nổi tủi nhục nếu Đình Văn lãnh đạm.
Tôi lắc đầu:
Con không về đó nữa đâu, dì Tư nghỉ làm rồi dì ở đâu?
Tui có nhà con tui, đâu có lo gì, lo là lo cho cô thôi.
Con làm phiền dì quá, mai mốt dì để mặc con, bây giờ con ổn rối, làm phiền dì con ngại quá.
Bà mủi lòng, khóc nghẹn:
Tui thấy cô không có cha mẹ gần gủi, khing6 có bà con thân thích, mà bị con quỷ đó ăn hiếp tui chịu đâu có nổi cô.
Tôi thẩn thờ nhìn ra đường.
Dì Tư lay tay tôi:
Cô về nhà đi cô Nhi, về đuổi nó đi, cô đi như vậy là thất thế lắm, cô có quyền hơn nó mà.
Đây không phải là vấn đề quyền hành. tôi không cần những thứ đó. Tôi không cần 9dấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, cái mà tôi cần là tình yêu. Bây giờ cái đó không còn nữa, mọi cái còn lại đều vô nghĩa, sự mặc cảm đã nhấn chìm tôi xuống sâu và tôi còn biết làm gì khác hơn là phải tự trọng. Mọi lời thuyết phục bây giờ chỉ là tiếng vang đối với tôi.
Hoàng Thu Dung