Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Anh em Nguyễn Thanh Bền và ông nội

Đã hơn ba năm nay, nhiều chị em tiểu thương ở chợ Nhị Quí đã quen thuộc với hình ảnh của cậu bé mồ côi, đi chiếc xe đạp cũ kỹ đến chợ vào mỗi buổi sáng sớm chọn mua từ bó rau, con cá để lo cho người ông đã gần 80 tuổi và đứa em gái nhỏ còn đang cắp sách đến trường. Đó là em Nguyễn Thanh Bền, nhà ở Ấp Quý Phước, xã Nhị Quý, huyện Cai  Lậy, tỉnh Tiền Giang (hiện đang học lớp 11A8, Trường THPT Tứ Kiệt, huyện Cai Lậy) . Em mồ côi cha từ năm lên 6 tuổi, khoảng một năm sau đó thì mẹ em lại có chồng khác bỏ lại em và đứa em gái cho ông nội nuôi dưỡng.

Nhà nghèo, không có tiền nên ông nội của Bền (ông Nguyễn Văn Kiệm, sinh năm 1931) thường lấy nước cơm thay sữa để nuôi hai đứa cháu nhỏ, cứ thế anh em của Bền đã lớn dần trong tình thương yêu của ông nội. Nhà chỉ có hơn nửa công đất, nhưng ông cũng không đủ sức khỏe để làm,  đành cho hàng xóm mướn để lấy tiền mua gạo và tập, bút cho anh em Bền đi học. Khoản tiền trợ cấp hàng tháng dành cho cha của liệt sĩ mà ông nhận được dù tằn tiện đến mấy cũng không đủ để lo cho cả ba thành viên trong gia đình. Ông Kiệm cho biết: Cứ 3 tuần là nhà lại ăn hết nửa bao gạo (khoảng 210.000 đồng), có tháng gạo đã hết mà tiền trợ cấp chưa đến hạn lĩnh đành phải năn nỉ chủ tiệm tạp hóa ở gần nhà bán gạo chịu để ăn, đến khi nhận được tiền mới trả.

Năm 2007, 3 ông cháu vui mừng khôn siết khi được chính quyền xã tặng nhà tình nghĩa, nhưng niềm vui không được bao thì ông lại phát hiện mình mắc chứng bệnh suy tim mãn tính, nằm điều trị bệnh ở bệnh viện mà ông không kiềm được nước mắt khi nghĩ về hai đứa cháu nhỏ vì không biết mình có đủ sức khỏe để lo cho anh em của Bền tới ngày khôn lớn. Hiện giờ, mỗi tháng ông đều phải đi tái khám ở bệnh viện để lấy thuốc uống. Dù có thẻ bảo hiệm y tế, chỉ đóng tiền thêm 20% trên mỗi toa thuốc nhưng nhiều lúc vẫn không đủ tiền.

Từ lúc ông nội bệnh hầu như các công việc: nấu cơm, giặt giũ quần áo, đi chợ… đều do một tay của Bền làm. Hằng ngày, em dậy thật sớm để làm mọi việc và sau đó đạp xe để đến trường. Do nhà thường xuyên rơi vào cảnh túng thiếu nên sau giờ học, Bền và em gái (Nguyễn Thị Hồng Thơ, hiện đang học lớp 9A3 Trường THCS Nhị Quí) phải nhận nhãn sấy về nhà để lột, hôm nào hai anh em chăm chỉ lột đến khoảng 10 giờ đêm thì thu nhập được khoảng 15 ngàn đồng, số tiền ấy được Bền dùng đi chợ để mua nửa ký cá biển, bó cải hay lọn rau để lo cho cả nhà. Nhưng không phải lúc nào cũng có nhãn sấy để lột, những lúc như thế cả ba ông  cháu đành ăn cơm với khô chiên cho qua ngày.

Dù cuộc cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn, nhưng anh em của Bền vẫn luôn chăm chỉ trong học tập với hy vọng sẽ cả hai sẽ có một tương lai tươi sáng vào ngày mai. Cô Nguyễn Thị Xuân Hồng (GV chủ nhiệm lớp 11A8 – Trường THPT Tứ Kiệt) cho biết: “Bền là một học sinh siêng năng, chăm chỉ, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em đã không mặc cảm với số phận mà luôn tìm cách phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống nên em luôn được được bạn bè trong lớp quý mến, kết quả học tập cuối năm lớp 10 em đạt danh hiệu học sinh khá”.

Mười một năm đi học, Bền luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, bà con lối xóm nên: “Em mong ước sẽ trở thành thầy giáo được đi dạy học, được giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn giống như em bây giờ” - Bền bộc bạch tâm sự.

Nguyễn Hoàng Tấn

Tags:
Chia sẻ | Nhận xét(2) | Trích dẫn(0) | Đọc(2436)
HoangNgoc
24/03/2012 10:43
Chào Hoàng Tấn,Lần đầu tiên mình vào trang web này và có dịp đọc những bài của Hoàng Tấn  chia sẻ về những mảnh đời khó khăn nhưng luôn sống thật tốt và cố gắng vươn lên.  Ước gì mỗi lần Hoàng Tần chia sẻ những câu chuyện như vậy, nếu có thể được, Hoàng Tấn cho mọi người  biết địa chỉ cụ thể của nhân vật trong câu chuyện để dễ liên lạc...  Rất biết ơn Hoàng Tấn nhé.  Xin ơn trên chúc lành cho bạn và gia đình.
Nguyen Vinh Email
15/10/2011 20:45
Chào Hoàng Tấn,

Rất cám ơn và hoan hô bạn đã đăng lên những bài viết về những gương các em nghèo mà chịu khó học.
Hy vọng sẽ có dịp được liên lạc với bạn hoặc là các em này để trao đổi và học hỏi thêm.
Phân trang 1/1 Trang đầu 1 Trang cuối
Viết nhận xét
Hình vui
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
emotemotemotemotemot
Mở HTML
Mở UBB
Mở hình vui
Ẩn giấu
Hãy nhớ
Tên gọi   Mật khẩu   Khách không cần mật khẩu
Địa chỉ web   Email   [Đăng ký]